Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0

14/11/2018 12:10
Việt Nam đang gặp phải những thách thức không nhỏ từ chính nội tại hệ thống chính sách thuế...

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, với tác dụng định hướng, thu hút đầu tư được Việt Nam sử dụng nhằm khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, nắm bắt cơ hội trong dòng chảy cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh cơ hội, vẫn còn nhiều thách thức với cả Chính phủ và doanh nghiệp để cùng hoàn thiện, áp dụng hiệu quả chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Bùi Tuấn Minh - Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, theo ông, hệ thống chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam đã bắt kịp xu thế này chưa?

Theo tôi, về cơ bản, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam từ năm 2008 đến nay đã bao quát tương đối đầy đủ các ngành nghề, lĩnh vực ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Các chính sách này được ban hành kịp thời, ở cả cấp độ Luật Thuế, các luật chuyên ngành và các quyết định liên quan của Thủ tướng Chính phủ. 

Điểm nổi bật nhất của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam đối với ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu của cách mạng công nghiệp 4.0 là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất (thuế suất 10% trong vòng 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo từ khi có thu nhập chịu thuế).

Vậy chính sách ưu đãi thuế này sẽ mang lại cơ hội như thế nào cho các doanh nghiệp và Chính phủ trong việc tối đa hóa lợi ích từ cách mạng công nghiệp 4.0?

Các doanh nghiệp sẽ chủ động tăng cường đầu tư hoặc chuyển hướng đầu tư sang các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, tích tụ vốn đầu tư nhờ hưởng ưu đãi thuế. 

Trên thực tế, một số tập đoàn lớn tại Việt Nam như Vingroup đã có những chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ cao với việc thành lập Công ty Phát triển Công nghệ VinTech, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, Viện Nghiên cứu công nghệ cao để tập trung nghiên cứu, phát triển các công nghệ mũi nhọn trong tương lai như nguyên vật liệu thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, ôtô thông minh,…

Về phía Chính phủ, việc duy trì một hệ thống chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và mô hình quản lý hiệu quả, phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, mở rộng thêm cơ sở thu thuế từ các ngành, lĩnh vực mới của nền kinh tế số.

Liệu có những thách thức nào, bên cạnh những cơ hội trên?

Việt Nam đang gặp phải những thách thức không nhỏ từ chính nội tại hệ thống chính sách thuế, cũng như từ sự cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới khi mà ưu đãi thuế luôn được xem là một trong những lợi thế so sánh quan trọng để thu hút đầu tư. Tôi cho rằng, Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với có bốn thách thức lớn:

Thách thức đầu tiên đến từ sự xuất hiện các mô hình sản xuất kinh doanh, ngành nghề mới (ví dụ: dịch vụ quảng cáo trực tuyến qua Facebook, Google…), tạo ra nhiều khác biệt so với mô hình truyền thống.

Theo một nghiên cứu của Deloitte University Press năm 2017, sự phát triển của kinh tế số đang đem đến những thách thức trong việc thực thi chính sách thuế như: việc xác định cơ sở thường trú ảo trong chuỗi cung ứng kỹ thuật số để làm cơ sở thu thuế thu nhập doanh nghiệp, hay chính sách thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm kỹ thuật số trong các giao dịch toàn cầu được áp dụng như thế nào vì khó xác định là hàng hoá hay dịch vụ;…

Trong khi đó, hệ thống chính sách thuế và quản lý thuế của Việt Nam chưa theo kịp với các mô hình, ngành nghề mới này, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong việc hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ.

Thứ hai, theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, hệ thống chính sách và thủ tục hành chính của Việt Nam, dù đã được xây dựng tương đối đầy đủ, nhưng tính thực tiễn còn chưa cao. Sự kết nối giữa các Bộ, ngành trong việc thực hiện các thủ tục hành chính để doanh nghiệp tiếp cận được với các ưu đãi nhằm thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 còn thiếu hiệu quả. 

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số nộp thuế của Việt Nam giảm 45 bậc so với năm 2018 (tụt xuống vị trí 131/190 nền kinh tế), kém hơn so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ ba đến từ chính sách ưu đãi thuế nói chung. Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định để khuyến khích nhân lực tham gia vào các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao. Xu hướng tự động hoá trong các ngành sản xuất sẽ đe doạ lực lượng lao động tay nghề thấp của Việt Nam. 

Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 56% lực lượng lao động ở Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có nguy cơ cao sẽ bị thay thế bằng công nghệ trong vòng một hoặc hai thập kỷ tới.

Thách thức thứ tư xuất phát từ mô hình ưu đãi thuế của Việt Nam (theo kết quả nghiên cứu gần đây của Oxfam) chủ yếu dựa trên lợi nhuận (thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế đối với thu nhập chịu thuế trong một khoảng thời gian nhất định), chưa áp dụng rộng rãi hình thức ưu đãi dựa trên chi phí (giảm trừ nghĩa vụ thuế theo mức đầu tư để nhà đầu tư có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ giá trị đã đầu tư). 

Mô hình này hiện đã bộc lộ nhiều bất cập khi có mức chi phí cao khi xét về mức độ giảm thu ngân sách, khó dự báo trong tương lai và có xu hướng chỉ thu hút các dự án đầu tư ngắn hạn, thay vì các dự án đầu tư dài hạn.

Trong khi đó, nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… đang giảm dần sự phụ thuộc vào cơ chế ưu đãi theo lợi nhuận, tăng cường áp dụng ưu đãi trên dựa trên chi phí nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư, đổi mới công nghệ.

Việt Nam cần hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào?

Chính phủ nên tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo, chung tay với doanh nghiệp, tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hoặc ban hành mới các cơ chế ưu đãi thuế. Theo đó, cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên chi phí theo lộ trình phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, với mục tiêu khuyến khích các hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ cao. 

Hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân nhằm thu hút, phát triển nhân lực tham gia trong các lĩnh vực công nghệ. Xây dựng chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nhân lực tay nghề cao.

Thứ hai, chính sách ưu đãi thuế cho các ngành đặc thù của cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng chưa hiện diện tại Việt Nam cũng cần phải được nghiên cứu, xây dựng để định hướng và thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước, qua đó cũng góp phần mở rộng cơ sở thuế.

Thứ ba, cải cách, điện tử hoá thủ tục hành chính trong việc cấp, xác nhận ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp 4.0 cần phải thực hiện mạnh mẽ hơn để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển công nghệ sản xuất mới; đồng thời cũng giúp Chính phủ nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao thứ hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
8 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Đắt gấp 5 lần iPhone, điện thoại 160 triệu đồng sắp về tay giới thượng lưu Việt xịn cỡ nào?
3 ngày trước
Ngày càng nhiều đại gia Việt yêu thích dòng điện thoại này.
Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.
Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.