Trước khi có đề xuất "giá dịch vụ đào tạo”, học phí của các trường đại học hiện nay như thế nào?

30/05/2018 20:25
Mức học phí tại các trường đại học công lập chỉ tương đương “phần lẻ” khi so sánh với mức học phí của các cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Trình bày trước Quốc hội về những nội dung sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề cập việc đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tên gọi "giá dịch vụ đào tạo" được đề xuất trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi được hiểu là bao gồm phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác... Đây chỉ là tên gọi khác mà xét về mặt nội hàm là tính đúng tính đủ chi phí đào tạo và theo Luật giá, Luật Phí và Lệ phí.

"Học phí" đã không còn được ghi nhận trong Luật Phí và Lệ Phí năm 2014

Từ năm 2014, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đã bắt đầu biên soạn Dự thảo Luật Phí và Lệ Phí. Sau quá trình lấy ý kiến và hoàn thiện, Luật Phí và Lệ Phí đã được Quốc hội ban hành và ngày 25/11/2015.

Nguyên tắc mà Luật Phí và Lệ phí đưa ra là chỉ được phép thu phí nếu phí đó có trong mục của Luật. Vì vậy, ban hành kèm Luật là bản phụ lục ghi rõ danh mục phí, lệ phí.

 "Học phí" và "Phí dự thi, dự tuyển" trong Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001 đã không còn ghi nhận tại Luật Phí và Lệ phí ban hành năm 2015. Khoản 3 Điều 23 Luật Phí và Lệ Phí khẳng định, Pháp lệnh phí và lệ phí đã chính thức hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Trước đó, "dịch vụ giáo dục, đào tạo" tại cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước là nội dung đã được nêu tại Điều 19 của Luật giá, ban hành ngày 20/6/2012. Theo đó, Nhà nước chỉ đưa ra khung giá và mức giá cụ thể đối với dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước.

Tất cả các sinh viên đại học công lập đều được trợ giá học phí?

Điều 65 Luật giáo dục đại học ban hành năm 2012 nêu rõ, Chính phủ chỉ quy định nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển sinh, khung học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh.

Sau khi Luật giáo dục năm 2012 có hiệu lực, các cơ sở giáo dục đại học tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng phát triển. Nhiều đơn vị đã xây dựng mở thêm chi nhánh, và nâng cấp các dịch vụ giáo dục. Mức học phí được những cơ sở này đưa ra cũng có cách biệt rất lớn với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Cụ thể:

Đại học RMIT tại Việt Nam đưa ra mức học phí 27.930-36.110 USD, tương đương 582 -772 triệu đồng cho toàn chương học (khoảng 4 năm).

Đại học Tân Tạo quy định mức học phí năm học 2017-2018 lên đến 75 triệu đồng/học kỳ đối với ngành Y Đa khoa.

Đại học Việt Đức quy định mức học đối với chương trình bậc đại học là 33,8 – 37,5 triệu đồng/học kỳ. Trường còn thu thêm 7-10 triệu đồng phí thực tập đối với một số ngành.

Trước khi có đề xuất giá dịch vụ đào tạo”, học phí của các trường đại học hiện nay như thế nào? - Ảnh 1.

Học phí của trường Đại học RMIT Việt Nam

Nhìn vào những con số trên, có thể nhận thấy rằng, mức học phí tại các trường đại học công lập chỉ tương đương "phần lẻ" khi so sánh với mức học phí của các cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Mức trần học phí cao nhất đối với cơ sở giáo dục đại học công lập quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ chỉ là 4,4 triệu đồng/tháng/sinh viên (năm học 2017-2018).

Đặc biệt, sinh viên sư phạm, người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,… là đối tượng không phải đóng học phí.

Bình đẳng trong chính sách là ý kiến của các đại học tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Dự thảo Luật Giáo dục đại học. Theo họ, sự thiếu bình đẳng dễ nhận ra nhất chính là việc tất cả sinh viên trường đại học công lập đều được nhà nước tài trợ cho một phần học phí, trong khi sinh viên trường đại học tư thục, đại học có vốn đầu tư nước ngoài thì không. Việc hỗ trợ học phí chỉ nên dành cho những sinh viên xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thay vì hỗ trợ cho tất cả sinh viên đại học.

Việc tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo sẽ làm tăng tính bình đẳng trong cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo đại học.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho biết, tên gọi vẫn còn trong giai đoạn họp bàn, cho ý kiến, nhưng pháp luật thì phải tuân thủ, tiến đến tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
13 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
13 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
13 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
14 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
14 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
16 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
3 tháng VinFast bán hơn 35.000 xe, gấp 3 lần Toyota và Hyundai – Vị trí top 1 thị trường năm 2025 sớm có chủ?
16 giờ trước
Chiếm 30% thị phần toàn thị trường, VinFast duy trì vị thế dẫn đầu trong quý 1/2025 nhờ lợi thế về sản phẩm, giá bán hấp dẫn và hàng loạt chính sách thúc đẩy tiêu dùng. Cuộc đua top 1 thị trường dường như đã được định đoạt với sự vượt trội của hãng xe Việt.
Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
1 ngày trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
1 ngày trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.