Úc đầu tư vào một lĩnh vực với quyết tâm làm suy yếu "sự thống trị" của Trung Quốc

17/03/2022 09:03
Úc và các đồng minh đang liên tục thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước.

Thủ tướng Úc Scott Morrison sẽ công bố tài trợ cho việc tinh chế đất hiếm, bao gồm các thành phần quan trọng cho pin công nghệ cao. Quốc gia này quyết định hợp tác với đồng minh Mỹ để đa dạng hóa các nguồn khoáng sản quan trọng, tách biệt khỏi Trung Quốc.

Vận động tranh cử ở Tây Úc trước cuộc bầu cử liên bang dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/5, ông Morrison sẽ công bố 175 triệu đô la Mỹ cho 4 dự án mới. Trong đó bao gồm một trung tâm nhà máy lọc nguyên liệu pin niken mangan coban mới ở vùng Kalgoorie và một dự án nhà máy lọc dầu vanadi thuộc công ty Vanadium Úc.

Khoản tài trợ này là một phần trong nỗ lực của ông Morrison và chính phủ ông nhằm khuyến khích sự tự lực trong các chuỗi cung ứng quan trọng. Trong thông báo, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Năng lượng và Giảm phát thải Angus Taylor cho biết trong khi Úc có một số trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, thì Trung Quốc chiếm lĩnh khoảng 70% đến 80% ngành công nghiệp này trên toàn cầu.

Úc đầu tư vào một lĩnh vực với quyết tâm làm suy yếu sự thống trị của Trung Quốc - Ảnh 1.

"Quyết định này được đưa ra để giải quyết sự thống trị đó", ông Taylor nói trong tuyên bố. "Những dự án này không chỉ thay đổi cuộc chơi cho khu vực địa phương với việc tạo ra nhiều việc làm mới mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu đáng kinh ngạc". Các công ty đất hiếm của Úc sẽ nhận được tài trợ như một phần của chính sách mới, đã khiến ​​cổ phiếu của họ tăng vọt. Arafura Resources tăng 23%, trong khi Vanadium Úc tăng tới 34%.

Mối quan hệ "băng giá"

Mối quan hệ của Úc với Trung Quốc ngày càng trở nên băng giá trong những năm gần đây. Sau khi ông Morrison kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của Covid-19 vào tháng 4/2020, hàng xuất khẩu của Úc bắt đầu gặp khó khăn khi vào các cảng của Trung Quốc. Áp lực kinh tế dẫn đến những lời kêu gọi bên trong Úc, yêu cầu nước này đa dạng hóa xuất khẩu khỏi Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất hiện nay.

Trong nhiều năm, Mỹ và các đồng minh đã lo ngại về nỗ lực kiểm soát thị trường đất hiếm của Trung Quốc, họ có thể sử dụng sự thống trị của mình để hạn chế quyền tiếp cận các khoáng sản quan trọng cần thiết cho sản xuất công nghệ cao. Bắc Kinh đang củng cố lĩnh vực này bằng cách hợp nhất các nhà sản xuất chủ chốt để tăng cường kiểm soát đối với một ngành công nghiệp toàn cầu mà họ đã thống trị trong nhiều thập kỷ. Trong năm nay, Trung Quốc đã yêu cầu các nhà sản xuất đồ điện tử và vật liệu nam châm kiểm soát việc giá cả tăng vọt.

Vào tháng 9 năm ngoái, chính phủ của ông Morrison đã công bố khoản vay trị giá 2 tỷ AUD để phát triển các dự án khoáng sản quan trọng. Ông cũng khuyến khích quan hệ đối tác với các đồng minh để phát triển các nguồn kim loại quan trọng mới thông qua các diễn đàn như quan hệ đối tác an ninh Bộ tứ kim cương (Quad). Cùng lúc đó, chính quyền Biden tháng trước đã công bố chiến lược "Sản xuất tại Mỹ" để tăng cường sản lượng trong nước.

Nguyên tố hóa học

Đất hiếm là 17 nguyên tố liên quan về mặt hóa học có đặc tính từ tính và huỳnh quang. Chúng bao gồm neodymium và praseodymium, được sử dụng trong nam châm công suất cao, và yttrium, được sử dụng trong các hệ thống nhắm mục tiêu. Mặc dù chúng không hiếm như vàng hoặc bạc, nhưng các nguyên tố này không thường được tìm thấy với khối lượng lớn và đòi hỏi quá trình xử lý chuyên sâu để sản xuất vật liệu cho khách hàng.

Úc đầu tư vào một lĩnh vực với quyết tâm làm suy yếu sự thống trị của Trung Quốc - Ảnh 2.

Thông báo của ông Morrison được đưa ra khi ông đang thăm dò dư luận trước cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 5. Trong những tuần gần đây, nhà lãnh đạo Úc đã đưa ra những tuyên bố nổi bật về chi tiêu cho an ninh quốc gia, bao gồm cả một căn cứ hải quân trị giá 10 tỷ AUD, nhằm thúc đẩy ngành sản xuất trong nước và khả năng tự cường của quốc gia này trong khu vực.

https://cafef.vn/uc-dau-tu-vao-mot-linh-vuc-voi-quyet-tam-lam-suy-yeu-su-thong-tri-cua-trung-quoc-20220316170332554.chn

Tin mới

Đại lý báo Isuzu mu-X 2025 ra mắt Việt Nam tháng sau, cạnh tranh Everest bằng thiết kế mới long lanh, động cơ có thể gây tranh cãi
2 giờ trước
Isuzu mu-X mới sắp ra mắt Việt Nam sẽ là bản nâng cấp facelift với thay đổi chính ở ngoại hình. Bản cũ đang được nhiều đại lý xả hàng tồn với giá giảm hàng trăm triệu đồng.
Ma trận quảng cáo: Khi người nổi tiếng “đánh cắp” niềm tin của người tiêu dùng
40 phút trước
Quảng cáo sai sự thật, lợi dụng uy tín của những người được cho là nổi tiếng để dẫn dắt hành vi tiêu dùng đang trở thành một vấn đề nhức nhối.
Tủ lạnh gần 100 triệu bị nói "không đáng tiền": 4 người dùng không đủ, công nghệ ngăn đông gây thất vọng
57 phút trước
Dù phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ để mua, nhưng người dùng này có vẻ đã chọn sản phẩm không phù hợp với nhu cầu.
Việt Nam sở hữu cây thiêng ngàn tuổi: Được vua Lê sắc phong, tuổi thọ đứng thứ hai thế giới
33 phút trước
Đây là loại cây kinh tế lâm nghiệp đang được khuyến kích trồng lấy gỗ bảo vệ rừng và hiện được trồng công trình tại khu đô thị nhiều.
Thanh long Bình Thuận rớt giá sâu đầu vụ, nhà vườn lao đao
18 phút trước
Nhiều chủ vườn thanh long Bình Thuận cảm thấy "sốc" khi giá bán giảm nhanh, gần như chạm đáy

Tin cùng chuyên mục

Honda sẽ sản xuất xe máy điện giá rẻ
4 giờ trước
Honda có kế hoạch đẩy mạnh quá trình điện khí hóa các dòng xe máy, đồng thời điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với từng thị trường cụ thể cùng mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga siêu hiếm của Honda về đại lý Việt: Thiết kế 'không đụng hàng, trang bị vượt Vision - ăn xăng không tới 2L/100km
23 giờ trước
Chỉ có duy nhất 4 chiếc được bán tại Việt Nam.
Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
1 ngày trước
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới tăng mạnh nhập khẩu những lô hàng giá rẻ của Nga trong tháng 5.
Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện
2 ngày trước
Để đạt được mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 - trước năm 2050 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, từ nay đến năm 2030 toàn thị trường Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện, giai đoạn 2031 - 2050 cần 71 triệu chiếc.