Cam sành đạt chuẩn nhưng giá chỉ… 2.000 đồng/kg

20/11/2023 09:38
Nhà vườn ĐBSCL đang có một vụ cam buồn. Những trái cam đạt chuẩn, đẹp chỉ có giá bán 2.000 đồng/kg.

Một vụ cam buồn

Năm nay, rau quả được đánh giá là điểm sáng trong mặt hàng xuất khẩu . Con số 5 tỷ USD là hoàn toàn khả thi. Kết quả này có được do một phần do thị trường thuận lợi, một phần do công tác quản lí vùng trồng, chất lượng sản phẩm được nâng lên. Tuy vậy, vẫn có những mặt hàng nông sản rơi vào vòng luẩn quẩn trúng mùa rớt giá, khó tiêu thụ.

Nhà vườn ĐBSCL đang có một vụ cam buồn. Những trái cam đạt chuẩn, đẹp chỉ có giá bán 2.000 đồng/kg. Một khu vườn thu hoạch được 1 tấn nhưng bán chỉ được 2 triệu đồng.

Với ông Chẵn (xã Tân Mỹ, Trà Ôn, Vĩnh Long), giá cam hiện nay không bằng số lẻ cách đây vài năm - 15.000 đồng/kg. Đó là cái thời được cho là hoàng kim của cây cam sành . Còn hiện nay, với 2 triệu đồng thu về, ông chẳng biết xoay sở sao để chuẩn bị cho vụ tới.

Cam sành đạt chuẩn nhưng giá chỉ… 2.000 đồng/kg - Ảnh 1

Nhà vườn ĐBSCL đang có một vụ cam buồn.

Hiếm có cây ăn trái nào lại cho năng suất cao như cam sành . Trung hình 70 - 80 tấn/ha và thực tế nếu áp dụng kĩ thuật tốt, có thể đạt 150 tấn/ha. Dễ trồng, năng suất cao nên chỉ riêng Vĩnh Long, từ 8.000 ha năm 2015 nay đã vượt ngưỡng 17.000 ha.

Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho biết: "Sản lượng hàng năm khoảng 1 triệu tấn, nếu chia bình quân thì 1 ngày phải bán ra gần 3.000 tấn cam. Đây là một áp lực rất là lớn".

Chỉ riêng năm nay, cam sành đã 2 lần rớt giá. Những hộ chuyên canh trên đất nhà còn có thể cầm cự với hi vọng giá sẽ tăng trở lại. Còn những ai thuê đất, với mức bình quân 70 triệu đồng/ha thì xem như lỗ chồng lỗ. Vị cam năm nay cùng vì vậy chua càng thêm chua.

Cần đẩy mạnh tiêu thụ cam cho các địa phương

Cam sành vốn chủ yếu chỉ tiêu thụ nội địa. Chính vì thế cần có những giải pháp căn cơ hơn để có thể giải quyết bình quân 3.000 tấn cam mỗi ngày. Con số này mới chỉ là sản lượng của một địa phương, đó là Vĩnh Long. ĐBSCL còn nhiều địa phương cũng có cam như Trà Vinh, Hậu Giang, Đồng Tháp… Vậy giải pháp tiêu thụ cho các địa phương là gì?

Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho biết: "Chúng tôi đã đề xuất các đề tài về chế biến, vừa rồi cũng đã có hội thảo về các nước ép từ cam. Trước mắt, chúng tôi đang xúc tiến thương mại để tìm thị trường các khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc".

"Thậm chí chúng ta phải có đề án về sản xuất, tiêu thụ cam theo những bước đi, đến đạt tiêu chuẩn để khi thị trường thế giới mở ra, cơ hội cho cây cam ĐBSCL và Vĩnh Long sẽ tốt hơn, không bấp bênh như hiện nay", ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay.

Ông Ngô Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam thông tin: "Cục đã làm hồ sơ gửi sang Trung Quốc từ tháng 5/2023 và đang đàm phán các tiêu chí kĩ thuật để xúc tiến mở cửa thêm cho cây có múi sang Trung Quốc".

Cam sành đạt chuẩn nhưng giá chỉ… 2.000 đồng/kg - Ảnh 2

Giải pháp cho cây cam sành

Những giải pháp, ý kiến vừa rồi nếu được triển khai đồng bộ và khẩn trương sẽ giúp rất nhiều nhà vườn ĐBSCL trong việc phát triển kinh tế và kéo dài chuỗi giá trị đối với mặt hàng cam sành . Tuy nhiên, đó là chuyện sau này, còn hiện nay chính bà con cũng phải tìm cách để giải quyết vấn đề từ cây cam.

Vườn cam sành của anh Phan Văn Sang (xã Long Hậu, Lai Vung, Đồng Tháp) giờ chỉ còn trơ gốc. Sau nhiều năm biến động về giá bán, nhà vườn quyết định chuyển đổi canh tác lần nữa.

"Tôi cũng đã chuyển đổi canh tác từ cây cam sành sang cây quýt hồng được 4.000m2 thì thấy hiệu quả nó đạt cao hơn. Mình cũng muốn quảng bá thêm hình ảnh quýt hồng cho du khách", anh Sang nói.

Còn với gia đình ông Nguyễn Văn Minh (xã Ngãi Tứ, Trà Ôn, Vĩnh Long), dù cam giảm giá mạnh, nhưng toàn bộ diện tích 2 ha thì không thể bỏ giữa chừng. Phân, thuốc vẫn đều đặn hơn chục triệu mỗi lần đến cử. Ông may mắn hơn các nhà vườn khác ở chỗ đất nhà, không phải thuê mướn.

Cam sành đạt chuẩn nhưng giá chỉ… 2.000 đồng/kg - Ảnh 3

Ở một số nơi, nông dân đã nhận ra hệ quả của canh tác theo phong trào. Giờ bà con đã biết tham gia vào mô hình phân phối của các công ty công nghệ để có đầu ra ổn định hơn.

Thay vì phụ thuộc thương lái, khâu phân phối được qui về một mối và áp dụng công nghệ để tối ưu hóa chi phí. Nhờ kết nối trực tiếp với các kênh bán lẻ khác nhau, bên phân phối có lợi thế để cam kết bao tiêu cho nông dân .

Ông Lưu Hoàng Khoa - Đồng sáng lập Công ty Khởi nghiệp Koina cho hay: "Mình làm việc trực tiếp với người nông dân để có thể có được thông tin của chính sản phẩm đó, khi đó thì việc lập kế hoạch để đưa bao nhiêu sản phẩm đến tay những khách hàng nào đều phải sắp xếp trước".

Để tăng tỉ lệ nông sản chất lượng, chính quyền địa phương, hợp tác xã cũng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hỗ trợ kĩ thuật trồng cho nông dân . Sau khi tham gia, ông Lê Hải Triều (huyện Tam Bình, Vĩnh Long) cũng thay đổi với mong muốn cây có nhiều trái lại bán được giá cao.

"Mình thành lập tổ, rồi trong anh em đi tập huấn với nhau. Người này làm được chỉ cho người kia làm. Ví dụ như trồng theo hồi xưa rải phân hóa học với xịt thuốc thì bị ô nhiễm môi trường, nguồn nước, cá thì chết, giờ mình chuyển qua dùng phân sinh học nhiều", ông Triều cho hay,

Ước tính đã có hàng trăm nông hộ ở ĐBSCL tham gia chuỗi phân phối theo kiểu mới của các công ty công nghệ. Cái được trước mắt là tiêu thụ sản phẩm và lâu dài chính là giúp bà con thay đổi tư duy sản xuất. Đã đến lúc trái cam sành làm ra phải sạch, an toàn, chất lượng, thay vì bị gắn mác cam rau, cam rẫy như bấy lâu nay.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
13 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
14 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
14 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
14 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
15 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.023.944 VNĐ / tấn

196.60 JPY / kg

1.92 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

12.219.672 VNĐ / tấn

22.51 UScents / lb

2.64 %

+ 0.58

Cacao

COCOA

189.071.547 VNĐ / tấn

7,678.50 USD / mt

-0.92 %

- -71.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

135.116.674 VNĐ / tấn

248.90 UScents / lb

-5.10 %

- -13.37

Đậu nành

SOYBEANS

9.110.918 VNĐ / tấn

1,007.00 UScents / bu

-0.62 %

- -6.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.586.613 VNĐ / tấn

316.35 USD / ust

-1.63 %

- -5.25

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.153.923 VNĐ / tấn

40.81 UScents / lb

-0.29 %

- -0.12

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
17 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
21 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
21 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất