Áp lực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ nặng gánh lo

19/07/2018 10:22
Đồ gỗ Trung Quốc núp bóng Việt Nam để xuất sang thị trường Mỹ sẽ dẫn đến nhiều rủi ro; nếu Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với đồ gỗ Việt Nam, điều đó sẽ tác động rất lớn đến toàn ngành.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với gói đánh thuế mới đây của Mỹ lên đến 200 tỉ USD, trong đó mặt hàng đồ gỗ phải chịu thuế 10%, mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam.

Cơ hội tăng bán hàng vào Mỹ

Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của châu Á và là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Sáu tháng đầu năm 2018, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ ước đạt 4,1 tỉ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến cả năm ngành gỗ có thể xuất khẩu đạt 9 tỉ USD (năm 2017 ngành gỗ xuất khẩu đạt 8 tỉ USD).

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, do thiếu nguồn cung trong nước, hằng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn gỗ nguyên liệu. Những tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp (DN) đã nhập gần 1,1 tỉ USD gỗ nguyên liệu, trong đó nhập khẩu từ Mỹ khá lớn và có xu hướng gia tăng. "Sử dụng gỗ nguyên liệu của Mỹ, sau đó sản xuất và xuất đồ gỗ sang Mỹ sẽ không bị đánh thuế" - ông Khanh cho biết.

Áp lực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ nặng gánh lo - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đang có nhiều cơ hội tăng bán hàng vào Mỹ

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam đã xuất sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2017, kim ngạch từ 4 thị trường này đạt trên 5,8 tỉ USD, chiếm gần 76% trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ tất cả các thị trường. Riêng đối với các mặt hàng đồ gỗ, thặng dư thương mại của Việt Nam từ Mỹ đạt trên 2 tỉ USD. Từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đang tăng trưởng tốt, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản. Đến thời điểm này, những tín hiệu xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn ổn định.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, cho biết Trung Quốc với khoảng 5.500 nhà sản xuất, giá trị sản xuất ngành đồ gỗ của Trung Quốc đạt 125 tỉ USD/năm, trong đó đồ gỗ chiếm 64% sản lượng. Trung Quốc bị ảnh hưởng bất lợi bởi cuộc chiến thương mại thì cơ hội sẽ san sẻ cho các nước khác, trong đó có Việt Nam. Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu các loại ván nhân tạo từ Trung Quốc như vơ-nia, ván dăm, ván ép, ván sợi với kim ngạch khoảng 250.000-300.000 USD. Nếu nhu cầu sản xuất ở Trung Quốc giảm thì nguồn nguyên liệu và ván nhân tạo xuất sang Việt Nam có khả năng tăng với giá cả dễ chịu hơn.

Về rủi ro thị trường, theo ông Hạnh, hằng năm Trung Quốc nhập từ Việt Nam một lượng lớn dăm gỗ để sản xuất ván nhân tạo và bột giấy, khoảng 650 triệu USD và đồ gỗ khoảng 48 triệu USD năm 2017. Một khi có sự biến động bất lợi, xuất khẩu dăm gỗ sẽ bị tụt giảm về lượng và giá do cầu của Trung Quốc giảm. Các nước khác vì thế sẽ lợi dụng cơ hội để ép giá.

Lo bị vạ lây

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại với Mỹ, tận dụng nguồn lao động giá rẻ, ưu đãi trong phát triển công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, gần đây một số DN Trung Quốc có dấu hiệu dịch chuyển đầu tư vào ngành gỗ của Việt Nam.

Nhiều DN lo lắng sắp tới ngành đồ gỗ xuất khẩu sẽ là rất khó khăn, đặc biệt những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Đồ gỗ nội thất Bình Dương kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Đồ gỗ nội thất Hiệp Long, cho biết chỉ riêng tỉnh Bình Dương đã có 30-40 DN chế biến gỗ của Trung Quốc hoạt động. Sắp tới DN Trung Quốc sẽ đầu tư vào các tỉnh phía Bắc nhiều hơn do giá thuê đất và nhân công thấp hơn phía Nam.

Cũng theo ông Thanh, nếu DN Trung Quốc tuồn hàng qua Việt Nam nhằm thay đổi xuất xứ, chứng từ để xuất khẩu sẽ là mối nguy lớn. Song song đó, nguy cơ các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam đầu tư, xây dựng và lắp đặt nhà máy sản xuất nhằm tranh thủ thị trường Việt Nam để có chứng nhận xuất xứ mới cho sản phẩm. Với sự tham gia của các nhà sản xuất Trung Quốc, xuất khẩu đồ gỗ xuất xứ Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng đột biến gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất đồ gỗ tại Mỹ. Nếu tình trạng này xảy ra, phía Mỹ sẽ chú ý đến mặt hàng gỗ và dẫn đến bị áp thuế chống bán phá giá, gây thiệt hại lớn đến DN trong nước.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cảnh báo thặng dư thương mại trong mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ tăng cao cùng với luồng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam sẽ có thể tạo ra những mối quan tâm đặc biệt từ các cơ quan quản lý Mỹ.

Nỗ lực nắm bắt cơ hội

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, để hạn chế rủi ro từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của các hàng hóa xuất khẩu để tránh bị vạ lây; theo dõi các danh mục hàng hóa bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội và hạn chế rủi ro. DN cần bình tĩnh, nỗ lực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh và giảm giá thành để nắm bắt cơ hội tăng thị phần tại Mỹ.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
13 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
13 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
13 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
13 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
14 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

100.936.744 VNĐ / lượng

3,220.40 USD / toz

1.60 %

- 52.40

Bạc

SILVER

1.014.821 VNĐ / lượng

32.38 USD / toz

0.74 %

- 0.24

Đồng

COPPER

266.390.419 VNĐ / tấn

464.80 UScents / lb

0.85 %

+ 3.90

Bạch kim

PLATINUM

30.448.081 VNĐ / lượng

971.45 USD / toz

0.21 %

+ 2.05

Nickel

NICKEL

395.357.814 VNĐ / tấn

15,208.00 USD / mt

0.79 %

- 122.00

Chì

LEAD

50.714.362 VNĐ / tấn

1,950.80 USD / mt

0.39 %

- 7.60

Nhôm

ALUMINUM

62.779.431 VNĐ / tấn

2,414.90 USD / mt

0.73 %

+ 17.40

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 1/5: Giá dầu ghi nhận tháng giảm mạnh nhất từ năm 2021, vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp
14 giờ trước
Giá dầu có tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2021, đồng cũng ghi nhận giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2022, quặng sắt giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong khi vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp
Thị trường ngày 30/4: Giá dầu giảm 2%, vàng giảm gần 1%, đồng tăng
1 ngày trước
Phiên 29/4 giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất hai tuần, vàng cũng giảm gần 1% do căng thẳng thương mại dịu đi, đường, cà phê đồng loạt giảm trong khi đồng, quặng sắt Đại Liên tăng.
Honda chuẩn bị tung ra mẫu xe số 110cc hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại, công nghệ, thực dụng
1 ngày trước
Honda, thương hiệu xe máy hàng đầu thế giới có thể sẽ sớm tung ra một mẫu xe underbone hoàn toàn mới, được thiết kế để phục vụ nhu cầu di chuyển hằng ngày với sự thực dụng cao nhất.
Đánh giá TCL 65C6K: TV QD-Mini LED sáng giá trong phân khúc dưới 20 triệu
1 ngày trước
Thị trường TV 65 inch hiện nay đang cực kỳ sôi động với sự tham gia của hàng loạt thương hiệu lớn, nhưng TCL 65C6K vẫn nhanh chóng chiếm được nhiều sự quan tâm nhờ mức giá cực kỳ cạnh tranh và những trang bị công nghệ vượt trội.