VNDIRECT: Bất chấp làn sóng dịch lần 3, dự báo GDP 2021 Việt Nam vẫn ở mức 7,1%

12/02/2021 13:01
VNDIRECT vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của nền kinh tế Việt Nam Trong báo cáo cập nhật vĩ mô mới nhất, tại mức 7,1%.

Lĩnh vực sản xuất tiếp tục mở rộng

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2021 giảm 3,2% so với tháng trước nhưng tăng tới 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước có nguyên nhân chính là thời điểm tháng 1 năm ngoái trùng với lịch nghỉ Tết Âm lịch, do đó sản lượng công nghiệp trong kỳ đó đạt mức thấp.

VNDIRECT: Bất chấp làn sóng dịch lần 3, dự báo GDP 2021 Việt Nam vẫn ở mức 7,1% - Ảnh 1.

Trong khi đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng 1/2021 giảm nhẹ xuống 51,3 điểm từ mức 51,7 điểm của tháng 12/2020, tuy nhiên vẫn nằm trên mức 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục được mở rộng trong tháng vừa qua.

Đối với các phân ngành nhỏ hơn, VNDIRECT nhìn thấy một số ngành tăng trưởng tích cực trong kỳ như sản xuất than cốc và sản phẩm dầu mỏ tinh chế (tăng 18,9% so với tháng trước), khai thác than cứng và than non (tăng 6,1% so với tháng trước), sản xuất thiết bị điện (tăng 4,7% so với tháng trước) và sản xuất đồ nội thất (tăng 2,3% so với tháng trước).

Ngược lại, các ngành như khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (giảm 16,6% so với tháng trước), sản xuất xe có động cơ (giảm 11,4% so với tháng trước), sản xuất điện tử (giảm 5,9% so với tháng trước) và sản xuất thực phẩm (giảm 4,2% so với tháng trước) chứng kiến sự suy giảm hoạt động trong tháng 1/2021.

Ngành dịch vụ tiếp tục cải thiện

Ngành dịch vụ khởi động năm mới tương đối tích cực với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2021 đạt 480 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 3,6% so với tháng trước và 6,4% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng trưởng tháng 1/2021 đạt 6,7% so với cùng kỳ (tháng 1/2020 tăng 8,0% so với cùng kỳ).

VNDIRECT: Bất chấp làn sóng dịch lần 3, dự báo GDP 2021 Việt Nam vẫn ở mức 7,1% - Ảnh 2.

Cụ thể hơn, doanh thu dịch vụ và ăn uống tăng 2,7% so với tháng trước (giảm 4,1% so với cùng kỳ) trong khi doanh thu lữ hành tăng nhẹ 0,7% so với tháng trước (giảm 6,2% so với cùng kỳ). Đây là những phân ngành dịch vụ chịu tác động lớn nhất từ dịch Covid-19 và ghi nhận mức phục hồi tương đối chậm trong thời gian vừa qua. Ở chiều ngược lại, bán buôn bán lẻ tiếp tục chứng kiến sự khởi sắc với doanh số tăng.

Ở chiều ngược lại, bán buôn bán lẻ tiếp tục chứng kiến sự khởi sắc với doanh số tăng mạnh 4,1% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ trong khi các dịch vụ khác ghi nhận mức tăng 1,1% so với tháng trước và 7,3% so với cùng kỳ 2020.

Làn sóng lây nhiễm thứ 3 làm gia tăng nhiều yếu tố bất định

Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ ba đã lây lan đến 13 địa phương. Theo đó, VNDIRECT nhận định, đợt bùng phát Covid-19 mới sẽ làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong hai tháng tới. Như vậy, ngành dịch vụ chịu tác động mạnh nhất bởi làn sóng Covid-19 thứ ba này bởi 2 yếu tố:

Đầu tiên, sự phục hồi của ngành du lịch có thể bị chững lại do làn sóng Covid-19 mới. Báo cáo từ các công ty du lịch và hàng không cho thấy nhiều du khách đã hủy đặt chuyến bay và đặt phòng khách sạn, hoặc tạm hoãn kế hoạch của họ vì sợ bị lây bệnh khi đi du lịch.

Thứ hai, việc phong tỏa thành phố Chí Linh và đóng cửa một số dịch vụ không thiết yếu ở các tỉnh, thành phố khác có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của một số phân ngành dịch vụ, đặc biệt là phân ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, du lịch và giải trí.

VNDIRECT kết luận, tiềm năng tăng trưởng và rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế Việt Nam trong tháng 1/2021 và sẽ cần thêm thời gian để quan sát và định lượng các tác động tiềm tàng đối với triển vọng nền kinh tế.

Nhìn chung, nền tảng tế vĩ mô của Việt Nam sẽ tiếp tục được củng cố với thặng dư tài khoản vãng lai, thặng dư thương mại lớn, dự trữ ngoại hối tiếp tục gia tăng và áp lực lạm phát giảm; những bước đệm này sẽ giúp Việt Nam đối phó với những rủi ro bên trong lẫn bên ngoài. Teo đó, VNDIRECT giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của nền kinh tế Việt Nam ở mức 7,1%.

Tin mới

Loài giun biển từng nghĩ đến đã sợ nay lột xác thành 'mì chính của nhà giàu', giá lên đến 10 triệu đồng/kg
9 giờ trước
Trước đây, sá sùng xuất hiện dày đặc ở Quan Lạn, Vân Đồn (Quảng Ninh), nhiều đến nỗi ăn phát ngán. Nhưng khoảng 20 năm gần đây, từ khi câu chuyện về mì chính thiên nhiên được lan truyền, lượng người mua tăng vọt, giá cả cũng tăng hàng chục lần.
Thu giữ số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng giấu trong quần áo tại sân bay
9 giờ trước
Số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng được người đàn ông giấu tinh vi trong quần áo.
'Báo động đỏ' sầu riêng Việt Nam
10 giờ trước
Trong “tâm thư” gửi Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, Hiệp Hội Sầu riêng Đắk Lắk nêu ra hàng loạt bất cập của ngành hàng tỷ USD. Hàng trăm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói bị thu hồi thực sự là vấn đề cần “báo động đỏ”.
Sở hữu VinFast VF 8 tại Canada, nam Gen Z chia sẻ: ‘Tăng tốc tốt như xe xăng máy V6, nhiều người trầm trồ không tin Việt Nam cũng có thể sản xuất ô tô’
10 giờ trước
Theo bạn Hoàng Tiến Huy, VinFast VF 8 vận hành tốt trong mọi điều kiện địa hình như đi phố, đường cao tốc, đường đèo núi hay điều kiện thời tiết khó như sương mù dày đặc.
'Biến' mới tại phân khúc sedan rẻ nhất thị trường: Đồng loạt giảm sâu kỷ lục cứu doanh số, giá thấp nhất chỉ 342 triệu đồng
11 giờ trước
Giá xe sedan hạng B ghi nhận mức giảm mạnh chưa từng thấy.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.708.589 VNĐ / thùng

65.85 USD / bbl

0.72 %

+ 0.47

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.622.113 VNĐ / thùng

62.52 USD / bbl

0.79 %

+ 0.49

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.444.539 VNĐ / m3

3.48 USD / mmbtu

1.47 %

+ 0.05

Than đá

COAL

2.608.820 VNĐ / tấn

100.55 USD / mt

1.31 %

+ 1.30

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

'Cú rơi sốc' của dòng chảy ô tô vào Nga từ Trung Quốc
11 giờ trước
Trong 10 năm này, dòng chảy của ô tô Trung Quốc vào Nga cho thấy một kịch bản rất bất ngờ.
Một dự án từng bị nhiều ‘cá mập’ nước ngoài từ bỏ, sang nhượng cho PVN với giá 1 USD, giờ mang về hàng tỷ USD mỗi năm
3 ngày trước
Giai đoạn 1993-1999, dự án lần lượt được chuyển giao giữa các nhà điều hành nước ngoài và họ cũng lần lượt rút lui. Chỉ đến năm 2003, khi về tay PVEP, dự án này mới bắt đầu khởi sắc.
Bớt hào hứng với dầu Nga, Trung Quốc khai phá mỏ dầu thô mới: Nhập khẩu tăng gần gấp 30 lần, Mỹ cũng là khách hàng ‘ruột’
3 ngày trước
Ngoài Trung Quốc, dầu thô của quốc gia này đang được lòng các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brunei và Đài Loan.
Video từ trên cao cho thấy cảnh tượng "không tưởng" tại Trung Quốc: Đây là cách họ thống trị lĩnh vực này
17/05/2025 08:14
Quốc gia này đi sau nhưng lại vượt trước trong đường đua năng lượng.