Vì sao Starbucks phát triển “khiêm tốn” tại Việt Nam?

09/01/2020 12:15
Chia sẻ với DĐDN, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam khẳng định việc phát triển các cửa hàng nhanh hay chậm là do chiến lược của doanh nghiệp.

Báo cáo của Euromonitor được công bố mới đây cho biết 5 chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam chiếm 15,3% thị phần. Trong đó, Starbucks chiếm gần 3% thị phần còn Highlands Coffee nắm hơn 7%. Chia sẻ với DĐDN, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam khẳng định việc phát triển các cửa hàng nhanh hay chậm là do chiến lược của mỗi doanh nghiệp.

Vì sao Starbucks phát triển “khiêm tốn” tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Thống kê về doanh thu của VIRAC và số lượng quán cà phê năm 2018

-Thưa bà, sự phát triển chuỗi cửa hàng của Starbucks tại Việt Nam đang bị đánh giá là “khiêm tốn” so với các thị trường khác mà Starbucks đã có mặt?

Chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2013, sau 7 năm phát triển, thương hiệu cà phê toàn cầu Starbucks hiện chiếm 2,9% thị phần cà phê Việt với 62 cửa hàng. Tính trong tương quan so với các thị trường khác, nếu như ở Malaysia, cứ 104.982 dân có 1 cửa hàng Starbucks; ở Thái Lan cứ 175.040 người có 1 cửa hàng Starbucks; ở Campuchia cứ 913.862 người có 1 cửa hàng Starbucks thì tại Việt Nam gần 1,7 triệu người Việt sẽ có một cửa hàng Starbucks.

Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra tốc độ phát triển chuỗi các cửa hàng dựa trên đặc tính của từng thị trường, không thể đánh đồng nhu cầu ở mỗi nước. 

-Cùng với đó, dù là thương hiệu cà phê toàn cầu nhưng có vẻ Starbucks đang “lép vế” so với các chuỗi cà phê trong nước, thưa bà?

Không có gì phải so sánh khi các chuỗi cà phê đều có kế hoạch riêng. Họ có chiến lược kinh doanh mạnh mẽ. Starbucks cũng có thể khác với các chuỗi khác về triết lý, chiến lược mở rộng vì mỗi công ty đều khác biệt với nhau. Trong hơn 6 năm ở đây, tôi hạnh phúc và không thể than vãn về điều gì cả.

Tuy nhiên, với Starbucks, chúng tôi vui mừng vì số lượng cửa hàng này. Bởi chúng tôi không lựa chọn phát triển nhanh. Mỗi tỉnh thành phố mà chúng tôi lựa chọn, chúng tôi sẽ mở không chỉ là một mà phải ít nhất 3-5 cửa hàng, do đó, hiện chúng tôi chọn phát triển tại 4 thành phố lớn tại Việt Nam, đây là chiến lược của doanh nghiệp.

Tốc độ mở rộng thị trường được đánh giá hoàn toàn theo nhu cầu của thị trường và căn cứ trên những thách thức về bài toán kinh doanh. 

-Cụ thể thách thức mà bà đang nói đến là gì?

Chi phí logistics là một thách thức với đơn vị vận hành theo chuỗi như chúng tôi khi mọi nguyên liệu củ Starbucks đều được nhập khẩu. Ví dụ nguyên liệu nhập về sẽ được phân phối cố định vào mỗi sáng đầu tuần tại một kho tại TP HCM, sau đó mới chuyển tới từng cửa hàng.

Cùng với đó, đơn vị cung cấp bánh và sữa đạt tiêu chuẩn cũng là thách thức với doanh nghiệp khi phát triển tại một tỉnh, thành phố mới. Chúng tôi phải đảm bảo rằng mọi sản phẩm được khách hàng sử dụng sẽ có hương vị, chất lượng giống nhau tại mọi cửa hàng của Starbucks trên toàn thế giới.

-Tuy nhiên các sản phẩm của Starbucks vẫn được xem là đắt đỏ hơn và có tính quốc tế nhiều hơn, chưa có nhiều "màu sắc" của Việt Nam mặc dù đã có tới 7 năm phát triển tại thị trường này, thưa bà?

Chúng tôi có triết lý kinh doanh của riêng mình, theo đó, menu đồ uống của mọi cửa hàng Starbucks tại Việt Nam hay Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào sẽ đều đảm bảo giống nhau, cốc cà phê khách hàng sử dụng tại Mỹ cũng phải có hương vị như ở Việt Nam.

Vì sao Starbucks phát triển “khiêm tốn” tại Việt Nam? - Ảnh 2.

Chúng tôi cũng có kế hoạch mở thêm những cửa hàng mới không chỉ ở các thị trường hiện tại mà còn tại một số thành phố mới. Đặc biệt, ghi dấu 7 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, chúng tôi sẽ cho ra mắt cà phê phin truyền thống tại các cửa hàng trên cả nước. Lấy cảm hứng từ văn hóa cà phê Việt Nam, bộ phin pha cà phê Việt Nam hay còn được gọi là phin, được tái thiết kế từ chiếc phin truyền thống với cải tiến mới về thiết kế lẫn công năng.

Thậm chí, nếu những thị trường khác cảm thấy hứng thú với cà phê phin, có thể chúng tôi sẽ mang mang cà phê phin của Việt Nam đến hệ thống Starbucks ở các quốc gia khác. Chúng tôi cũng ra mắt thẻ Starbucks thiết kế độc quyền tại Việt Nam, khắc họa vẻ đẹp thanh cao của quốc hoa Việt Nam - hoa sen.

Thị trường chuỗi cà phê và trà Việt Nam có quy mô khoảng 1 tỷ USD theo đánh giá của Euromonitor.

- Xin cảm ơn bà!

Người Việt Nam sử dụng loại đồ uống được ủ bằng hạt cà phê robusta. Với hàm lượng caffeine từ 2-4%, cà phê robusta có vị đắng và gắt hơn so với hạt cà phê arabica. Đây là loại cà phê thường được trồng ở những vùng có độ cao thấp, khoảng 1.000m so với mực nước biển ở Việt Nam trong khi cà phê arabica được trồng phổ biến tại nơi khác. Phương Tây chủ yếu dùng hạt cà phê arabica.

Thị trường Việt Nam được đánh giá là tiềm năng cho các chuỗi cà phê toàn cầu. Đó cũng là lý do nhiều hãng muốn mở rộng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đặc tính sử dụng cà phê của người Việt đang trở thành trở ngại lớn đối với các chuỗi cà phê nước ngoài nói chung và Starbucks nói riêng.


Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
22 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
37 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
2 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.840.362 VNĐ / tấn

17.17 UScents / lb

0.46 %

- 0.08

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.589.013 VNĐ / tấn

393.62 UScents / lb

3.25 %

- 13.21

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.936.834 VNĐ / tấn

1,040.30 UScents / bu

0.54 %

+ 5.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.234 VNĐ / tấn

294.40 USD / ust

1.21 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.