Vì đâu nộp đơn phá sản nhưng cổ phiếu hãng mỹ phẩm Revlon tăng giá gấp 4 lần chỉ sau vài ngày?

03/07/2022 17:57
Câu chuyện về cổ phiếu Gamestop diễn ra vào năm 2021 hẳn vẫn còn in sâu trong tâm trí của nhiều nhà đầu tư. Một công ty có kết quả kinh qua kém cỏi, thua lỗ trong nhiều năm và đang trên bờ vực phá sản bỗng có giá cổ phiếu tăng đột biến nhờ vào một nhóm nhỏ nhà đầu tư muốn đứng lên chống lại các quỹ vốn đang thu lời từ Gamestop. Mặc dù kết quả cuối cùng vẫn là thất bại, song họ đã phần nào cho thấy sự phản kháng đối với những quỹ đầu tư “kền kền”. Tới năm nay, kịch bản đối với cổ phiếu Gamestop dường như đang được lặp lại với một công ty mới đệ đơn phá sản khác mang tên Revlon.

Revlon là một tập đoàn mỹ phẩm lâu đời tại Mỹ có trụ sở được đặt tại thành phố New York với sản phẩm được bán tại 150 quốc gia trên toàn cầu, trong đó có Nhật Bản, Pháp, Hong Kong và Singapore. Đầu năm 1996, công ty chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán New York với mức giá 24 USD/ cổ phiếu.

Revlon bắt đầu kinh doanh bằng việc bán các sản phẩm làm móng, trong đó có các loại sơn móng tay với nhiều màu sắc độc đáo ở thời điểm bấy giờ và thu được nhiều kết quả vượt ngoài mong đợi. Từ nền tảng đó, công ty bắt đầu chuyển hướng sang những loại sản phẩm khác như các loại kem chăm sóc da, son, nước hoa… 

Những sản phẩm của công ty đạt được rất nhiều thành công, do đó, tới năm 1955, họ bắt đầu bán sản phẩm của mình ra ngoài biên giới nước Mỹ. Năm 1979, tổng doanh thu của Revlon đạt con số 1,7 tỷ USD nhờ vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, thông qua việc mua lại công nghệ của nhiều công ty khác nhau trong ngành. Revlon là một trong số ít công ty hạn chế sử dụng động vật trong thử nghiệm thuốc và mỹ phẩm.

Năm 1985, công ty được bán cho Pantry Group với cái giá khoảng 2,7 tỷ USD, tuy nhiên khoản tiền được sử dụng để mua Revlon chủ yếu đến từ đi vay. Điều này khiến công ty phải gánh khoản nợ lên tới 2,9 tỷ USD, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của họ sau này.

Sau khi được mua lại, tập đoàn Pantry tái cơ cấu lại công ty trước khi đổi tên thành Revlon Group, tiếp tục đầu tư phát triển các mảng mỹ phẩm thế mạnh. Họ đồng thời cùng hợp tác với nhiều ngôi sao trong lĩnh vực giải trí như Halle Berry, Emma Stone… và tài trợ cho các chương trình thiện nguyện nhằm nâng cao hình ảnh của công ty. Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh của công ty ngày càng kém đi, chủ yếu do các sản phẩm của họ không còn đủ tốt để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Năm 2011 và 2012, khoản lãi của công ty tương đối khiêm tốn so với doanh thu, chỉ lần lượt đạt 36,4 và 46,5 triệu USD, thậm chí tại thị trường màu mỡ là Trung Quốc, công ty chỉ đạt được những kết quả tưởng đối thất vọng, khi doanh số ở đây chỉ chiếm chưa tới 2% doanh thu thuần của Revlon.

Do đó vào năm 2013, họ chính thức rút khỏi thị trường này nhằm cắt giảm chi phí, mặc dù hầu hết các công ty trên thế giới đều khó có thể bỏ qua hơn một tỷ khách hàng tiềm năng tại Trung Quốc. Các sản phẩm mới của công ty không đủ hấp dẫn với người tiêu dùng trẻ; thậm chí những thương hiệu mới nổi như Fenty Beauty (Rihanna) hay Kylie Cosmetics (Kylie Jenner) cùng được đánh giá cao hơn Revlon.

Revlon: Gamestop số 2? - Ảnh 1.

Revlon đóng cửa tại Trung Quốc sau nhiều năm hoạt động không hiệu quả tại đây (Ảnh: hkhgwy.com)

Revlon tiếp tục gặp nhiều khó khăn với đại dịch Covid – 19 khi các cửa hàng phải đóng cửa nhằm thực hiện lệnh cách ly, đồng thời chuỗi cung ứng đứt gãy cũng khiến sản phẩm của công ty không đến được với những khách hàng quốc tế.

Chưa dừng lại ở đó, ngân hàng Citi đã chuyển nhầm 900 triệu USD dưới danh nghĩa của Revlon để trả nợ cho các chủ nợ (mà chỉ 400 triệu USD được hoàn lại), khiến cho tình hình của họ ngày càng bi đát.

Ngày 16/6/2022, sau nhiều năm vật lộn với khoản nợ khổng lồ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và sự tụt hậu với các đối thủ, Revlon chính thức đệ dơn xin phá sản theo Chương 11 luật Phá sản của Hoa Kỳ. Khoản nợ của họ lúc này rơi vào khoảng 3,3 tỷ USD.

Ngay sau khi thông tin được đưa ra, cổ phiếu của Revlon mất đi khoảng 13% giá trị - chỉ đạt 1.95 USD/ cổ phiếu. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, giá cổ phiếu của Revlon bật ngược trở lại và đạt mức trên 8 USD/ cổ phiếu vào ngày 22/4 vừa qua. Theo nguồn tin của Reuters, đã có khoảng 8,3 triệu USD của các nhà đầu tư cá nhân, đẩy giá cổ phiếu lên gấp 4 lần sau khi thông tin phá sản của công ty được công bố. Điều này làm các nhà đầu tư nhớ lại trường hợp của hai công ty là GameStop và AMC, trong đó cổ phiếu của Gamestop tăng giá tới gần 7 lần chỉ trong 1 tháng.

Revlon: Gamestop số 2? - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu Revlon tăng phi mã kể từ sau tin phá sản

Rõ ràng việc cổ phiếu Revlon tăng giá sau khi đệ đơn phá sản là một điều tương đối bất thường, tuy nhiên với kinh nghiệm trong quá khứ, rõ ràng đây là một chiêu bài của các nhà đầu tư cá nhân đối với những kẻ kiếm lời bằng cách bán khống. Những người bán khống đang có khoản lỗ theo giá trị thị trường vào khoảng 15,3 triệu USD theo thống kê của quỹ S3 Partners.

Tuy nhiên đối với những cổ phiếu "meme" như thế này, sau một khoảng thời gian ngắn tăng giá, chúng sẽ sớm trở về giá trị thực của mình. Revlon, với hàng loạt chiến lược kinh doanh sai lầm cùng khoản nợ khổng lồ sẽ trở lại giá trị nội tại của mình sau một khoảng thời gian ngắn nữa, khi mà các nhà đầu tư cá nhân bắt đầu bán cổ phiếu của họ. Đây là một điều đáng tiếc nhưng hoàn toàn xứng đáng với nhà sản xuất mỹ phẩm có gần 100 năm tuổi đời này.


https://cafef.vn/vi-dau-nop-don-pha-san-nhung-co-phieu-hang-my-pham-revlon-tang-gia-gap-4-lanchi-sau-vai-ngay-20220627083010201.chn

Tin mới

Lần nào đi qua cửa hàng vé số cũng cầu may, người phụ nữ bất ngờ trúng cùng lúc 2 giải Vietlott trị giá hơn 70 tỷ đồng
7 giờ trước
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một người trúng cùng lúc giải Jackpot 1 và 2 của Vietlott trên 1 tấm vé.
Đây là điều hội 'cuồng' Tesla nói về VinFast VF 3
6 giờ trước
VinFast VF 3 đã xuất hiện trên một chuyên trang về Tesla. Họ đã nói gì?
Vải chín sớm được giá, nông dân lãi cao
6 giờ trước
Vải mất mùa xong giá vải được các thương lái thu mua tăng từ 45.000 - 60.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với mùa vụ năm 2023, người trồng vải lãi cao.
Thông tin giá vé máy bay 'cõng' 20 loại thuế và phí, Cục Hàng không nói gì?
5 giờ trước
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, trên mỗi vé máy bay nội địa, hành khách phải trả các khoản giá dịch vụ vận chuyển khách hạng phổ thông cơ bản theo quy định. Cùng đó, hành khách phải trả các khoản thu hộ như bảo đảm an ninh hành khách, hành lý và giá dịch vụ tăng thêm như chỗ ngồi, mua thêm hành lý ký gửi...
XOR Elite Gold điện thoại sử dụng vật liệu hàng không vũ trụ đắt giá tại Việt Nam
5 giờ trước
Mỗi chiếc điện thoại xa xỉ XOR Elite Gold chỉ có thể được hoàn thiện bởi một nghệ nhân duy nhất bằng công nghệ vi cơ học lắp ráp.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.