Việt Nam trở thành ‘công xưởng khẩu trang’ của thế giới nhờ Covid-19

16/09/2020 18:27
Để bù đắp cho những tổn thất nguồn xuất khẩu dệt may giảm mạnh, Việt Nam cần trở thành "công xưởng khẩu trang" của thế giới.

Việt Nam đang thúc đẩy các nhà sản xuất quần áo làm những thiết bị bảo vệ cá nhân gồm cả khẩu trang để bù lại cho nguồn xuất khẩu dệt may và đầu tư nước ngoài bị giảm do ảnh hưởng của đại dịch.

Từ nhiều năm nay, các công ty quần áo và giầy dép đang chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang các nước Đông nam Á, nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và tận dụng các thỏa thuận thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, đại dịch ập đến đã làm bùng nổ xu hướng này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn từ đầu năm cho tới 20/8 đã giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đầu tư đã tăng nhanh chóng trong nhiều năm qua và đạt 7% trong năm 2019.

Xuất khẩu quần áo và vải sợi cũng giảm 11,6% trong giai đoạn từ đầu năm cho tới tháng 8, so với cùng kỳ năm 2019 sau khi các đơn hàng từ Mỹ và châu Âu gần như không có.

Sau Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới – lĩnh vực quan trọng giúp biến đây trở thành nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất trên thế giới. Quốc gia này đã giao 32,6 tỷ USD giá trị vải sợi, quần áo vào năm 2019 dưới những thương hiệu đa dạng gồm cả Walmart và Adidas.

"Mùa xuân này, sự sụt giảm nhu cầu đột ngột trên toàn cầu đương nhiên tạo ra ảnh hưởng đáng kể tới việc sắp xếp đơn đặt hàng của chúng tôi với các nhà cung cấp ở mọi thị trường gồm cả Việt Nam", đại diện thương hiệu thời trang H&M nói.

"Trước đây chưa bao giờ những người trong lĩnh vực may mặc ở Việt Nam lại trải qua áp lực và những thay đổi nhanh chóng đến như vậy. Mỗi ngày lại khác so với ngày hôm trước, mỗi tuần lại khác so với tuần trước", ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nói.

Để sống sót trong khủng hoảng dịch bệnh, bộ Thương mại khẳng định Việt Nam phải "trở thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới".

Khi nhu cầu với quần áo ít đi, một vài nhà máy phải dịch chuyển sự tập trung. Ít nhất 50 công ty đang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn hoặc lên kế hoạch tương tự. Một trong số đó là TNG - đơn vị thường cung cấp sản phẩm cho những công ty như Levi’s, Tesco hay Decathlon. Kể từ mùa xuân năm nay, họ đã xuất khẩu hàng triệu khẩu trang.

"Rất nhiều công ty dệt may chuyển sang sản xuất khẩu trang, hầu hết đều thành công", theo Frank Weiand – một nhà tư vấn chuỗi cung ứng.

Mặc dù khẩu trang là sản phẩm có giá trị nhỏ nhưng chủ tịch Vitas nói rằng chúng có tiềm năng xuất khẩu lớn bởi đang trở nên phổ biến và cần thiết với mọi người trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất dệt may của Việt Nam đang đặt cược vào sản xuất khẩu trang, tự tin rằng nhu cầu với sản phẩm này sẽ bền vững bởi việc chấm dứt được đại dịch sẽ cần một thời gian nữa.

Một cách khác để các công ty Việt Nam có thể thích nghi với môi trường mới là phải thích nghi với công nghệ mới như giữ liên lạc với đối tác thông qua các phương tiện kỹ thuật số.

Ví dụ, lần đầu tiên các công ty dệt may Việt Nam thực hiện được các thỏa thuận kinh doanh thông qua WeChat – từ giới thiệu sản phẩm tới thỏa thuận giá.

Ngân hàng phát triển châu Á đã dự báo nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 1,8% trong năm nay, 1 trong số rất ít quốc gia được dự đoán đạt được con số này. Tuy nhiên, dự đoán này thấp hơn nhiều con số 7% ghi nhận kỷ lục vào năm 2019.

Vitas nói rằng các thành viên trong hội trước đây phải phụ thuộc khoảng 60% nguồn cung nguyên liệu ở nước ngoài, hầu hết từ Trung Quốc. Tuy nhiên, con số này được dự đoán sẽ giảm xuống 30% nhờ vào phát triển chuỗi cung ứng nội địa. Một trong những chiến lược của hội là cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty nước ngoài, tư vấn cho họ đầu tư vào tất cả các giai đoạn sản xuất, không chỉ may mặc.

Một chiến lược thứ 2 là vận động các công ty dệt may hướng đến sản xuất sạch để gia tăng lợi thế của các nhà sản xuất nhằm thiết lập các khu công nghiệp ở địa phương.

Các doanh nghiệp và chuyên gia phân tích nói rằng đầu tư nước ngoài sẽ tăng nếu Việt Nam có một chuỗi cung ứng phát triển hơn, lớn hơn.

Mức lương tối thiểu ở Việt Nam hiện là gần 140 USD/tháng ở Việt Nam, ít hơn một nửa so với chi phí ở Trung Quốc.

Việt Nam cũng có những thỏa thuận thương mại với hầu hết các nước Đông nam Á gồm cả TPP và EVFTA.

H&M nói rằng họ phải "linh hoạt bởi mọi thứ đang trở nên không chắc chắn" trong đại dịch nhưng Việt Nam vẫn là một đối tác dài hạn "quan trọng". "Điều đó để nói rằng chúng tôi không có kế hoạch thay đổi chiến lược nguồn cung trong tương lai".

Đại dịch đang khiến các công ty toàn cầu nhận ra họ cần phải đa dạng hóa gồm cả việc dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

"Dù không có đại dịch, họ cũng vẫn muốn rời đi. Covid-19 chỉ tạo ra áp lực thúc đẩy việc đó diễn ra nhanh hơn".

Tin mới

Toyota Vios giảm sốc chỉ còn hơn 400 triệu đồng, rẻ như xe hạng A
2 giờ trước
Sau khi cộng dồn hàng loạt khuyến mãi, giá xe Toyota Vios trên thực tế chỉ rơi vào khoảng chưa đến 450 triệu đối với phiên bản thấp nhất, tức là ngang ngửa với nhiều mẫu xe hạng A.
Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
22 phút trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
Mẫu Android người Mỹ đang háo hức có thể rẻ hơn, cấu hình cao hơn nếu mua ở Việt Nam?
32 phút trước
Lý do là vì nhà sản xuất nổi tiếng này có quyền đặt mức giá bán lẻ cũng như các cấu hình khác nhau tùy thuộc từng khu vực.
Nhật Bản trầy trật với xe điện: Nhiều công ty không đủ năng lực, tương lai phải dựa vào trợ cấp, yếu tố kìm hãm nằm ở văn hóa kinh doanh
12 phút trước
Một số thương hiệu đang phải vật lộn bắt kịp cầu xe điện bùng nổ và điều này rủi ro tạo ra những nút thắt trong ngành công nghiệp xe điện.
Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
42 phút trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Giá đặt cọc đấu thầu vàng miếng 81,80 triệu đồng/ lượng, dự kiến 16.800 lượng
13 giờ trước
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu lần này là 16.800 lượng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Giá tham chiếu đặt cọc là 81,80 triệu đồng/ lượng.
ĐHĐCĐ MBBank: Lợi nhuận quý I/2024 ước đạt 5.800 tỷ đồng, tiết lộ hàng loạt vấn đề "nóng"
14 giờ trước
MBBank cho biết: "Báo cáo tài chính quý I/2024 sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Dự kiến doanh thu hợp nhất khoảng 12.000 tỷ, lợi nhuận gần 5.800 tỷ đồng. Doanh thu Ngân hàng mẹ đạt hơn 9.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng".
Giá USD tăng "nóng", Ngân hàng Nhà nước "tung" biện pháp can thiệp mạnh tay ngay hôm nay
15 giờ trước
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ giá USD từ đầu năm đến nay đã tăng tới 4,9%. Đây là một mức tăng rất đáng quan tâm, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.
iPhone tụt doanh số mạnh vì sự hồi sinh của các hãng Trung Quốc, thị trường Việt Nam gây bất ngờ
17 giờ trước
Doanh thu iPhone toàn thị trường quý đầu năm 2024 giảm mạnh, trong đó thị trường Việt Nam có bức tranh "lạ".