Bảo lãnh doanh thu - cơ chế chia sẻ rủi ro đối với Dự án PPP

30/03/2020 08:33
Cơ chế bảo lãnh doanh thu - hình thức chia sẻ rủi ro trong hợp đồng PPP cần được làm rõ, đây là cơ sở để thu hút nhà đầu tư theo hình thức PPP.

Trong Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) mới nhất đã bổ sung rõ cơ chế chia sẻ cả tăng và giảm doanh thu, đối tượng và điều kiện chặt chẽ hơn. Mục tiêu là để chỉ rõ đâu là rủi ro và có cơ chế chia sẻ đúng đối tượng, tránh nhà nước phải gánh vác trách nhiệm thay nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư. Đồng thời, khi hoàn thiện pháp luật, sẽ là cơ sở để nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư đối với các dự án theo hình thức PPP trong tương lai, khi nguồn ngân sách dành cho đầu tư hạ tầng khó khăn.

Ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần giao thông Phương Thành, phân tích: “Nguyên tắc của hợp đồng PPP là nhà đầu tư lời ăn, lỗ chịu. Vấn đề là đối với các dự án PPP giao thông thì con số lưu lượng dự báo. Chính vì vậy, đây là biến số lớn. Do vậy, đối với các nhà đầu tư cũng như kinh nghiệm của các nước thì 10% biến số về lưu lượng này có sự chia sẻ của nhà nước. Đây không phải là lời ăn, lỗ chịu mà Nhà nước tham gia đối với các dự án PPP trong trường hợp này là hình thức chia sẻ rủi ro, việc này cần phải được giám sát chặt chẽ”.

Bảo lãnh doanh thu - cơ chế chia sẻ rủi ro đối với Dự án PPP - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia kinh tế, cần có cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu, theo đúng bản chất đối tác công – tư. (Ảnh minh họa)


Trong dự thảo, tất cả các dự án PPP đều áp dụng cơ chế chia sẻ khi tăng doanh thu. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng. Việc chia sẻ phần tăng doanh thu được áp dụng sau khi đã thực hiện điều chỉnh thời hạn hợp đồng PPP.Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức PPP do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì soạn thảo cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các cơ quan, bộ, ngành. Trong phiên họp thường vụ Quốc hội mới đây, Dự luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư cũng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Sau đó, Chính phủ cũng đề nghị phương án tiếp thu ý kiến các ĐBQH theo hướng: phân biệt cơ chế chia sẻ rủi ro khi giảm doanh thu và chia sẻ khi tăng doanh thu.

Đối với trường hợp giảm thu, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần giảm thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng. Các bên thỏa thuận mức doanh thu cam kết tại hợp đồng nhưng không cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính đối với trường hợp tăng thu; không cao hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính đối với trường hợp giảm thu.

Ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục đấu thầu, Bộ KHĐT cho rằng: “Theo tôi, cơ chế chia sẻ là 50-50. Quan trọng là nhà nước cần phải xem xét dự án nào thực sự cần thu hút PPP. Tuy nhiên, dự thảo luật đang có vấn đề là nguồn nào để chia sẻ? Kinh nghiệm các nước lập quỹ ứng phó với rủi ro xảy ra và Việt Nam hiện nay quỹ này chưa hiệu quả nhưng cần có để ứng phó khi rủi ro xảy ra”.

Điểm mới trong Dự thảo Luật cũng quy định cơ chế phần tăng, giảm doanh thu phải được xác định tại quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời, bổ sung nội dung về kiểm soát doanh thu: định kỳ hàng năm, các bên xác nhận doanh thu thực tế của dự án PPP; định kỳ 3 năm, các bên xác định phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng của dự án PPP căn cứ số liệu hàng năm, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu.

Dự án PPP: Chỉ chia sẻ giảm thu nếu do lỗi của Nhà nước VOV.VN - Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức PPP đã bổ sung rõ cơ chế chia sẻ tăng và giảm thu, do đó, không có chuyện lời nhà đầu tư nhận, lỗ Nhà nước chịu.

Một số ý kiến cho rằng, cơ chế chia sẻ rủi ro khi hụt thu sẽ tạo kẽ hở cho nhà đầu tư tìm cách lách để được chia sẻ, Nhà nước phải bỏ tiền ra bù đắp cho những tổn thất khống về doanh thu khi nhà đầu tư dùng thủ đoạn tinh vi để gian lận doanh thu thực tế hoặc là do năng lực của nhà đầu tư yếu kém.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, nêu quan điểm cần phải làm rõ khái niệm rủi ro, tránh tạo kẽ hở: “Cơ chế chia sẻ rủi ro đã nêu trong dự thảo Luật PPP. Tôi cho rằng cần phải làm rõ 3 vấn đề: Tiêu chí nào để chia sẻ rủi ro? Thứ hai, trong trường hợp rủi ro xảy ra thì Chính phủ lấy nguồn nào để xử lý rủi ro? (Chúng tôi kiến nghị Chính phủ nên thành lập Quỹ); Thứ ba là cần quy định chủ đầu tư và địa phương tham gia dự án PPP phải có cơ chế giám sát như thế nào, chứ không thể tạo kẽ hở để quá nhiều rủi ro xảy ra”.

Như vậy, ý kiến chung của các chuyên gia, nhà quản lý chính là cần có cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu, theo đúng bản chất đối tác công – tư. Vấn  đề còn lại chính là việc quy định rõ về nguyên tắc chia sẻ, nguồn kinh phí để xử lý khi rủi ro xảy ra, cách thức kiểm soát và quản lý rủi ro tài chính cho các dự án PPP, để thu hút được nguồn vốn này đầu tư vào các dự án vì lợi ích công trong thời gian dài tới đây. Điều này cũng là cơ sở để khắc phục những bất cập của hình thức thu hút các dự án BOT giao thông thời gian qua và mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước vào các hoạt động đầu tư trong giai đoạn tới./.

Tin mới

Toyota Vios giảm sốc chỉ còn hơn 400 triệu đồng, rẻ như xe hạng A
4 giờ trước
Sau khi cộng dồn hàng loạt khuyến mãi, giá xe Toyota Vios trên thực tế chỉ rơi vào khoảng chưa đến 450 triệu đối với phiên bản thấp nhất, tức là ngang ngửa với nhiều mẫu xe hạng A.
Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
3 giờ trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
Mẫu Android người Mỹ đang háo hức có thể rẻ hơn, cấu hình cao hơn nếu mua ở Việt Nam?
3 giờ trước
Lý do là vì nhà sản xuất nổi tiếng này có quyền đặt mức giá bán lẻ cũng như các cấu hình khác nhau tùy thuộc từng khu vực.
Nhật Bản trầy trật với xe điện: Nhiều công ty không đủ năng lực, tương lai phải dựa vào trợ cấp, yếu tố kìm hãm nằm ở văn hóa kinh doanh
2 giờ trước
Một số thương hiệu đang phải vật lộn bắt kịp cầu xe điện bùng nổ và điều này rủi ro tạo ra những nút thắt trong ngành công nghiệp xe điện.
Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
53 phút trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Giá đặt cọc đấu thầu vàng miếng 81,80 triệu đồng/ lượng, dự kiến 16.800 lượng
10 giờ trước
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu lần này là 16.800 lượng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Giá tham chiếu đặt cọc là 81,80 triệu đồng/ lượng.
ĐHĐCĐ MBBank: Lợi nhuận quý I/2024 ước đạt 5.800 tỷ đồng, tiết lộ hàng loạt vấn đề "nóng"
12 giờ trước
MBBank cho biết: "Báo cáo tài chính quý I/2024 sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Dự kiến doanh thu hợp nhất khoảng 12.000 tỷ, lợi nhuận gần 5.800 tỷ đồng. Doanh thu Ngân hàng mẹ đạt hơn 9.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng".
Giá USD tăng "nóng", Ngân hàng Nhà nước "tung" biện pháp can thiệp mạnh tay ngay hôm nay
13 giờ trước
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ giá USD từ đầu năm đến nay đã tăng tới 4,9%. Đây là một mức tăng rất đáng quan tâm, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.
iPhone tụt doanh số mạnh vì sự hồi sinh của các hãng Trung Quốc, thị trường Việt Nam gây bất ngờ
14 giờ trước
Doanh thu iPhone toàn thị trường quý đầu năm 2024 giảm mạnh, trong đó thị trường Việt Nam có bức tranh "lạ".