Cấm đưa tạp chất vào thủy sản nhằm gian lận thương mại

24/11/2017 18:49
Đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại là một trong 13 hành vi bị cấm được quy định trong Luật Thủy sản mà Quốc hội thông qua cuối ngày họp 21.11. Lại bắt một vụ bơm tạp chất vào tôm ở Bạc Liêu: Phạt ít, không sợ?Bộ Công an đã vào cuộc triệt phá các cơ sở bơm tạp chất vào tômHà Nội: Hãi hùng cảnh bơm tạp chất độc hại vào tôm còn tươi sống

cam dua tap chat vao thuy san nham gian lan thuong mai hinh anh 1

Hành vi đưa tạp chất vào thủy sản nhằm gian lận thương mại bị cấm theo Luật Thủy sản mới, có hiệu lực từ 1-1-2019

Với 437/441 ý kiến tán thành, chiếm 89% tổng số đại biểu Quốc hội, Luật Thủy sản đã được thông qua.

Ngoài hành vi bị cấm nêu trên, Luật Thủy sản còn quy định thêm 12 hành vi khác bị cấm gồm: khai thác, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến thủy sản từ khai thác bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương mại; dùng kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và sử dụng giống thủy sản nằm ngoài danh mục được phép để nuôi trồng thủy sản; sử dụng hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản; sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác đang khai thác; hủy hoại nguồn lợi thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản; lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển…

Thêm nữa, Luật Thủy sản cũng quy định cơ sở mua, bán, chế biến thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Thủy sản được mua, bán, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm. Mua, bán thủy sản tại các vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Luật cũng quy định không được sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thủy sản đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản.

Ngoài ra Luật Thủy sản còn quy định tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật. Giống thủy sản nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng. Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

Tỉnh được cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển

Về thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, Luật Thủy sản quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 6 hải lý thuộc phạm vi quản lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 6 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 6 hải lý. Chính phủ quy định việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trước khi Luật Thủy sản được các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủy sản.

Về nội dung cấp phép cho đối tượng người nước ngoài nuôi trồng thủy sản trên biển (Điều 39), ông Dũng cho biết một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo luật nhằm phát triển kinh tế biển, thu hút đầu tư. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đề nghị không nên quy định nội dung này trong luật vì đây là vấn đề nhạy cảm có liên quan đến quốc phòng an ninh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, ý kiến của các đại biểu là xác đáng. Sau khi nghiên cứu, tiếp thu và xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, dự thảo luật đã thể hiện nội dung này như tại Điều 39, giao Chính phủ quy định chi tiết; đồng thời lưu ý trước khi quy định, Chính phủ phải báo cáo, được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh.

“Quy định như vậy có thể huy động được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ cho việcphát triển nuôi thủy sản xa bờ, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế biển đồng thời vẫn bảo đảm được quốc phòng, an ninh,” ông Dũng nói.

Ngoài ra Luật cũng quy định, tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét trở lên phải có giấy phép khai thác thủy sản. Khai thác thủy sản bất hợp pháp (không có giấy phép, trong vùng cấm khai thác…) tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Luật Thủy sản gồm 9 chương, 105 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày luật mới này có hiệu lực thi hành.

Tin mới

Clip: Sau vụ pate có giòi ở chi nhánh Thái Bình, khách hàng tại Cột Điện Quán Hà Nội phản ứng ra sao?
7 giờ trước
Quản lý và thực khách tại Cột Điện Quán chi nhánh Hà Nội nói gì về ảnh hưởng của vụ pate có giòi ở Thái Bình?
Nước nào đang có kho vàng lớn nhất thế giới?
6 giờ trước
Trong 6 quốc gia trữ vàng nhiều nhất thế giới, Mỹ đứng đầu và áp đảo về số lượng. Các nước còn lại lần lượt là Đức, Italy, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Mẫu SUV giá rẻ đối đầu Mazda CX – 5 chính thức trình làng: Giá quy đổi hơn 500 triệu đồng, phạm vi hoạt động kết hợp 2.000 km
6 giờ trước
Xe dự kiến sẽ có mặt trên thị trường kể từ quý 2/2024.
Không hiểu nổi Apple: Vì sao iPad có giá "cắt cổ" 70 triệu mà tính năng nhỏ bé thế này cũng không có?
5 giờ trước
14 năm với đủ loại mẫu mã đi kèm cấu hình mạnh mẽ và giá bán cao vút - iPad vẫn thiếu đi một tính năng mà chiếc điện thoại vài trăm nghìn nào cũng có.
Bán tải điện VinFast VF Wild về Việt Nam, dân tình xôn xao, mong có giá dưới 1 tỷ để chốt cọc
4 giờ trước
Mạng xã hội bất ngờ lan truyền hình ảnh chiếc bán tản chạy điện VinFast VF Wild được cho là chụp tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên chiếc xe này xuất hiện tại Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.736.572 VNĐ / tấn

163.30 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

10.843.725 VNĐ / tấn

19.34 UScents / lb

-1.23 %

- -0.24

Cacao

COCOA

223.156.820 VNĐ / tấn

8,774.50 USD / mt

0.91 %

+ 79.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.419.807 VNĐ / tấn

204.07 UScents / lb

0.54 %

+ 1.09

Đậu nành

SOYBEANS

11.171.725 VNĐ / tấn

1,195.50 UScents / bu

0.17 %

+ 2.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.556.373 VNĐ / tấn

376.55 USD / ust

0.98 %

+ 3.65

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

23.991.883 VNĐ / tấn

42.79 UScents / lb

0.35 %

+ 0.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nông dân nuôi cua biển lãi đến 160 triệu đồng/ha/vụ
3 giờ trước
Từ đầu tháng 5 đến nay, nông dân ở các vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải bước vào vụ thu hoạch nuôi cua biển đầu tiên trong năm 2024.
CEO Apple Tim Cook vừa được Nike sản xuất riêng 1 thứ?
10 giờ trước
Theo Apple, thứ này là "độc quyền".
Thời tiết thất thường, người trồng sầu riêng thiệt hại nặng
11 giờ trước
Những tháng qua, các tỉnh Tây Nguyên liên tục chịu cảnh nắng hạn, nhiều vùng thiếu nước tưới trầm trọng. Đến nay, một vài cơn mưa dông diện rộng đã xuất hiện, góp phần giải nhiệt cho vườn cây. Tuy nhiên, niềm vui có mưa chưa kịp dứt thì nỗi buồn đã ập đến với nhiều người trồng sầu riêng.
Định trồng lúa nước mùa khô, trang trại người Việt tại Angola điêu đứng
12 giờ trước
Người dân ở Angola thường không canh tác gì vào mùa khô. Nhưng ông chủ trang trại người Việt tại đây vẫn ôm mộng trồng lúa nước trái mùa.