Từ tiếp viên hàng không đến 'shipper quốc tế': Có nhiều cách kiếm lời từ hàng xách tayicon

Xách đồ về bán cho các cửa hàng, nhận vận chuyển với phí cao hoặc mua hàng sắp hết hạn sử dụng rồi bán lại theo dạng xách tay với giá thấp... là những cách tiếp viên hàng không hay những người nhận gom hàng quốc tế đang thực hiện.

Xách đồ về bán cho các cửa hàng, nhận vận chuyển với phí cao hoặc mua hàng sắp hết hạn sử dụng rồi bán lại theo dạng xách tay với giá thấp... là những cách tiếp viên hàng không hay những người nhận gom hàng quốc tế đang thực hiện.

 

Việc mua bán hàng xách tay không còn quá xa lạ với nhiều chị em ưa dùng đồ ngoại. Bởi lẽ, tâm lý người Việt Nam vẫn thích sính ngoại như một nhu cầu tự nhiên và vì một số sản phẩm hàng ngoại có tính đặc thù và chất lượng vượt trội hơn.

Chưa kể giá bán của các sản phẩm hàng xách tay lại rẻ hơn so với đồ nhập khẩu chính ngạch nên việc chuộng hàng này của nhiều người cũng là điều dễ hiểu.

Liên hệ với một địa chỉ ở Cầu Giấy, Hà Nội để hỏi nhập hàng xách tay sỉ thì được biết: "Đồ bay có hai dạng chính. Một là từ nguồn của tiếp viên hàng không, phi công của các hãng hàng không xách về.

Hai là dạng "shipper" nhận gom hàng xách tay theo đơn của khách rồi gửi qua đường chuyển phát nhanh quốc tế. Thường do dân kinh doanh có người thân hoặc mối hàng ở nước ngoài gom rồi gửi về với giá rẻ hơn".

Từ tiếp viên hàng không đến 'shipper quốc tế': Có nhiều cách kiếm lời từ hàng xách tay
Nguồn hàng xách tay chủ yếu tới từ tiếp viên, phi công hay những người thân ở nước ngoài gom rồi gửi về. Ảnh minh họa

Theo người này, chênh lệch giữa giá gốc với hàng bán lại thường rơi vào khoảng 20% đến 40% tùy sản phẩm. Trong đó ngành hàng thời trang, sữa thường mang tới lợi nhuận cao hơn cả.

"Một lọ vitamin tổng hợp nhập khẩu Úc có giá khoảng 300.000 đồng về cửa hàng bán khoảng 500.000 đồng. Một hộp sữa mua tại Nhật có giá 350.000 đồng thì sẽ được bán khoảng 500 - 550.000 đồng, kem chống nắng giá 200.000 đồng mua ở bên Nhật sẽ được bán khoảng 380.000 đồng khi về tới Việt Nam.

Đó là các sản phẩm mua bình thường, còn tới mùa giảm giá các tiếp viên mua được hàng sale off như quần áo, túi xách có thể giảm tới 50% đến 70%. Về nước vẫn bán được giá cao nên lợi nhuận thu về sẽ cao hơn nhiều", người này cho hay.

Không chỉ có tiếp viên hàng không, dịch vụ nhận gom hàng xách tay về cho người nhà hoặc các mối quen rồi tính phí cũng là kênh bán hàng xách tay không còn quá xa lạ. Chị M.Th có em gái đang du học tại Nhật cho biết, em chị đang giúp mình gom các sản phẩm hàng xách tay nội địa Nhật Bản về Việt Nam. Tùy từng mặt hàng sẽ có mức phí khác nhau.

Như bánh kẹo, đồ ăn, thức uống là 210.000 đồng/kg. Quần áo, giày dép là 240.000 đồng/kg. Mỹ phẩm, đồ chăm sóc và dưỡng da là 300.000 đồng/kg. Các loại nồi, đồ gia dụng, điện thoại, laptop tùy vào trọng lượng và cồng kềnh sẽ có mức giá khác nhau. Nhưng sẽ dao động trong khoảng từ 440 - 940.000 đồng/kg.

"Trung bình mỗi tháng em mình sẽ gửi từ 6-7 lần nên lượng hàng lúc nào cũng dồi dào. Mình thường nhận đơn của khách rồi 7-14 ngày sau sẽ trả hàng. Chuyến nào hàng của khách đặt chưa đủ cân thì em mình sẽ nhặt thêm một số sản phẩm khác nữa để mình bán thêm", chị M.Th cho biết.

Từ tiếp viên hàng không đến 'shipper quốc tế': Có nhiều cách kiếm lời từ hàng xách tay
Tùy từng trọng lượng và sự cồng kềnh của sản phẩm mà sẽ có mức chi phí vận chuyển về Việt Nam khác nhau. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, nếu lướt tìm trên mạng, bạn sẽ còn phát hiện rất nhiều trang web, diễn đàn đang cung cấp dịch vụ nhận vận chuyển theo hình thức xách tay này. Phí xách hàng từ nước ngoài về có giá dao động từ 150.000 đồng - 1 triệu đồng/kg tùy sản phẩm và độ cồng kềnh.

Lý giải về mức phí xách hàng khá cao này, chị M.Th cho biết, do các sân bay thường đặt ở ngoại ô cách xa trung tâm thành phố ít nhất khoảng 20km. Nên khi nhận mua hàng cho khách, người gom hàng thường phải thuê taxi đi khá tốn kém.

Tuy nhiên, mức phí cao này cũng ảnh hưởng nhiều tới việc có lãi nếu kinh doanh hàng online chuyên: "Dân kinh doanh mà chọn tiếp viên hàng không hay nhờ địa chị shipper gom hàng xách tay chỉ là hạ sách vì phí chuyển hàng đắt, lãi còn lại chẳng là bao.

Chưa kể, hàng từ nguồn này thường không ổn định, số lượng và giá cả biến động thất thường. Chủ yếu tiếp viên hàng không, phi công hay "shipper" quốc tế đó phải là người nhà gửi về thì chi phí mới giảm đi đáng kể".

Ngoài ra, cũng có nhiều tiếp viên hàng không sẽ lựa chọn mua hàng sắp hết hạn sử dụng rồi bán lại theo dạng xách tay với giá thấp. Các sản phẩm này thường là hàng trưng bày, hàng giá rẻ vì hạn sử dụng đã sắp hết.

Từ tiếp viên hàng không đến 'shipper quốc tế': Có nhiều cách kiếm lời từ hàng xách tay
Ảnh minh họa.

Nhiều người tiêu dùng vẫn thường bị nhầm lẫn giữa hàng xách tay với hàng nhập khẩu nên lợi dụng sự thiếu hiểu biết này mà người bán có thể mập mờ chuyện nguồn gốc để kiếm thêm lợi nhuận. Vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào, cùng tham khảo ngay để phân biệt:

Hàng xách tay là hàng được mua trực tiếp tại các siêu thị hay các cửa hàng tại quốc gia có sản phẩm đó rồi mang về theo hành lý của người bay. Hàng xách tay sẽ không có mác tiếng Việt như hàng nhập khẩu.

Hàng nhập khẩu là hàng được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài bởi doanh nghiệp trong nước, không thông qua nhà phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Hàng này vẫn phải đảm bảo là mới 100% và còn nguyên hộp.

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
8 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
8 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
8 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
9 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
9 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.317.271.382 VNĐ / tấn

318.85 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt gà

CHICKEN

35.777.231 VNĐ / tấn

8.66 BRL / kg

0.23 %

- 0.02

Thịt heo

LEAN HOGS

5.326.866 VNĐ / tấn

92.95 USD / lbs

0.59 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Phát hiện hơn nửa tấn mì chính nghi giả thương hiệu lớn
1 ngày trước
Kiểm tra hộ kinh doanh ở chợ Vinh (Nghệ An), lực lượng quản lý thị trường phát hiện hơn nửa tấn mì chính nghi giả mạo thương hiệu lớn chuẩn bị tung ra thị trường.
Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
1 ngày trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
1 ngày trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ
2 ngày trước
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump.