8 nước có nguy cơ rơi vào 'bẫy nợ' của Trung Quốc

12/03/2018 13:50
(NDH) Tham vọng cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh dường như không phải để giúp các nước phát triển.

Năm ngoái, với hơn một tỷ USD nợ Trung Quốc, Sri Lanka từng phải chuyển giao một cảng cho các công ty thuộc sở hữu của Chính phủ Bắc Kinh. Giờ đây, Djibouti, căn cứ chính của quân đội Mỹ ở châu Phi, có thể sắp phải trao quyền kiểm soát một cảng trọng điểm khác cho một công ty có liên quan đến chính quyền cường quốc châu Á.

Các dự án Trung Quốc tài trợ khá "mập mờ" (Nguồn: Reuters).

Bắc Kinh "khuyến khích sự phụ thuộc bằng cách sử dụng các hợp đồng mập mờ, hoạt động vay mượn kiểu 'săn mồi', và những giao dịch tham nhũng đẩy các quốc gia vào cảnh nợ nần và mất chủ quyền", Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhận định hôm 6/3. Ông cho rằng Trung Quốc có tiềm năng giải quyết khoảng cách về cơ sở hạ tầng ở châu Phi, nhưng cách tiếp cận của nước này không tạo ra công việc mà chỉ dẫn đến tình trạng nợ nần ở hầu hết các quốc gia.

Một số người gọi đây là "ngoại giao bẫy nợ": Cung cấp các khoản vay cơ sở hạ tầng giá rẻ nhưng rất dễ dẫn đến vỡ nợ nếu các nền kinh tế nhỏ hơn không có đủ tiền mặt để trả lãi. Ở Sri Lanka, tâm lý bức xúc vẫn còn ở quanh Hambatota và các dự án như "sân bay tồi nhất thế giới".

Trung Quốc tung hô sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Chủ tịch Tập Cận Bình với mong muốn trở thành nhà lãnh đạo thương mại toàn cầu bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông cho các nền kinh tế đang phát triển. Điều này giúp lấp đầy khoảng trống trên trường quốc tế do Mỹ tạo ra khi Tổng thống Donald Trump giương cao khẩu hiệu "nước Mỹ trước tiên". Tuy nhiên, cũng như các dự án quốc tế của phương Tây, Trung Quốc đang phải đối mặt với cáo buộc về hành vi đế quốc khi "siết nợ".

8 quốc gia dễ bị tổn thương trước những khoản nợ cao là Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông Cổ, Montenegro, Pakistan và Tajikistan, Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD), một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, phân tích nợ do Trung Quốc sở hữu, cho biết.

8 quốc gia bị đe dọa vì nợ "Vành đai, Con đường" (Nguồn: CGD).

Mặc dù không ước tính khoản nợ này có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng và dữ liệu chỉ được thu thập từ báo cáo truyền thông, các nhà nghiên cứu vẫn cho biết bằng chứng đưa ra gây lo ngại về những áp lực kinh tế phát sinh từ nợ nần, làm suy yếu nỗ lực phát triển. Trong quá khứ, Trung Quốc từng có những cách xử lý nợ không nhất quán và không theo thông lệ quốc tế khi làm việc với các nước nghèo. Đôi khi nước này xóa nợ nhưng cũng có lúc đòi đền bù bằng cách tranh chấp lãnh thổ hoặc kiểm soát cơ sở hạ tầng.

CGD cho rằng Trung Quốc nên cố gắng đưa các nước khác vào các chương trình đầu tư để phân chia nợ một cách bình đẳng hơn. Ngoài ra, nước này phải áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt và phải minh bạch hơn về khoản hỗ trợ của mình. Một số quốc gia không chờ Bắc Kinh hành động: Pakistan và Nepal từng từ chối các khoản vay của cường quốc châu Á trong năm qua để dùng các nguồn tài trợ khác.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
13 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.