Chàng thanh niên Gia Lai mày mò nuôi dúi giữa vùng 'ốc đảo'icon

Cả vùng "ốc đảo" Hà Đông (Đăk Đoa, Gia Lai) bao quanh bởi rừng núi nên bà con chỉ sống nhờ cây lúa rẫy, cây mỳ. Lớn lên ở vùng đất còn nghèo khó, Tuấn mày mò tìm hướng mới để làm giàu từ con dúi.

Cả vùng "ốc đảo" Hà Đông (Đăk Đoa, Gia Lai) bao quanh bởi rừng núi nên bà con chỉ sống nhờ cây lúa rẫy, cây mỳ. Lớn lên ở vùng đất còn nghèo khó, Tuấn mày mò tìm hướng mới để làm giàu từ con dúi.

 

Ở xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, hỏi thăm ai cũng biết nông dân Đào Anh Tuấn (sinh năm 1987). Anh hiện là chủ của trang trại nuôi dúi có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm, khoản thu nhập tương đối khá so với mặt bằng chung ở nơi khó khăn như "ốc đảo" Hà Đông.

Chàng thanh niên Gia Lai mày mò nuôi dúi giữa vùng ốc đảo - 1

Anh nông dân Đào Anh Tuấn phát triển mô hình từ 2 cặp dúi tự bắt được trong rừng.

Tuấn kể, sau khi lập gia đình, vợ chồng anh bươn chải quanh năm với việc trồng cây mì trên những sườn núi. Công việc khó khăn, vất vả nhưng thu nhập rất thấp, lại bấp bênh. Trong một dịp đi rừng, anh Tuấn đã bắt được vài con dúi rừng nên anh đã đưa về nuôi thử.

Chàng thanh niên Gia Lai mày mò nuôi dúi giữa vùng ốc đảo - 2

Chuồng nuôi dúi thương phẩm được sắp xếp thành tầng, chú ý chuồng phải kín gió, nên bố trí nơi ít tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Từ số vốn gần 10 triệu đồng tích góp được sau nhiều năm làm ăn, anh Tuấn đầu tư nuôi dúi. Ban đầu, anh xây một chuồng nhỏ theo kiểu nhà tầng để thả nuôi thử nghiệm 2 cặp dúi rừng. Hai cặp dúi này, tự tay anh tìm và bắt trên rừng để nuôi thử nghiệm.

Thời gian đầu, anh nuôi nhưng chưa có nhiều kiến thức về việc nuôi dúi nên gặp rất nhiều khó khăn. Những con dúi của anh bị sốc nhiệt do trời quá nóng, bị sốt do trời quá lạnh. Cùng với tập tính hoang dã của dúi rừng nên việc nuôi không đạt hiệu quả.

Mày mò nuôi dúi giữa vùng khó

Để khắc phục ảnh hưởng của thời tiết tới vật nuôi, anh Tuấn tìm được những giải pháp độc đáo. Anh dùng máy phun nước để làm mát cho con dúi khi trời nóng, còn trời lạnh thì anh dựng tủ rơm, che kín đủ ấm cho dúi.

Sau gần một năm, 2 cặp dúi của anh Tuấn phát triển tốt và bắt đầu sinh sản. Vừa học vừa làm nên anh Tuấn tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm. Nhận thấy mô hình hay, hiệu quả kinh tế, nhất là ở vùng khó khăn, rừng rú bao quanh như Hà Đông, nông dân Tuấn quyết định mở rộng quy mô trang trại hơn 100 chuồng.

Chàng thanh niên Gia Lai mày mò nuôi dúi giữa vùng ốc đảo - 3

Con dúi sinh sản nhanh, mỗi năm có khoảng 3-4 lứa, mỗi lứa khoảng 3-5 con.

Chỉ trong vài năm, anh Tuấn đã đầu tư nuôi từ 400-500 con. Khi mô hình của anh Tuấn hiệu quả, mang lại triển vọng thoát nghèo cho bà con ở "ốc đảo", năm 2016, Phòng dân tộc huyện Đak Đoa hỗ trợ thêm con giống để giúp anh phát triển kinh tế. Từ đó, anh Tuấn tiếp tục mạnh dạn xây thêm 200 chuồng lớn, mua máy xay cám để đảm bảo thức ăn cho dúi được tốt hơn.

Theo anh Tuấn, chuồng nuôi dúi thiết kế đơn giản, không tốn nhiều diện tích. Chuồng có thể xây hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau theo kích thước cao 60cm, rộng 50 cm và dài 50 cm. Tuy nhiên, chuồng phải kín gió, nên bố trí nơi ít tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Chàng thanh niên Gia Lai mày mò nuôi dúi giữa vùng ốc đảo - 4

Nuôi dúi 7 -8 tháng và đạt trọng lượng từ 0,8kg trở lên có thể xuất bán thịt.

Thức ăn của dúi gồm tre, hạt ngô, thân mía. Mỗi ngày chỉ cho ăn một lần vào chiều tối. Ngoài ra, một tuần cho dúi ăn thêm xương lợn, bò... Để đảm bảo nguồn thức ăn cho dúi, anh Tuấn thường mua những ngọn đót, thân tre non của những người dân nơi đây.

Về quá trình sinh trưởng, khi nuôi được 6-7 tháng là thời điểm dúi phát dục, cần ghép đôi để dúi giao phối. Sau 15 ngày, tách đôi để dúi cái dưỡng thai và sinh sản. Khi dúi sinh sản được một tháng thì tách dúi con sang chuồng nuôi thương phẩm... Dúi sinh sản nhanh, một năm khoảng 3-4 lứa, mỗi lứa khoảng 3-5 con.

Chàng thanh niên Gia Lai mày mò nuôi dúi giữa vùng ốc đảo - 5

Anh Tuấn chia sẻ: "Nuôi dúi phải quan tâm nhiều tới răng của vật nuôi này, nếu không nó sẽ dễ bị bệnh và không ăn được".

Đến nay, mô hình nuôi dúi của anh giữ ở mức từ 400-500 con. Mỗi năm, anh có thể xuất bán hơn 200 con dúi thịt và giống. Với dúi thương phẩm, trung bình mỗi con phải chăm sóc trong 7-8 tháng, cho trọng lượng 0,8-1,2kg/con, giá bán dao động 400.000-600.000 đồng/con. Nếu bán dúi giống, tùy theo kích cỡ có giá dao động 800.000-1,2 triệu đồng/con. Từ đó, anh Tuấn bỏ túi được hơn 80 triệu đồng mỗi năm.

Anh Tuấn cho biết: "Con dúi thuộc diện đặc sản, thị trường dúi thương phẩm hiện nay cung chưa đủ cầu. Tôi đã chủ động liên kết tiêu thụ sản phẩm với nhiều nhà hàng, khách sạn tại nhiều địa phương. Thị trường lớn tiêu thụ dúi là TPHCM, Đồng Nai".

Dự định của anh Tuấn trong thời gian tới là xúc tiến hợp tác với các chủ trang trại ở tỉnh Gia Lai để có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và tìm hướng đầu ra tốt hơn. Bên cạnh đó, anh còn chủ động liên kết và hỗ trợ người dân trong vùng để giúp họ thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

Chị Choắt, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Đông cho biết, đây là mô hình mới tại địa phương. Trong những năm qua, mô hình của anh Tuấn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở một vùng khó như Hà Đông thì mô hình nuôi dúi của anh Tuấn đang mang lại nhiều hy vọng giúp cho bà con chuyển đổi mô hình kinh tế, thay đổi hình thức canh tác lạc hậu".

Thời gian sắp tới, chính quyền xã sẽ tạo điều kiện để anh Tuấn được vay vốn, tham gia các lớp tập huấn mở rộng nuôi dúi, nhân rộng mô hình cho những người trong vùng cùng nuôi.

(Theo Dân Trí) 

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
5 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
6 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
7 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.967.400 VNĐ / tấn

1,043.50 UScents / bu

0.31 %

+ 3.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.446.263 VNĐ / tấn

294.75 USD / ust

0.12 %

+ 0.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
3 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.