Truy xuất nguồn gốc điện tử đối với nông, thủy sản cần được thực hiện sớm

25/08/2018 07:52
Các sản phẩm nông - thủy sản từ Việt Nam đang xuất khẩu ra thế giới với số lượng ngày càng nhiều, do đó truy xuất nguồn gốc là yếu tố nền tảng quan trọng để tạo ra một chuỗi cung ứng an toàn.

Sáng ngày 24/8/2018 đã diễn ra hội thảo "Truy xuất nguồn gốc hàng hóa góp phần tạo thuận lợi thương mại" do Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức.

Phát biểu tại buổi hội thảo, bà Đặng Thị Phương Ninh, Giám đốc Công ty Phát triển kinh tế duyên hải (COFIDEC) chia sẻ "Vấn đề truy xuất nguồn gốc là tính trung thực của dữ liệu, nhưng thực tế vẫn chưa được đảm bảo toàn diện trong quá trình vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc".

Theo bà Ninh, tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc là một hoạt động còn khá mới, song đã và đang được triển khai nhanh chóng. Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm, hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến, người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Bà Ninh chia sẻ, hiện tại, các sản phẩm nông – thủy sản từ Việt Nam đang xuất khẩu ra thế giới với số lượng ngày càng nhiều, do đó truy xuất nguồn gốc là yếu tố nền tảng quan trọng để tạo ra một chuỗi cung ứng an toàn, từ đó hình thành sự an tâm, tin tưởng và trung thành của khách hàng nhập khẩu với các sản phẩm và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Cách mạng 4.0 bùng nổ với nhiều công nghệ tiên tiến và tính ứng dụng thực tiễn cao như công nghệ đám mây, blokchain kết hợp với các thiết bị phần cứng và chip điều khiển ngày càng trở nên nhỏ hơn nhưng lại mạnh mẽ hơn. Với những ưu điểm vượt trội đó, việc ứng dụng các thành quả của cách mạng 4.0 vào vấn đề truy xuất nguồn gốc nói riêng và mọi mặt đời sống xã hội nói chung sẽ trở thành xu thế của thời đại.

Tại Việt Nam, một mẫu hình tiêu biểu của mô hình truy xuất nguồn gốc hiện đại này đã và đang được áp dụng thành công tại TP HCM là chương trình truy xuất nguồn gốc điện tử thịt lợn theo Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn do Sở Công Thương phối hợp với công ty TNHH chế tạo máy và dịch vụ công nghệ cao TE thực hiện.

"Do đó, định hướng thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử đối với các mặt hàng nông sản như rau, củ, quả và các mặt hàng thủy sản như tôm, cá rất cần được thực hiện sớm", bà Ninh đề xuất.

Tin mới

Thương hiệu Việt đằng sau những chiếc áo đấu của đội huyền thoại Brazil trong chuyến du đấu Việt Nam
10 giờ trước
Chuyến du đấu của đội bóng huyền thoại Brazil đến Việt Nam đã để lại những dư âm cực kỳ tốt đẹp với NHM và có thể là nơi “chắp cánh” cho ước mơ vươn ra quốc tế của một thương hiệu Việt.
Vải thiều mất mùa, doanh nghiệp giảm sản lượng xuất khẩu
10 giờ trước
Trước thực trạng cây vải thiều không ra hoa, đậu quả, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ dám ký nhận cung cấp cho đối tác nước ngoài 20% sản lượng dự kiến trước đó.
Chỉ có thể là Bill Gates: 7 năm trước đã thấy trước một trật tự thế giới mới với các 'đặc vụ AI' kiến thức siêu nhiên như ChatGPT - một tay sau màn đưa Microsoft thành công ty 3.000 tỷ USD
8 giờ trước
Các nguồn tin nội bộ cho hay nếu như CEO Satya Nadella được xem là người lát những viên gạch vàng cho công trình Microsoft trị giá 3.000 tỷ USD thì Bill Gates vẫn liên tục là người xây móng cho công trình đó.
Triệt phá kho hàng Thái Lan giả: Thu hơn 2 tấn hóa chất, tem vỏ, 10.000 can nước giặt, nước rửa bát...
7 giờ trước
Lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng “chuộng” dùng hàng ngoại là hàng Thái Lan, các đối tượng đã thuê nhà xưởng, thành lập công ty để sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả để tiêu thụ.
Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng' về giá vé máy bay
7 giờ trước
Trước phản ánh giá vé máy bay tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.828.873 VNĐ / tấn

19.38 UScents / lb

0.68 %

+ 0.13

Cacao

COCOA

188.808.845 VNĐ / tấn

7,449.50 USD / mt

-1.50 %

- -113.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

118.927.618 VNĐ / tấn

212.84 UScents / lb

-1.71 %

- -3.69

Đậu nành

SOYBEANS

10.851.313 VNĐ / tấn

1,165.21 UScents / bu

0.86 %

+ 9.97

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.380.464 VNĐ / tấn

371.55 USD / ust

1.82 %

+ 6.65

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.093.962 VNĐ / tấn

43.12 UScents / lb

-0.28 %

- -0.12

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vườn bằng lăng trăm tỷ tốn 1,5 triệu/ngày thuê người tưới, chủ tự hào "cây oách nhất Việt Nam đều ở đây"
7 giờ trước
Vườn của chị Hải, anh Hòa có 450 cây bằng lăng, là thành quả hàng chục năm đi khắp trong Nam ngoài Bắc sưu tầm được.
Cà phê 'ngóng trông' tín hiệu mùa vụ
9 giờ trước
Giá cà phê trong nước cũng như giao dịch trên sàn quốc tế liên tục phá đỉnh lịch sử. Điều này khiến cho không chỉ thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế giới đều đang ngóng trông vào các tín hiệu mùa vụ từ các nước có nguồn cung lớn. Mối lo ngại về vụ cà phê không thuận lợi ở Brazil và Việt Nam đang tích cực hỗ trợ giá cà phê lên cao.
Thị trường ngày 03/5: Giá cà phê giảm hơn 7%, vàng, đồng, cao su tiếp tục giảm
10 giờ trước
Phiên giao dịch 02/5, giá dầu giảm nhẹ bởi nhu cầu toàn cầu yếu, vàng cũng giảm với khả năng lãi suát ở mức cao trong thời gian dài hơn, cà phê robusta giảm hơn 7%.
Giá cà phê thế giới lao dốc, vì sao?
11 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên thế giới đã có phiên giảm giá hơn 100 USD/tấn. So với mức đỉnh thiết lập cuối tháng 4-2024, giá cà phê đã giảm khoảng 500 USD/tấn