Việt Nam mới có thêm một loại cà phê đặc sản, vừa "chào sân" ở Mỹ đã cháy hàng sau 2 ngày

16/05/2024 07:07
Để chế biến cà phê ngon từ quả tươi, cần khoảng 4 ngày, nhưng với loại đặc sản, cần ít nhất 2-3 tuần. Với 6000 tấn cà phê arabica đặc sản của Sơn La, Phúc Sinh chỉ làm được 6 tấn thành phẩm.

Khác với phía Nam khí hậu nóng ẩm, chủ yếu thích hợp với cà phê robusta, Sơn La được thiên nhiên ưu ái, trở thành địa bàn lý tưởng của arabica - loại cà phê được ví von là kiêu kỳ, sang chảnh, có lịch sử hàng trăm năm và được thế giới ưa chuộng.

Trong một lần đến Sơn La, ông Phan Minh Thông, chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group đã phát hiện ra hạt arbica ở đây ngon tuyệt nhưng lại chưa được ghi nhận xứng đáng. Người dân thậm chí phải đem chúng vào phía Nam để trộn lẫn, bán chung với robusta - loại cà phê vốn dĩ thường có giá thấp hơn trên thị trường thế giới .

Nhận ra điều này và muốn đưa tới thị trường những gói cà phê ngon hảo hạng cũng như trả lại vị trí vốn có của hạt arabica đặc sản, Phúc Sinh đã xây dựng nhà máy tại Sơn La, nhập khẩu và đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nhằm cho ra những sản phẩm chất lượng sánh tầm thế giới.

Việt Nam mới có thêm một loại cà phê đặc sản, vừa "chào sân" ở Mỹ đã cháy hàng sau 2 ngày - Ảnh 1

Cứ 6.000 tấn quả cà phê tươi mới cho ra được 6 tấn cà phê đặc sản Honey & Natural Specialty Coffee, tức tỷ lệ chỉ là 0,001%.

Ông Thông cho biết, cà phê được gọi là đặc sản thường nhờ vào các thuộc tính đặc biệt của nó, bao gồm hương vị, độ chua, độ ngọt, độ cân bằng, và độ sạch. Khi cà phê có các thuộc tính đặc biệt, nó sẽ có giá trị gia tăng đáng kể trên thị trường.

Cái khó của người chế biến là phải nghiên cứu và hiểu đặc tính hạt cà phê của từng vùng miền và chế biến theo phương thức phù hợp nhất để đẩy mạnh đặc tính tốt của hạt cà phê . Quan trọng hơn là khâu hái lựa trái chín 100%, chỉ cần lẫn cà phê chưa chín vào có thể làm hư cả một mẻ chế biến. 

Phương thức chế biến cà phê đặc sản đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhiều công sức và thời gian hơn bình thường. Vì chế biến theo cách thủ công nên sẽ không làm được nhiều vì trong quá trình chế biến (từ 10-30 ngày), người chế biến phải kiểm tra liên tục 24/7 để kiểm soát chất lượng cà phê .

Cà phê đặc sản của mỗi vùng miền đều khác nhau và riêng biệt. Cùng 1 loại cà phê nhưng nếu chế biến khô có thể mang đến hương trái cây nhiệt đới, xoài, chocolate, còn chế biết bán ướt (honey) thì đem đến hương mật ong, chanh, caramel, hậu vị ngọt.

Việt Nam mới có thêm một loại cà phê đặc sản, vừa "chào sân" ở Mỹ đã cháy hàng sau 2 ngày - Ảnh 2

Ông Thông cho biết, cùng một loại cà phê hảo hạng nhưng cách chế biến khác nhau sẽ cho ra chất lượng, hương vị khác nhau.

Để chế biến loại cà phê ngon Blue Sơn La từ quả tươi, người ta cần khoảng 4 ngày nhưng với cà phê đặc sản, cần 2 đến 3 tuần mới xong một mẻ. Từ 6.000 tấn cà phê Blue Sơn La Arabica, Phúc Sinh chỉ làm được 6 tấn cà phê đặc sản. Loại này vừa được công ty ra mắt với tên gọi Honey & Natural Specialty Coffe.

Phúc Sinh đã mang Honey and Natural Specialty đi sự kiện cà phê đặc sản Chicago và được nhiều khách hàng yêu thích, mua dùng. Sản phẩm được bán với giá 14 USD/ 250gr và đã bán hết trong 2 ngày đầu. 

"Sản xuất cà phê cần phải có nhiều tình yêu và sự kiên trì và may mắn nữa. Chúng tôi đã có những lúc vô cùng khó khăn và đầy thách thức, nhưng bằng tình yêu dành cho cà phê và những vùng đất chúng tôi xây nhà máy chúng tôi đã kiên trì vượt qua các thách thức để mang tới những hạt cà phê chất lượng tuyệt hảo cho người Việt Namngười tiêu dùng trên toàn Thế Giới", ông Thông nói.

Tin mới

Peugeot 408 Legend Edition ra mắt tại Việt Nam: Giới hạn 215 chiếc, giá từ 1,04 tỷ đồng
5 giờ trước
Phiên bản giới hạn chỉ 215 chiếc của mẫu xe Peugeot 408 chính thức trình làng, mang đậm dấu ấn lịch sử và được cá nhân hóa riêng cho thị trường Việt Nam.
BLACKPINK bán bao nylon giá nửa triệu, fan ngỡ ngàng
4 giờ trước
Bạn có thấy chiếc túi này thời trang không?
SUV VinFast mới giống VF 9 có bản thiết kế rõ nét mọi góc cạnh: Mặt khác hoàn toàn 'xe gốc', người Việt tham gia 'tạo hình'
3 giờ trước
Mẫu SUV mới có kiểu dáng giống VinFast VF 9 được đăng ký bảo hộ kiểu dáng tại Indonesia.
Giá rẻ cùng thuế nhập khẩu 0%, ô tô từ Đông Nam Á ồ ạt đổ bộ Việt Nam
2 giờ trước
5 tháng đầu năm, người Việt đã chi hơn 1,8 tỷ USD để nhập khẩu ô tô vào Việt Nam.
Hàng chục nghìn tấn "vàng đen" của Việt Nam ồ ạt tràn vào Mỹ, Đức, là mặt hàng VN xuất đi hơn 125 nước
21 phút trước
Mặt hàng này của Việt Nam hiện xuất khẩu hàng chục nghìn tấn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.867.876 VNĐ / tấn

163.90 JPY / kg

0.85 %

- 1.40

Đường

SUGAR

9.454.048 VNĐ / tấn

16.38 UScents / lb

5.13 %

+ 0.80

Cacao

COCOA

212.084.180 VNĐ / tấn

8,101.00 USD / mt

1.51 %

- 124.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.686.754 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.024 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.148.573 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.432.457 VNĐ / tấn

292.20 USD / ust

0.22 %

+ 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
15 giờ trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
16 giờ trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Loại quả đắt đỏ bậc nhất thế giới, từng có giá 15 triệu đồng/kg, ở Việt Nam có người trồng thành công
16 giờ trước
Có một loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới mùi thơm đặc trưng và giá khá "chát" 15 triệu/kg nhưng vẫn có người mua. Tại Việt Nam cũng có anh nông dân trồng thành công. Mỗi khi nói đến tên loại cây này ai cũng tò mò.
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến
19 giờ trước
Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.