Vietjet Air: Mảng phụ trợ tiếp tục tăng trưởng mạnh 45% quý đầu năm, đóng góp hơn 19% tổng doanh thu với 2.647 tỷ đồng

03/05/2019 17:00
Mảng phụ trợ của Vietjet Air, bao gồm các mảng (1) doanh thu bán hàng hóa trên máy bay và bán hàng hóa miễn thuế, (2) doanh thu hoa hồng và quảng cáo, (3) doanh thu vận chuyển hàng hóa và từ các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hành khách (như phí cho sự thay đổi hoặc gia hạn các vé không được hoàn lại được ghi nhận doanh thu phụ trợ tại thời điểm thu phí).

Vietjet Air (VJC)  vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2019 với doanh thu tăng gần 9% lên 13.637 tỷ đồng. Lợi nhuận gập thu về tương ứng đạt 2.246 tỷ, tăng 24%.

Về mảng tài chính, doanh thu tài chính tăng từ 104 tỷ lên 113 tỷ đồng, trong kỳ do phát sinh khoản dự phòng giảm giá cổ phiếu PVOIL (OIL) hơn 140 tỷ đồng dẫn đến chi phí tài chính tăng mạnh từ 199 tỷ lên 356 tỷ đồng.

Cùng với các khoản chi phí bán hàng và quản lý tăng đáng kể, lần lượt ghi nhận 205 tỷ và 140 tỷ đồng, theo đó Vietjet Air quý đầu năm đạt lãi trước thuế 1.647,5 tỷ, lãi ròng 1.463 tỷ, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2018.

So với kế hoạch 58.393 tỷ doanh thu và 6.219 tỷ LNTT, 3 tháng đầu năm Vietjet Air đã thực hiện được 23,3% và 26,5% chỉ tiêu cả năm.

Đi sâu về tình hình kinh doanh trong kỳ, quý 1/2019 doanh thu vận tải Công ty tiếp tục tăng trưởng 20%, đạt 7.247 tỷ đồng, đóng góp hơn 53% tổng doanh thu Vietjet Air. Được biết, để thúc đẩy tăng trưởng mảng vận chuyển, Công ty thời gian qua đã liên tiếp khai thác mạnh đường bay quốc tế, từ đó hưởng lợi kép không chỉ tăng về mặt doanh số mà còn hiệu quả về chi phí khi giá nhiên liệu ở thị trường nước ngoài rẻ hơn so với nội địa.

Đáng chú ý, bên cạnh mảng vận chuyển, một lĩnh vực đang "hái ra tiền" khác của hãng hàng không bikini này chính là doanh thu phụ trợ, riêng quý 1 mảng này gần như đóng góp chính đà tăng trưởng khi nguồn thu trong kỳ tăng 45%, từ mức 1.825 tỷ lên xấp xỉ 2.647 tỷ đồng. Song song, tỷ trọng đóng góp doanh thu toàn Công ty của mảng phụ trợ cũng tăng đáng kể, tính theo quý tăng từ mức 14,5% hồi quý 1/2018 lên hơn 19,4% trong quý 1/2019.

Chiều ngược lại, doanh thu khác cùng doanh thu chuyển giao sở hữu, quyền sở hữu và thuê tàu bay giảm sút so với cùng kỳ, lần lượt đạt 3.565 tỷ và 177 tỷ đồng.

Vietjet Air: Mảng phụ trợ tiếp tục tăng trưởng mạnh 45% quý đầu năm, đóng góp hơn 19% tổng doanh thu với 2.647 tỷ đồng - Ảnh 1.

Trở lại với mảng phụ trợ của Vietjet Air, bao gồm các mảng (1) doanh thu bán hàng hóa trên máy bay và bán hàng hóa miễn thuế, (2) doanh thu hoa hồng và quảng cáo, (3) doanh thu vận chuyển hàng hóa và từ các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hành khách (như phí cho sự thay đổi hoặc gia hạn các vé không được hoàn lại được ghi nhận doanh thu phụ trợ tại thời điểm thu phí).

Trong vòng 5 năm qua, doanh thu phụ trợ đã tăng gần 10 lần từ mức 836 tỷ lên 8.410 tỷ đồng tính đến cuối năm 2018. So với doanh thu vận tải, biên lợi nhuận của mảng phụ trợ tương đối cao, đồng thời ít chịu rủi ro dẫn đến đường tăng trưởng "mượt" hơn và ít biến động hơn so với vận chuyển.

Theo giới quan sát, việc tăng trưởng mạnh của mảng phụ trợ cũng đang được hỗ trợ bởi sự gia tăng số lượng khách ngoại theo chiến lược khai thác đường bay quốc tế của Công ty. Bởi, mức độ chi tiêu gia tăng của khách quốc tế cao hơn so với khách nội địa, từ đó thúc đẩy doanh thu phụ trợ.

Hiện, Vietjet đang tích cực thúc đẩy nguồn thu từ mảng phụ trợ thông qua việc đa dạng hóa thực đơn phục vụ trên tàu bay, đồng thời tăng cường dịch vụ mua sắm hàng lưu niệm, hàng miễn thuế…

Chưa dừng lại, doanh thu từ hoa hồng và quảng cáo cũng bắt đầu được Vietjet khai thác, thông qua việc dán quảng cáo trên thân tàu bay, hoặc bên trong tàu bay nhằm phục vụ nghe, đọc... cho những hành khách có chuyến bay dài.

Vietjet Air: Mảng phụ trợ tiếp tục tăng trưởng mạnh 45% quý đầu năm, đóng góp hơn 19% tổng doanh thu với 2.647 tỷ đồng - Ảnh 2.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
2 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
2 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
3 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
4 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
5 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.