10 năm trồng ở Việt Nam, năng suất ngô biến đổi gen chỉ tăng nửa tạ/ha

07/10/2024 08:07
Nhìn lại 10 năm giống ngô biến đổi gen được công nhận tại Việt Nam, đại diện Bộ NN-PTNT cho rằng cần “bàn” lại để cải thiện năng suất ngô qua từng năm.

Ngày 5-10, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) và Báo Nông nghiệp Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

10 năm trồng ở Việt Nam, năng suất ngô biến đổi gen chỉ tăng nửa tạ/ha - Ảnh 1

Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Ảnh: BTC

TS Đinh Công Chính, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) dẫn thống kê từ năm 2015-2023, diện tích ngô giảm từ gần 1,2 triệu ha xuống 884.000 ha, năng suất năm 2015 đạt 44,8 tạ/ha nhưng đến năm 2023 chỉ tăng lên 50,2 tạ/ha.

Như vậy, trong 10 năm qua, khi đưa ngô chuyển gen vào sản xuất, năng suất ngô của Việt Nam chỉ tăng được lên 540 kg/ha (trung bình tăng 54 kg/ha/năm). Trong khi đó, tỉ lệ nhập khẩu tăng từ 58,8% lên 68,6%.

“Nhìn lại mỗi năm, năng suất ngô trung bình chỉ cải thiện nửa tạ/ha là rất thấp! Đây là những con số cần phải thảo luận để có cách làm tối ưu hơn. Ngô chuyển đổi gen rất tốt nhưng làm thế nào để ứng dụng cải thiện năng suất lại là một câu chuyện” - đại diện Cục Trồng trọt đánh giá.

Tính đến hết ngày 30-9-2024, Bộ NN-PTNT (Cục Trồng trọt) đã công nhận tổng số 31 giống ngô biến đổi gen (GMO), bao gồm: 30 giống ngô GMO tạo ra từ giống nền được công nhận theo Thông tư 29 Quy định về các biện pháp lâm sinh và 1 giống ngô GMO được công nhận theo Luật Trồng trọt và Nghị định 94 hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế - IRRI, thế giới có khoảng 200 triệu ha cây trồng biến đổi gen. Tỉ lệ chiếm nhiều nhất là đậu tương, lên tới gần 80% diện tích.

Ngoài ra, diện tích trồng ngô cũng tới hơn 25%. Bên cạnh nuôi cấy ngô , công nghệ sinh học giúp đẩy mạnh sử dụng các chế phẩm sinh học, giúp đảm bảo mùa vụ, nâng cao thu nhập cho người dân.

“Điều đáng tiếc là áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng ngày càng tăng và chưa đạt mục tiêu của Đảng, Nhà nước đặt ra. Trong đó, cản trở chính là nhận thức” - ông Phát nói.

Hiện công nghệ sinh học đã phát triển sang công nghệ vi sinh, công nghệ nano, công nghệ tế bào, công nghệ chỉnh sửa gen… giúp ngành nông nghiệp đạt được những đỉnh cao mới. 

Giới hạn áp dụng công nghệ sinh học cũng không còn bó buộc trong trồng trọt, mà mở ra sang chăn nuôi, thủy sản.

Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ số, công nghệ AI… cũng là một bước đệm giúp công nghệ sinh học có thể phát triển mạnh hơn.

Do đó, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kêu gọi cần phải có chiến lược đào tạo nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tận dụng xung lực từ công nghệ sinh học.

Theo thống kê của Tổ chức Quốc tế về Ứng dụng Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp (ISAAA), đến nay đã có 73 nước trên toàn thế giới chấp nhận cây trồng chuyển gen, bởi loại cây trồng này thể hiện vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho người nông dân, tiết kiệm thời gian và công sức lao động trên đồng ruộng, tiết giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu mỗi vụ.

Tin mới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
11 giờ trước
Việt Nam hiện là quốc gia có giá bán gạo cao nhất thế giới, vượt qua cả hai thị trường lớn là Thái Lan, Ấn Độ.
Sầu riêng Việt Nam hụt hơi trước Thái Lan tại thị trường Trung Quốc, một quốc gia ĐNÁ âm thầm tăng tốc
9 giờ trước
Sầu riêng Việt mất lợi thế tại Trung Quốc do ảnh hưởng bởi kiểm tra chất lượng, đặc biệt là với kim loại nặng và chất vàng O.
Ai cũng phải bán hàng online: Hàng của Apple thu về hơn 1.700 tỷ đồng từ các sàn, Samsung, Xiaomi cũng 'bỏ túi' hàng trăm tỷ đồng
9 giờ trước
3 hãng điện thoại trên đều thuộc Top 10 thương hiệu có doanh số cao nhất quý 1/2025, theo Metric.
Giá xăng sắp tăng mạnh sau cú chạm đáy 5 năm?
9 giờ trước
Sau 2 lần giảm liên tiếp, theo các doanh nghiệp, trong kỳ điều hành ngày mai (24/4), giá xăng RON 95 dự báo có thể tăng 690 đồng/lít, xăng E5RON 92 tăng 660 đồng/lít. Còn giá dầu tăng từ 420 - 460 đồng/lít.
Trong làn sóng cắt giảm nhân sự, cơ hội việc làm nào cho người trên 35 tuổi trong lĩnh vực logistic?
8 giờ trước
Ngoại trừ làm shipper, thì trên 35 tuổi có thực sự có cơ hội việc làm trong một ngành đầy biến động và cạnh tranh như logistic? Thực tế, đằng sau mỗi gói hàng đến đúng giờ là cả một hệ thống cần người điều phối, kiểm tra chất lượng, xử lý khiếu nại, đào tạo đội ngũ, và hơn thế nữa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.874.540 VNĐ / tấn

168.50 JPY / kg

0.96 %

+ 1.60

Đường

SUGAR

10.304.192 VNĐ / tấn

18.05 UScents / lb

0.33 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

238.861.048 VNĐ / tấn

9,224.50 USD / mt

1.18 %

+ 107.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

219.973.102 VNĐ / tấn

385.33 UScents / lb

1.62 %

+ 6.15

Gạo

RICE

15.676 VNĐ / tấn

13.31 USD / CWT

1.77 %

- 0.24

Đậu nành

SOYBEANS

9.914.096 VNĐ / tấn

1,042.00 UScents / bu

0.68 %

+ 7.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.587.303 VNĐ / tấn

300.85 USD / ust

0.45 %

+ 1.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Trong 3 tháng, Mỹ đã tăng mua một mặt hàng của Việt Nam, trị giá vượt 2 tỷ USD
10 giờ trước
Đây là dấu hiệu tích cực.
Trung Quốc siết nhập khẩu từ Mỹ: Nhiều mặt hàng chủ lực giảm tới 90%, có sản phẩm về 0
1 ngày trước
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đang tác động trực tiếp lên dòng chảy hàng hóa giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thậm chí có một số mặt hàng còn giảm xuống mức 0.
Nông nghiệp Indonesia cần gì từ TTC AgriS?
1 ngày trước
Hiện thực hóa ngay các đồng thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4, hai tập đoàn nông nghiệp hàng đầu quốc gia TTC AgriS (Việt Nam) và Sungai Budi Group (Indonesia) đã ký kết hợp tác dưới chứng kiến của Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia cùng lãnh đạo cấp cao hai nước.
Xuất khẩu “không cho hết trứng vào một giỏ” ứng phó rủi ro thuế quan
1 ngày trước
Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu Việt Nam muốn phát triển bền vững, tránh những rủi ro thì cần quán triệt nguyên tắc “không cho hết trứng vào một giỏ”