Từng lâm vào cảnh kiệt quệ, đây là cách nền kinh tế Hàn Quốc bứt tốc ngoạn mục và trở thành "Hổ châu Á"

23/11/2022 10:09
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ, Hàn Quốc đã chứng kiến ​​nền kinh tế của nước này thay đổi ngoạn mục.

Sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), nền kinh tế Hàn Quốc đã trở nên kiệt quệ: người dân nghèo đói, đất nước không còn tài nguyên thiên nhiên để phục hồi kinh tế. Điều này đã khiến Hàn Quốc vào thời điểm đó trở thành một nền kinh tế kém phát triển, hoàn toàn phụ thuộc vào nông sản và viện trợ nước ngoài từ Mỹ.

Vậy vì sao từ xuất phát điểm khó khăn như vậy, Hàn Quốc lại có thể phục hồi và tăng trưởng chóng mặt và trở thành một trong bốn "Con Hổ" kinh tế châu Á?

Câu trả lời nằm trong mô hình kinh tế được biết đến với tên gọi là "Kỳ tích sông Hán" (Kỳ tích Hán giang). Chỉ trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ, Hàn Quốc đã chứng kiến ​​nền kinh tế của nước này thay đổi ngoạn mục và hiện là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới tính theo GDP.

Từng lâm vào cảnh kiệt quệ, đây là cách nền kinh tế Hàn Quốc bứt tốc ngoạn mục và trở thành Hổ châu Á - Ảnh 1.

Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Hàn Quốc có thể được xác định bởi 3 yếu tố chính:

1. Đầu tư vào tái thiết và đổi mới hệ thống giáo dục

Trước Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã đặt nền móng cho hệ thống đào tạo nghề. Tuy nhiên, điều này đã bị các cuộc chiến tranh làm gián đoạn và hoàn toàn phá vỡ hệ thống nền móng của họ.

Do đó, sau chiến tranh, chính phủ Hàn Quốc đã phải xây dựng lại hệ thống giáo dục và đào tạo nghề của họ với mục đích kép là gia tăng việc làm và xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Vào thập niên 1970, chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục bắt buộc cho trẻ từ 6-15 tuổi, cùng với đó là chính sách bình đẳng nhằm giảm bớt sự cạnh tranh để học sinh được theo học tại các trường trung học danh tiếng. Ở các "khu vực bình đẳng", học sinh được xét vào trường danh tiếng bằng một hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên (giống như xổ số), chứ không xét theo thành tích.

Một yếu tố góp phần đáng kể vào quá trình khôi phục kinh tế của Hàn Quốc sau chiến tranh là do người dân sẵn sàng đi học, đồng thời họ cũng có thể linh hoạt lựa chọn học nghề sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Điều này có được nhờ sự đầu tư của chính phủ vào nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy đổi mới và phát triển nguồn nhân lực tốt cho đất nước.

2. Công nghiệp hóa các vùng nông thôn

Khi hệ thống giáo dục - đào tạo dần đi vào quỹ đạo, chính phủ Hàn Quốc đã tiếp tục thực hiện mục tiêu thứ hai là cải cách ngành nông nghiệp lạc hậu. Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu tập trung vào công nghiệp hóa các vùng nông thôn, giúp người nông dân không còn phải tự cung tự cấp.

Kết quả này có được nhờ tỷ lệ người dân biết chữ tăng lên và chính phủ đầu tư vào các ngành công nghiệp non trẻ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người dân.

Ngoài các khoản đầu tư vào xây dựng nguồn nhân lực, quan hệ thương mại của Hàn Quốc với Mỹ đã giúp nước này bắt kịp tốc độ trong lĩnh vực đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp non trẻ.

Sau khi đạt được hai mục tiêu đầu tiên của kế hoạch, chính phủ Hàn Quốc đã có thể tiến hành sản xuất hàng loạt, ở cấp độ toàn cầu hóa. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Nhật Bản đã là nhà cung cấp thiết bị điện tử - công nghệ và ô tô trong khu vực - đây đều là những lĩnh vực mà Hàn Quốc có chuyên môn.

Do đó, ban đầu Hàn Quốc đã gặp khó khăn trong việc giành lợi thế so với các nhà cung cấp Nhật Bản. Nhưng sau đó sự thúc đẩy phát triển của Nhật Bản khiến đã chi phí tăng lên, và Hàn Quốc đã tận dụng cơ hội này để giành lợi thế nhờ khả năng cung cấp các sản phẩm giá rẻ hơn trên quy mô toàn cầu.

Từng lâm vào cảnh kiệt quệ, đây là cách nền kinh tế Hàn Quốc bứt tốc ngoạn mục và trở thành Hổ châu Á - Ảnh 2.

3. Hỗ trợ các tập đoàn kinh tế lớn (Chaebol)

Sau khi phát triển nguồn nhân lực và năng lực sản xuất, nền kinh tế Hàn Quốc đã có đà tăng trưởng.

Chính phủ Hàn Quốc vào thời điểm này đã tiếp tục thực hiện mục tiêu thứ 3, bao gồm duy trì đà phát triển của nền kinh tế và hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Theo đó, chính phủ Hàn Quốc đã ủng hộ sự phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn do các đại gia tộc của nước này điều hành (Chaebol). Thực tế, từ cuối thập niên 1970, chính phủ Hàn Quốc đã nhận thấy tốc độ phát triển của các tập đoàn này, và hỗ trợ bằng cách đảm bảo dòng tiền từ phía chính phủ và thúc đẩy các công ty tập trung phát triển.

Chỉ riêng 3 trụ cột lớn của nền kinh tế Hàn Quốc là Samsung, LG và Hyundai đã chịu trách nhiệm về 2/3 toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc và phục vụ cho 3 ngành công nghiệp chính của đất nước này, bao gồm sản xuất tàu thủy, ô tô và đồ điện tử.

Mặc dù chiến lược phát triển phụ thuộc vào các tập đoàn lớn đã giúp Hàn Quốc gặt hái nhiều thành quả lớn, nhưng nó cũng đi kèm với mặt trái: trong trường hợp giả định, nếu nền kinh tế sụp đổ hoặc cơ chế của bất kỳ tập đoàn nào trong 3 trụ cột này bị cản trở, thì hậu quả sẽ là hàng ngàn người bị mất việc làm, cổ phiếu mất giá, và nền kinh tế Hàn Quốc rất có thể sẽ trải qua một cuộc suy thoái.

Khi đại dịch COVID-19 khiến kinh tế toàn cầu chao đảo, nền kinh tế Hàn Quốc cũng đã phải đối mặt với cảnh suy thoái và lần đầu tiên chứng kiến GDP sụt giảm trong vòng 17 năm.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc lạc quan rằng nước này sẽ lấy lại đà tăng trưởng giống như Trung Quốc. Mặc dù vậy, do Hàn Quốc không có diện tích rộng lớn hay nhiều tài nguyên thiên nhiên như Trung Quốc, chính phủ nước này có lẽ sẽ phải tiếp tục các chính sách thúc đẩy giáo dục và đổi mới để vực dậy nền kinh tế một lần nữa./.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.