Đầu tư làm ô tô là “cuộc chơi” vô cùng tốn kém. Có doanh nghiệp phải chịu lỗ 5-10 năm, thậm chí 20 năm. Có DN gánh chịu rủi ro lớn khi phải rời cuộc chơi, ôm đống lỗ.
Ngành công nghiệp ô tô chỉ có thể phát triển khi có thị trường và cơ hội thị trường đó phải dành cho các nhà sản xuất trong nước chứ không phải cho xe nhập khẩu.
Năm 2021, cạnh tranh trong phân khúc SUV đô thị tiếp tục sôi động. Sẽ có thêm phiên bản mới ra mắt, được chờ đợi nhất là mẫu Kona và HR-V mới. Không chỉ tăng thêm công nghệ, chính sách bán hàng cần hấp dẫn mới giành được thị phần.
Là nước đông dân thứ 3 ASEAN sau Indonesia và Philippines với thu nhập ngày càng tăng lên, nhưng tỷ lệ sở hữu xe cá nhân tại Việt Nam hiện thấp nhất khu vực.
Quy mô thị trường ô tô Việt Nam đã đủ lớn để có thể đẩy mạnh sản xuất lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Trong lúc đại dịch Covid-19 hoành hành, nhiều người có nhu cầu mua ô tô nhưng bị hạn chế về năng lực tài chính đã lựa chọn những dòng xe có giá bán từ 600 triệu đồng trở xuống. Vì vậy, những mẫu sedan hạng B đang có lợi thế.
Thị trường ô tô Việt Nam mới khởi sắc được vài năm thì bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Doanh số bán của xe lắp ráp trong nước không khởi sắc, báo hiệu ngành công nghiệp ô tô đang thụt lùi.
Một số DN cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid nên doanh số bán ô tô giảm mạnh, tồn kho tăng lên. Vào lúc này, khách hàng chỉ chi tiền mua xe khi có những ưu đãi lớn, vì vậy đã đẩy mạnh khuyến mãi, đại hạ giá.
Thị trường xe hơi ở đô thị lớn ảm đạm trong mùa dịch khiến các khoản chi phí tự quảng cáo, marketing trở thành gánh nặng với các chuyên viên bán hàng.
Nhiều mẫu ô tô đang giảm giá mạnh, tuy nhiên sức mua vẫn thấp. Cho dù có tăng trưởng mạnh trong tháng 2/2020 nhưng tính từ đầu năm tới nay, hầu hết các DN đều sụt giảm doanh số.