Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc bất ngờ “ngừng ăn thịt gà” từ Brazil, chuyện gì đã xảy ra?

11 giờ trước
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ngừng nhập khẩu thịt gà từ Brazil.

Theo Reuters, tính đến ngày 21/5 (theo giờ địa phương), Chính phủ Brazil xác nhận có 21 quốc gia (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, Saudi Arabia và một số nước thuộc Liên minh châu Âu) đã ngừng nhập khẩu thịt gà từ nước này, sau khi xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao (H5N1) ở một số trang trại tại miền Nam.

Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết, những trường hợp nhiễm cúm gia cầm đã được ghi nhận ở bang Santa Catarina và Rio Grande do Sul. Đây là hai trung tâm sản xuất và xuất khẩu gia cầm chủ chốt của Brazil. Trên thực tế, mặc dù cơ quan thú y địa phương đã nhanh chóng tiêu hủy những đàn gà nhiễm bệnh, đồng thời triển khai biện pháp kiểm dịch, nhưng nhiều quốc gia vẫn lựa chọn áp dụng lệnh tạm dừng nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành chăn nuôi nội địa.

Ngành công nghiệp trị giá hơn 9 tỷ USD mỗi năm đang gặp thách thức lớn?

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc bất ngờ “ngừng ăn thịt gà” từ Brazil, chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 1

Thịt gà được bày bán tại chợ ở Sao Paulo, Brazil, ngày 20/5. Ảnh: Reuters

Trong số các quốc gia tạm ngừng nhập khẩu, Trung Quốc (vốn là thị trường tiêu thụ thịt gà lớn nhất của Brazil), đã đình chỉ nhập khẩu gà từ toàn bộ quốc gia, thay vì chỉ những khu vực bị ảnh hưởng của nước này. Điều này cũng gây ra áp lực lớn với những doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời có thể dẫn tới tình trạng tồn kho, giảm giá nội địa và thiệt hại kinh tế.

Theo Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), Brazil đang thực hiện đầy đủ những biện pháp kiểm soát dịch và việc bùng phát cũng không có dấu hiệu lan rộng ngoài khu vực bị phong tỏa. Mặt khác, Chính phủ Brazil đang tích cực đàm phán với những đối tác thương mại nhằm khôi phục niềm tin và mở cửa trở lại thị trường.

Việc nhiều quốc gia ngừng nhập khẩu gà do lo ngại dịch cúm gia cầm đang đặt ra thách thức lớn đối với ngành xuất khẩu thịt gia cầm, đây vốn là một trong những trụ cột của nền kinh tế Brazil, khi mang lại giá trị xuất khẩu đạt hơn 9 tỷ USD mỗi năm. Theo đó, ngành công nghiệp thịt gia cầm của Brazil đang đứng trước thử thách chưa từng có kể từ đại dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia, việc khống chế dịch nhanh chóng, đồng thời minh bạch thông tin và hợp tác quốc tế sẽ được coi là chìa khóa để giúp Brazil vượt qua được cuộc khủng hoảng lần này.

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc bất ngờ “ngừng ăn thịt gà” từ Brazil, chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 2

Brazil xác nhận có trường hợp đầu tiên mắc cúm gia cầm độc lực cao vào ngày 16/5 tại trang trại ở Montenegro. Ảnh: Reuters

Brazil hiện đang là quốc gia xuất khẩu gia cầm lớn nhất trên thế giới. Trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 10 tỷ USD, chiếm khoảng 35% thương mại toàn cầu. Đặc biệt, tổng lượng xuất khẩu các sản phẩm thịt gà của Brazil là hơn 5 triệu tấn. Trong đó, phần lớn là do các tập đoàn chế biến thịt BRF SA và JBS SA cung cấp và xuất khẩu đến khoảng 150 quốc gia trên thế giới.

Trước đó, Brazil xác nhận có trường hợp đầu tiên mắc cúm gia cầm độc lực cao vào ngày 16/5 tại trang trại ở Montenegro, nơi sản xuất thịt gà lớn thứ 3 của cả nước.

Tính đến nay, dịch cúm gia cầm độc lực cao đã làm khoảng 15.000 con gia cầm chết và 2.000 con khác đã bị tiêu hủy để phòng ngừa. Hơn nữa, có hơn 1,7 triệu quả trứng được phân phối ở Rio Grande do Sul, Minas Gerais và Paraná đã bị tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan của virus. Các cơ quan chức năng của Brazil cũng đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh, chẳng hạn như lắp đặt 7 vành đai kiểm dịch vệ sinh để khử trùng xe cộ, kiểm tra 540 ngôi nhà và trang trại trong bán kính 10 km (tính từ nơi bùng phát dịch bệnh).

Bài tham khảo nguồn: Reuters, Xinhua, X

Tin mới

Nóng tại Quảng Ninh: Phát hiện một hộ kinh doanh có hơn 2.000 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc, hộ khác có 5,6 triệu con ngao hoa giống không rõ xuất xứ
9 giờ trước
Lực lượng quản lý thị trường Quảng Ninh ra quân và xử lý 43 vụ vi phạm sau 1 tuần triển khai Tháng cao điểm.
Xôn xao chuỗi cà phê The Coffee House bịt ổ điện, cộng đồng mạng dậy sóng: “Đuổi khéo” khách ngồi lâu?
9 giờ trước
Động thái bịt ổ điện của chuỗi cà phê này khiến không ít người cho rằng để tránh thực khách ngồi lâu tại quán cà phê.
Cặp xe VinFast đã đến nước đông dân nhất thế giới: Màu sơn 'không dành để bán', tiết lộ điều gì?
10 giờ trước
Chiếc xe VinFast này có thể tới vì một mục đích đặc biệt, dường như sẽ không được bán ra tại đây.
Yamaha nhá hàng xe tay ga đời mới dễ làm dân phượt thích mê: Mạnh gấp rưỡi Exciter, dáng ngồi thoải mái
10 giờ trước
Điều gì khiến Yamaha tự tin gọi mẫu xe tay ga này là "biểu tượng mới của xe ga thể thao"?
Bất ngờ thông tin sầu riêng nhiễm chất cấm
10 giờ trước
Sau khi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cử nhiều đoàn kiểm tra tại các vùng trồng trọng điểm, kết quả ban đầu cho thấy, nguy cơ cao nhất tập trung ở một số địa phương vùng Tây Nam bộ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.027.728 VNĐ / tấn

169.20 JPY / kg

1.28 %

- 2.20

Đường

SUGAR

9.898.158 VNĐ / tấn

17.29 UScents / lb

0.63 %

- 0.11

Cacao

COCOA

264.242.227 VNĐ / tấn

10,176.00 USD / mt

0.99 %

- 102.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

205.056.169 VNĐ / tấn

358.19 UScents / lb

0.77 %

- 2.78

Gạo

RICE

15.259 VNĐ / tấn

12.92 USD / CWT

1.86 %

- 0.25

Đậu nành

SOYBEANS

10.179.624 VNĐ / tấn

1,066.90 UScents / bu

0.05 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.497.016 VNĐ / tấn

296.85 USD / ust

0.55 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng nhiễm chất cấm: ‘Nếu đất không sạch, trái cũng khó lành’
11 giờ trước
Sau khi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cử nhiều đoàn kiểm tra tại các vùng trồng trọng điểm, kết quả ban đầu cho thấy, nguy cơ cao nhất tập trung ở một số địa phương vùng Tây Nam bộ.
Loại quả của Việt Nam được khen 'ngon nhất thế giới': Trung Quốc, Nhật, Mỹ, EU đều mê, thu về nghìn tỷ
12 giờ trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.
Không phải sầu riêng, loại ‘siêu trái cây’ này mới đang là 'vua xuất khẩu': Thu về 155 triệu USD, Việt Nam – Thái Lan cạnh tranh ngôi vương thế giới
13 giờ trước
Được mệnh danh ‘siêu trái cây’, loại quả này vừa mang về hàng trăm triệu USD trong 3 tháng đầu năm.
Hàng chục nghìn tấn 'vàng trắng' của Việt Nam được Malaysia đổ tiền mua: 1/3 thế giới ưa chuộng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
16 giờ trước
Việt Nam là 1 trong 3 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới ở mặt hàng quan trọng này.