Việt Nam xếp thứ 9, đứng trước Trung Quốc, Philippines và Ấn Độ về môi trường tích cực cho phụ nữ trong lĩnh vực fintech

30/08/2020 15:09
Hệ sinh thái fintech (công nghệ tài chính) tại khu vực Đông Nam Á hiện đang phát triển rất nhanh, đặc biệt trong việc cung cấp các dịch vụ đổi mới sáng tạo như các khoản vay và các nền tảng thanh toán. Đồng thời, fintech cũng là công cụ tài chính giúp giảm khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội, cung cấp cho người nghèo các nguồn lực quan trọng.

Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu tài chính cá nhân và người tiêu dùng có trụ sở tại Singapore, ValueChaosystem vào năm 2019, Singapore là quốc gia đứng thứ 2, sau Australia về "Quốc gia có môi trường tốt nhất cho phụ nữ trong lĩnh vực fintech khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Theo đó, Malaysia xếp vị trí thứ 4, trong khi Thái Lan, Indonesia và Việt Nam lần lượt xếp thứ 7, 8 và 9. Bảng xếp hạng này dựa trên các yếu tố về môi trường kinh doanh, khoảng cách giới tính, mức độ an toàn cho phụ nữ và mức lương trong ngành fintech.

Môi trường cơ hội

Singapore hiện đang là điểm nóng cho sự đổi mới fintech, với số lượng công ty khởi nghiệp fintech tính theo đầu người xếp vị trí cao nhất, và xếp thứ 2 về môi trường tích cực cho phụ nữ trong ngành này.

Trong vài năm vừa qua, khoảng cách về giới ở quốc gia này đã giảm xuống, đặc biệt khi quốc gia này chào đón vị nữ Tổng thống đầu tiên - bà Halimah Yacob - vào năm 2017. Tuy nhiên, chênh lệch về lương theo giới tính tại Singapore đã tăng lên đáng kể vào năm 2018, với sự chênh lệch lớn nhất được ghi nhận trong ngành tài chính và bảo hiểm.

Tại Malaysia, thị trường fintech cũng đang phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội cho nữ giới trong môi trường kinh doanh này. Năm 2017, Tổng công ty Phát triển Ngoại thương Malaysia (MATRADE) đã công bố sáng kiến Khu thương mại tự do kỹ thuật số (DFTZ), nhằm phát triển nền kinh tế Internet của quốc gia và tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới.

Malaysia cũng đã tạo ra môi trường kinh doanh phù hợp với phụ nữ. Dựa trên dữ liệu năm 2019 do Bloomberg tổng hợp, tỷ lệ phụ nữ trong ngành ngân hàng của quốc gia này chiếm vị trí cao nhất (33%) trong bảng xếp hạng.

Việt Nam xếp thứ 9, đứng trước Trung Quốc, Philippines và Ấn Độ về môi trường tích cực cho phụ nữ trong lĩnh vực fintech - Ảnh 1.

Source: ValueChampion

Việt Nam cũng đã nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh nhằm khai thác tiềm năng của phụ nữ, điển hình như dự án "Ngân hàng di động - Hòa nhập tài chính và trao quyền kinh tế cho người có thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam" của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lĩnh vực fintech, tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng có thể tiếp cận dễ dàng với lĩnh vực này. Fintech vẫn được coi là một thị trường khó khăn đối với phụ nữ. Theo Ernst & Young 'ASEAN FinTech Census 2018', 86% người sáng lập các tổ chức fintech là nam giới.

Tăng sự hỗ trợ đối với phụ nữ trong lĩnh vực fintech

Nhiều khu vực hiện đang phát triển các quỹ tập trung vào hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực fintech trên toàn cầu. Năm ngoái, Quỹ Phát triển Vốn Liên Hợp Quốc (UNCDF) - phối hợp với Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP) - đã ra mắt Quỹ Đổi mới về các giải pháp kỹ thuật số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Hongjoo Hahm, cán bộ phụ trách ESCAP cho biết: "Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ có tiềm năng hưởng lợi lớn nhất từ CNTT-TT vì những công nghệ này có thể giúp họ vượt qua các rào cản điển hình để mở rộng và tăng trưởng".

Một ví dụ điển hình đó là nền tảng Miss Kaya do bà Gina Heng sáng lập. Đây là nền tảng tài chính dành cho phụ nữ, hướng dẫn họ về các khoản tiết kiệm cũng như đầu tư.

Năm 2018, Miss Kaya và LATTICE80 đã công bố khởi động chương trình tăng tốc dành cho các doanh nhân nữ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp do họ lãnh đạo. Sau đó, họ đã công bố danh sách 100 phụ nữ hàng đầu trong lĩnh vực fintech trên khắp thế giới vào năm 2019.

Bà Gina Heng nhấn mạnh: "Chúng tôi tạo ra Miss Kaya để khuyến khích và hỗ trợ các nữ doanh nhân phát triển hơn nữa. Tôi nhận thức được đây là một quá trình có thách thức rất lớn, nhưng nếu có thể tạo ra một cộng đồng hỗ trợ, chia sẻ tài nguyên và mạng lưới thì cơ hội thành công sẽ cao hơn".

Một điều đáng chú ý đó là các thành kiến giới tính sẽ vẫn tồn tại dai dẳng dù cố ý hay vô tình. Mặc dù ngành công nghiệp fintech trong khu vực hiện đang phát triển tương đối nhanh, nhưng điều này không có nghĩa rằng cả hai giới đều có cơ hội tiếp cận như nhau. Vì vậy, phụ nữ cần được đảm bảo có cơ hội trong công việc cũng như trong các quyết định chính sách của ngành.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
49 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
46 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
2 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.