VN-Index có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp với thanh khoản cải thiện, nhóm ngân hàng giao dịch khởi sắc

28/06/2022 16:59
Sự đồng thuận tại nhóm ngân hàng, bất động sản, xây dựng, bán lẻ, dầu khí… chứng kiến giao dịch khởi sắc xuyên suốt. Tổng KLGD trên HoSE đạt 14.426 tỷ đồng, tăng 17% so với phiên giao dịch ngày hôm qua.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua những sự rung lắc mạnh quanh ngưỡng 1.200 điểm suốt phiên sáng. Càng về phiên chiều, đà tăng của chỉ số chính được mở rộng với dòng tiền kéo vào nhóm ngân hàng là điểm sáng. VN-Index tiếp tục giữ vững phong độ tăng điểm với sắc xanh trải dài, thanh khoản trong phiên được cải thiện rõ rệt so với phiên trước.

Diễn biến theo nhóm ngành, thị trường ghi nhận sự phân hóa với sự xen kẽ của sắc xanh và đỏ. Sự đồng thuận tại nhóm ngân hàng, bất động sản, xây dựng, bán lẻ, dầu khí… chứng kiến giao dịch khởi sắc xuyên suốt. Trong khi, thép, chứng khoán, phân bón, thủy sản.. lại giao dịch ảm đạm, chìm trong sắc đỏ.

VN-Index có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp với thanh khoản cải thiện, nhóm ngân hàng giao dịch khởi sắc - Ảnh 1.

Nhóm ngân hàng giao dịch nổi bật nhất phiên khi hầu hết các mã chìm trong sắc xanh tăng điểm. Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bứt phá, phải kể tới BID, CTG, VCB, VPB, TCB thuộc top 5 các mã giao dịch tích cực nhất sàn, đóng góp tổng cộng khoảng 8 điểm cho đà tăng của VNIndex. Thậm chí, VIB kết phiên tím lịm, tăng 6,76%.

Hồi phục mạnh sau nhiều tuần giảm mạnh liên tiếp, nhóm BĐS-Xây dựng trở thành điểm sáng khi hàng loạt mã không những tăng điểm mà còn tăng kịch biên độ. Nhiều cái tên tăng kịch trần phải kể đến CEO, LDG, DPG, DIG, DLG, OGC… Ngoài ra, DRH (+6,2%); DTD (+5,96%); TIG (+5,69%); VC7 (+5,1%); VCG (+2,28%); CTD (+1,67%)… lần lượt bứt phá mạnh.

Nhóm năng lượng cụ thể là dầu khí luôn là nhóm ngành được săn đón gần đây. Phiên hôm nay tiếp tục giao dịch tích cực với hàng loạt cổ phiếu tăng điểm PVT (+3,47%); PVS (+3,25%); PVD (+1,72%); BSR (+1,72%)….

Đóng góp công sức chủ đạo cho sự khởi sắc của chỉ số chung phải kể tới nhóm vốn hóa lớn VN30. Chốt phiên VN30-Index tăng 16,74 điểm với độ rộng cao hơn VN-Index. Ngoài nhóm bank tăng điểm ấn tượng, nhiều mã khác cũng tăng mạnh như FPT, BVH, GAS, MSN, PLX…Ngược lại, NVL lại ảnh hưởng tiêu cực nhất chỉ số VN30 khi giảm tới 5,33%, theo sau VIC giảm 2%, HPG giảm 1,97%.

Cổ phiếu thép và chứng khoán lại ghi nhận sự phân hóa rõ rệt giữa các cổ phiếu. Trong khi HPG, VGS, NKG, HSG… giảm mạnh, POM và SMC lại giữ vững sắc xanh, thậm chí TIS còn xuất sắc tăng hết biên độ. Bên cạnh đó, nhóm chứng khoán lạc quan với đà tăng của HCM, HBS, APS, VIG,.. trong đó DSC tăng trần. Trái lại, nhóm chứng khoán vốn hóa lớn hơn như VND, SSI, VCI, MBS, SHS, BVS, FTS… lại đi ngược thị trường chung.

VN-Index có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp với thanh khoản cải thiện, nhóm ngân hàng giao dịch khởi sắc - Ảnh 2.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 15,28 điểm (1,27%) lên 1.218,1 điểm. HNX-Index tăng 3,45 điểm (1,23%) lên 283,87 điểm và UPCoM-Index tăng 0,86 điểm (0,98%) lên 89,01 điểm. Thanh khoản trên HOSE được cải thiện đôi chút, cao nhất trong vòng 5 phiên trở lại đây. Cụ thể, tổng KL giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận trên HoSE đạt 14.426 tỷ đồng, tăng 17% so với phiên giao dịch ngày hôm qua.

Về giao dịch khối ngoại, phiên hôm nay NĐT nước ngoài tiếp tục vị thế mua ròng hơn 176 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó họ mua ròng 155 tỷ đồng trên HOSE, mua ròng nhẹ 21 tỷ đồng trên HNX và bán ròng nhẹ hơn 120 triệu đồng trên UPCoM. Cụ thể, khối ngoại chuộng CTG với 107 tỷ đồng giá trị mua ròng, theo sau họ mua ròng 64 tỷ đồng MSN và 47 tỷ đồng DPM.

Trong một bối cảnh mà các rủi ro, đặc biệt trên bình diện thế giới vẫn đang ở mức khó lường. Ông Nguyễn Thanh Lâm - Giám đốc Phân tích khối KHCN CTCK MayBank Investment Bank quan điểm rằng mức độ tham gia thị trường của một bộ phận NĐT đặc biệt là nhóm KHCN sẽ có sự giảm sút đáng kể. Do đó hiện tượng thanh khoản thấp có thể vẫn sẽ tiếp tục trong giai đoạn tới đây cho đến khi có thêm các tín hiệu khởi sắc rõ nét hơn.

"Trong trạng thái thanh khoản thấp vẫn còn tiếp diễn, NĐT sẽ cần có chiến lược giao dịch thận trọng và linh hoạt. Thận trọng thể hiện qua việc NĐT khi tham gia giao dịch chỉ nên thực hiện với một mức tỷ trọng nhỏ và linh hoạt nương theo dòng tiền để hoán chuyển một cách nhanh chóng giữa các dòng cổ phiếu với nhau. Nhìn chung thì đây vẫn sẽ là giai đoạn chưa dễ dàng tạo lợi nhuận tốt cho các hoạt động giao dịch ngắn hạn", ông Lâm nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thanh khoản thị trường thấp cho thấy dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại. Khi dòng tiền chưa quay trở lại thì chưa thể xác nhận được đà tăng của thị trường.

Chuyên gia Yuanta cho rằng, có hai yếu tố tích cực hỗ trợ cho thị trường. Thứ nhất, chỉ số giá hàng hóa đã giảm rất mạnh trong hai tuần liên tiếp cho thấy áp lực lạm phát có thể hạ nhiệt trong tháng 6. Theo đó, Fed có thể nhẹ tay hơn trong việc tăng lãi suất trong thời gian tới từ đó tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư. Thứ hai, diễn biến thị trường Mỹ đang rất tốt và đã xác lập xu hướng tăng. Điều này cũng là một yếu tố tích cực giúp hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư trong thời gian tới.

"Tôi cho rằng thị trường vẫn đang trong nhịp hồi ngắn hạn, chứ chưa xác nhận xu hướng tăng rõ rằng. Song vẫn có thể kỳ vọng thị trường sẽ bứt phá mạnh trong thời gian tới do những thông tin tiêu cực dần đã được phản ánh. Nếu thị trường tiếp tục duy trì được đà tăng vượt ngưỡng 1.240 điểm thì xu hướng tăng sẽ chính thức được xác nhận", ông Minh phân tích.

https://cafef.vn/vn-index-co-phien-tang-diem-thu-2-lien-tiep-voi-thanh-khoan-cai-thien-nhom-ngan-hang-giao-dich-khoi-sac-2022062815311732.chn

Tin mới

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn
20 giờ trước
Đây là sản phẩm có vai trò rất quan trọng tại các cảng biển.
Mazda CX-5 lần đầu bán vượt Xpander, Ranger trong năm nay, dễ thành xe xăng/dầu bán chạy nhất tháng tại Việt Nam sau cơn sốt giảm giá kịch sàn
20 giờ trước
Mazda CX-5 đứng trước cơ hội ẵm cả danh hiệu xe động cơ đốt trong bán chạy nhất thị trường và vua doanh số phân khúc SUV hạng C.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
21 giờ trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.
Chiếc xe tay ga không ABS của nhà Suzuki khiến thị trường Trung Quốc 'náo loạn': Người dùng nóng ruột, hãng vẫn im lặng!
21 giờ trước
Theo thông tin từ Moto Fine, trang web chuyên phân tích những thông tin về xe máy tại thị trường Trung Quốc, phiên bản ABS của Suzuki UY125 có thể sẽ ra mắt vào khoảng tháng 9 năm nay, trùng với lịch ra mắt bản nâng cấp năm ngoái.
Giá iPhone 17 sắp tăng, do “cơn bão” thuế quan?
21 giờ trước
Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.