Trung Quốc mở cửa trở lại có thể khiến nhu cầu dầu tăng lên cao nhất mọi thời đại

30/01/2023 15:37
Việc đất nước tỷ dân được “bung lụa” trở lại khiến các nhà giao dịch chọn đặt cược vào nhu cầu tăng đột biến.

Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau 3 năm chiến đấu với Covid. Điều này đã làm dấy lên hy vọng về sự hồi sinh kinh tế trên diện rộng.

Các nhà giao dịch đã đặt cược vào sự gia tăng nhu cầu đối với đồng, quặng sắt và cổ phiếu công nghệ Trung Quốc – những thứ vốn đã tạo ra đợt phục hồi trị giá 700 tỷ USD kể từ mức thấp nhất vào tháng 10/2021.

Nhưng sự phục hồi của nền kinh tế lớn vẫn còn chưa chắc chắn. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm ở với Mỹ và châu Âu, dự kiến việc xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng.

Ken Cheung, Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối khu vực châu Á tại Mizuho Bank, cho biết: “Các thị trường đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự cải thiện rõ ràng của kinh tế Trung Quốc trong tháng 2. Nhưng điều đó vẫn chưa thể chắc chắn được.”

Một cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản và nhiều năm đóng cửa đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng Trung Quốc. Nhiều công ty vừa và nhỏ đã phá sản trong tình hình ấy.

“Hãy nhớ rằng trong ba năm phong toả, mô hình tiêu dùng ở Trung Quốc có thể đã thay đổi khá nhiều,” Cheung nói thêm.

Sau đây là một vài loại tài sản và lĩnh vực mà các nhà đầu tư và chiến lược gia đang để mắt đến khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Nhu cầu tăng vọt đối với hàng hoá cứng

Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia tiêu thụ hàng hoá cứng lớn nhất. Đây là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất cho đến nay kể từ khi mở cửa trở lại nhờ những sự kỳ vọng rằng sự hỗ trợ mới của Bắc Kinh đối với thị trường bất động sản sẽ kích thích nhu cầu.

Nhà phân tích Shreyas Madabushi của Citi đã chỉ ra một loạt các diễn biến tích cực, bao gồm việc mở cửa trở lại nhanh chóng, các nhà máy thép Trung Quốc dự kiến ​​sẽ bổ sung hàng trong bối cảnh hàng tồn kho thấp, cũng như các biện pháp hỗ trợ cung và cầu cho lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Citi dự báo giá quặng sắt sẽ đạt 130 USD/tấn do nhu cầu mạnh hơn được thúc đẩy bởi việc mở cửa trở lại nhanh chóng.

Trung Quốc mở cửa trở lại có thể khiến nhu cầu dầu tăng lên cao nhất mọi thời đại - Ảnh 1.

Nguồn: Bloomberg

Nhu cầu dầu tăng lên mức cao nhất mọi thời đại

Dầu thô Brent đã giảm kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng lệnh phong toả.

Thế nhưng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 101,7 triệu thùng/ngày trong năm nay do Trung Quốc mở cửa trở lại. Theo dữ liệu của IEA, sau khi bị giảm lần đầu tiên vào năm 2022 kể từ năm 1990, nhu cầu dầu của Trung Quốc đã tăng 470.000 thùng/ngày trong tháng 11 so với tháng 10.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Goldman Sachs là Jeff Currie ước tính rằng nhu cầu của Trung Quốc có thể khiến giá dầu tăng thêm 5 USD. “Du lịch quốc tế có khả năng là một cú hích bổ sung.”

Nhu cầu về thịt lợn sụt giảm

Một ngoại lệ lớn đối với quy tắc mở cửa trở lại là thịt lợn, giá giao ngay đã giảm gần 50% kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng các lệnh phong toả.

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, nhưng nhiều nhà đã chuyển sang ăn thịt gà trong đại dịch vì chúng rẻ hơn. Điều đó đã khiến giao dịch hợp đồng tương lai đối với thịt lợn trên Sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên (DCE) giảm khoảng ¼ kể từ khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng lệnh phong toả.

Nhà phân tích hàng hóa tại Sitonia Consulting có trụ sở tại Thượng Hải là Darin Friedrichs cho biết bởi tình hình đó, cuối cùng thì khả năng đóng góp của Trung Quốc vào nhu cầu protein toàn cầu sẽ trở nên yếu hơn so với trước đây.

Tham khảo FT

Tin mới

EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
3 giờ trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
‘Cai’ dầu, khí đốt chưa xong, châu Âu lại ‘nghiện nặng’ một sản phẩm quan trọng khác từ Nga
3 giờ trước
Nhập khẩu sản phẩm này từ Nga vào châu Âu đã tăng gấp 2 lần kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Giá USD hôm nay 2/5: Đồng bạc xanh giảm ngay sau công bố giữ nguyên lãi suất của Fed
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 2/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 2/5 hiện đang ở mức 24.242 đồng, giảm 22 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.030-25.454 đồng.
Chưa thu phí dịch vụ trên đoạn cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
3 giờ trước
Sáng 2/5, trao đổi với Dân Việt, đại diện đơn vị quản lý cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo cho biết tạm thời chưa thu phí các loại ô tô đi trên đoạn cao tốc này.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
3 giờ trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục

Ford báo lỗ hơn 1 tỷ USD vì xe điện
8 giờ trước
Nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ Ford đã lỗ hơn một tỷ USD cho xe điện trong quý I/2024, với mức lỗ trên mỗi xe lên tới 130.000 USD.
Cựu Chủ tịch ACB - ông Trần Mộng Hùng qua đời
22 giờ trước
Theo thông tin từ Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết, ông Trần Mộng Hùng - Cựu Chủ tịch Ngân hàng ACB đã qua đời vào ngày 25/4/2024,
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần
1 ngày trước
Theo Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, từ ngày 15/5/2024, giá điện được xét thay đổi 3 tháng 1 lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
Giá USD hôm nay 1/5: Đồng bạc xanh tăng vọt trước khi dữ liệu của Fed được công bố
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 1/5 ổn định tại thị trường chính thức trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, còn trên thị trường tự do, giá bán USD bất ngờ suy giảm. So với phiên liền trước, giá USD bán ra tại chợ đen giảm 55 đồng hiện ở mức 25.640 đồng mỗi USD, chiều mua vào giảm 75 đồng xuống mức 25.540 đồng mỗi USD.