Xử lý tại 8B Lê Trực: "Không có tòa xử thì 10 năm nữa vẫn thế"

16/02/2020 06:00
(Dân Việt) Cơ quan chức năng càng loay hoay, chậm trễ trong việc xử lý trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực thì người chịu thiệt thòi nhất là hàng chục khách hàng đã bỏ tiền tỉ mua nhà tại dự án này chưa biết bao giờ được dọn đến ở.

Người dân mong mỏi được về nhà

Thông tin về tiến độ xử lý vi phạm công trình 8B Lê Trực mới đây nhất, Chủ tịch UBND quận Ba Đình (TP.Hà Nội) Tạ Nam Chiến khẳng định, chỉ có việc xử lý nhanh phần vi phạm của tòa nhà này thì người dân mới sớm được nhận căn hộ.

Tuy nhiên, chính vị Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng thừa nhận, đến nay đã gần 4 năm trôi qua, cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án cưỡng chế xử lý phá dỡ giai đoạn 2 công trình. Do vậy cũng không thể “chốt” thời gian xử lý dứt điểm vi phạm tại 8B Lê Trực. Thậm chí, đơn cử như mỗi việc quyết toán, thanh toán chi phí cho đợt phá dỡ giai đoạn 1 là tầng 19 và tum đến nay chưa có cơ sở để thanh toán dù đã qua 4 năm.

xu ly tai 8b le truc: "khong co toa xu thi 10 nam nua van the" hinh anh 1

Nằm ngay giữa trung tâm Thủ đô nhưng nhiều năm qua, sai phạm tại công trình 8B Lê Trực chưa được xử lý triệt để. (ảnh T.Kháng)

Như vậy, có thể thấy rõ tiến độ xử lý vi phạm công trình 8B Lê Trực của UBND quận Ba Đình và TP.Hà Nội quá chậm trễ, chưa đảm bảo quyền lợi của người mua nhà. Thiết nghĩ, trường hợp quận Ba Đình không tìm được đơn vị tư vấn, không xây dựng được phương án phá dỡ vi phạm tại công trình 8B Lê Trực thì người dân sẽ phải chờ đến bao giờ? Trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị để xảy ra chậm trễ trong xử lý vi phạm sẽ bị xử lý thế nào?

Bức xúc trước sự kéo dài nhiều năm chưa có hồi kết của vụ việc, những ngày sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhiều người mua nhà tại dự án 8B Lê Trực đã liên tục gửi đơn “cầu cứu” khắp nơi, thậm chí tập trung đông người tại công trình và trụ sở UBND phường Điện Biên, quận Ba Đình căng băng rôn, biểu ngữ đòi quyền lợi “bị bỏ quên” của mình.                                                            

Anh Vũ Hải Đường - chủ căn hộ tại công trình 8B Lê Trực bức xúc: “Đã bước sang năm thứ 5 đợi chờ, người dân chúng tôi đã mất quá nhiều thứ: Tiền bạc, sức khỏe, thời gian, nhiều người còn bị ảnh hưởng đến cả hạnh phúc gia đình. Có người mua nhà nhưng chưa kịp đến ở đã mất. Vậy mà, giờ chúng tôi vẫn tiếp tục phải chờ”.

xu ly tai 8b le truc: "khong co toa xu thi 10 nam nua van the" hinh anh 2

Người mua nhà tập trung trước công trình 8B Lê Trực kiến nghị chính quyền giải quyết triệt để vi phạm để người dân sớm được nhận nhà. (ảnh T.Kháng)

Chung nỗi bức xúc, chị Nguyễn Thị Hương – một khách hàng mua nhà tại công trình 8B Lê Trực cho rằng: "Chúng tôi là công dân, chúng tôi sẵn sàng tuân thủ quy định của pháp luật. Thế nhưng 4 năm qua chúng tôi đã tuân thủ rồi và họ không làm gì cho chúng tôi cả. Xử lý cho tồn tại hay phá dỡ mong TP.Hà Nội, quận Ba Đình phải có phương án, thời hạn cụ thể chứ không thể nói là chờ và chờ mãi như thế này được. Tôi được biết nếu phá dỡ sẽ không đảm bảo về mặt kỹ thuật. Những người cư dân như chúng tôi phải chịu những thiệt thòi, liên đới không ít thì nhiều”.

Cũng theo chị Hương bày tỏ, hiện nay, chủ đầu tư đã đưa ra những lý luận khẳng định việc cấp Giấy phép xây dựng (GPXD) của Sở Xây dựng là không đúng, tại sao cơ quan chức năng chưa rà soát lại. Và, việc “cắt ngọn” tầng 17 và 18 trên cơ sở là vi phạm chiều cao có triệt để và hợp lý hay không? Có phải là phương án tốt nhất không? Bởi, hiện nay, cơ quan chức năng chưa có phương án phá dỡ và thừa nhận việc phá dỡ là rất khó khăn. Tiếp đó, nếu phá dỡ tầng 17, 18 thì công trình này lại không đúng với GPXD cấp cho công trình vì trong giấy phép cấp có 2 tầng này, tại sao lại phá? Quyền lợi của những người mua nhà tại 2 tầng này thì ra sao khi họ mua căn hộ tại tầng hợp pháp, có trong GPXD?

Cần kiện ra toà

Có thể thấy sau nhiều năm TP.Hà Nội hô vang khẩu hiệu “kiên quyết xử lý” vi phạm tại công trình 8B Lê Trực nhưng đến nay vẫn đứng đó như người chờ “phán xử”, chưa có phương án chính thức nào được đưa ra. UBND TP.Hà Nội cũng nhiều lần yêu cầu Sở Xây dựng, UBND quận Ba Đình xem xét phương án xử lý, các đơn vị này sau đó cũng lần lượt báo cáo, kiến nghị. Thế nhưng, sự việc cũng dừng lại ở việc “trên dưới” chờ nhau, “quả bóng” trách nhiệm tiếp tục bị đá đi, đá lại.

Theo KTS Phạm Thanh Tùng – Ủy viên ban thường vụ, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, để sớm giải quyết được vi phạm, đầu tiên, cơ quan chức năng cần xem lại trình tự cấp phép xây dựng như thế nào; Trong quá trình thanh tra xây dựng ra sao; Cái gì chủ đầu tư làm sai phải xử lý.

xu ly tai 8b le truc: "khong co toa xu thi 10 nam nua van the" hinh anh 3

Quận Ba Đình thừa nhận chưa có phương án phá dỡ vi phạm giai đoạn 2 và không chốt được thời gian xử lý dứt điểm. (ảnh T.Kháng)

Đưa ra quan điểm về việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực, ông Tùng cho rằng, cần trưng dụng toàn bộ phần đã xây ngoài giấy phép thành công ích của nhà nước.

“Không nên đập phá đi vì sẽ có hậu quả không lường được. Ở thế giới không ai làm việc đó cả. Khi xảy ra xây dựng sai rồi thì phải quy trách nhiệm rất rõ, giải quyết theo hướng như đã nói đó là thu hồi diện tích vi phạm thành công ích của nhà nước”, ông Tùng nói.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, người dân mua nhà vô tội nhưng 5 năm nay không có nhà ở là bất cập. Chúng ta không thể để xảy ra tình trạng "Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết". Đây không phải là công trình nào đó mà là công trình nhà ở, có tên, nó là hàng hoá. Người dân bỏ tiền thì người ta được sử dụng.

Còn ở góc độ người làm luật, luật sư Quách Thành Lực - Công ty Luật TNHH LSX (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, sự việc này cần phải kiện ra toà. Toà án sẽ xem xét nguyên nhân khiến dự án không bàn giao được là do đâu, lỗi do chủ đầu tư hay chính quyền, khi đó các quan hệ mới rõ ràng ra được.

Nếu lỗi sai do chính quyền thì chính quyền phải chịu trách nhiệm. Lỗi do chủ đầu tư thì chủ đầu tư thậm chí phải bán mọi thứ đi để trả lại quyền lợi cho người dân.

"Nếu không kiện ra toà thì 10 năm nữa sự việc vẫn cứ thế. Bao nhiêu tài sản "chôn" ở đó, dân khổ", luật sư Lực nói.

Tin mới

iPhone 15 sẽ có thêm màu đỏ mới
3 giờ trước
iPhone 15 chuẩn bị có thêm màu mới siêu đẹp, ra mắt ngay trong tuần tới
Cư dân mạng than trời vì tiền điện tăng gấp đôi gấp ba tháng trước, có người lên đến cả chục triệu đồng
3 giờ trước
Nắng nóng vào đợt đỉnh điểm kéo theo hóa đơn tiền điện cũng liên tục tăng cao khiến nhiều người choáng váng.
Trà sữa phân vịt đang hot rần rần vì cái tên độc lạ: Nghe đã thấy "nghẹn họng", uống thử thì cảm giác thế nào?
3 giờ trước
Nghe tên món trà sữa phân vịt, rất nhiều người cảm thấy tò mò nhưng không phải ai cũng dám uống thử.
Cà phê 'ngóng trông' tín hiệu mùa vụ
3 giờ trước
Giá cà phê trong nước cũng như giao dịch trên sàn quốc tế liên tục phá đỉnh lịch sử. Điều này khiến cho không chỉ thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế giới đều đang ngóng trông vào các tín hiệu mùa vụ từ các nước có nguồn cung lớn. Mối lo ngại về vụ cà phê không thuận lợi ở Brazil và Việt Nam đang tích cực hỗ trợ giá cà phê lên cao.
Tình trạng khan hiếm đẩy giá dầu oliu lên mức cao kỷ lục
3 giờ trước
Tình trạng thiếu hụt dầu oliu, đôi khi được gọi là

Tin cùng chuyên mục

Mazda BT-50 âm thầm bị rút khỏi thị trường Việt Nam
9 giờ trước
Mẫu bán tải Nhật Bản Mazda BT-50 lặng lẽ rời khỏi thị trường Việt Nam trong tình trạng "không kèn không trống", khi gặp khó khăn chồng chất.
Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô: Chú trọng phát triển đô thị vệ tinh
18 giờ trước
Việc điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa là thời cơ nhưng cũng là thách thức đối với công tác quy hoạch cho phát triển đô thị Thủ đô. Trong đó, chuyên gia nhận định Hà Nội cần chú trọng phát triển 5 đô thị vệ tinh góp phần tạo nên diện mạo mới về không gian đô thị.
Đại gia nước ngoài đổ bộ, chi hơn 1,7 tỷ USD vốn ngoại "săn" bất động sản Việt Nam
18 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, tính đến 20/4, Việt Nam thu hút được hơn 9,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó hai lĩnh vực là công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản đứng đầu.
Khu vực Nam Hà Nội ở đâu là đích ngắm mới của nhà đầu tư bất động sản?
1 ngày trước
Trong bối cảnh bất động sản trung tâm Hà Nội liên tục tăng mạnh, Thường Tín nhanh chóng trở thành cái tên được chú ý nhờ chuẩn bị lên quận, cùng hàng loạt quy hoạch lớn.