Châu Á điên cuồng khai thác than không đồng nghĩa cơn khủng hoảng năng lượng sẽ chấm dứt

18/10/2021 12:08
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đều tăng cường khai thác than trong giai đoạn cuối năm nhưng tình trạng thiếu hụt năng lượng vẫn sẽ tiếp diễn vào mùa đông năm nay

Cuộc khủng hoảng sản xuất ở các "vựa than" của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ đang bắt đầu giảm bớt nhưng điều này không đủ chặn đứng cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Á.

Các ngành công nghiệp chính của châu Á gồm sản xuất thép cho đến hoá chất dự kiến tiếp tục đối mặt với tình trạng gián đoạn điện trong suốt mùa đông do nguồn cung nhiên liệu vẫn eo hẹp trong khi các chính phủ ưu tiên nguồn năng lượng cho việc sưởi ấm tại các hộ gia đình.

Coal India Ltd., công ty khai thác than đầu thế giới, đã tạm ngừng giao than cho tất cả các đối tác khác ngoại trừ các nhà máy điện, ngay cả khi họ đang đẩy mạnh sản lượng. Natelie Biggs, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu than nhiệt của Wood Mackenzie cho biết: "Nguồn cung cho các thị trường khó có thể tăng vào mùa đông năm nay. Nếu nhiệt độ năm nay ở Bắc bán cầu lạnh hơn bình thường giống năm ngoái, chúng ta sẽ gặp tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng ở một số khu vực".

Trung Quốc – nhà sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới, có thể tăng sản lượng khai thác thêm 100 triệu tấn trong quý IV. Dự trữ đang tăng dần lên ở Ấn Độ sau hơn 3 tuần giảm trong khi Indonesia – nước xuất khẩu than hàng đầu thế giới - cũng đã phục hồi sản xuất sau khi bị gián đoạn bởi mưa lớn.

Châu Á điên cuồng khai thác than không đồng nghĩa cơn khủng hoảng năng lượng sẽ chấm dứt - Ảnh 1.

châu Á sở hữu 3 cường quốc khai thác than là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

3 quốc gia này là những nhà sản xuất than hàng đầu thế giới trong khi Trung Quốc và Ấn Độ hiện là những nước tiêu thụ lớn nhất – chiếm gần 2/3 nguồn cung của toàn thế giới. Ngay cả khi hoạt động khai thác gia tăng, sản lượng than toàn cầu vẫn sẽ dưới mức của năm 2019 trong khi nhu cầu ngày càng tăng, theo Biggs.

Các vấn đề về an toàn tại trung Quốc, mưa lớn ở Indonesia và Australia, vấn đề hậu cần ở Nga và Nam Phi đã cản trở nguồn cung than trong năm nay. Kết hợp với việc phục hồi hoạt động công nghiệp sau đại dịch, tình trạng thiếu hụt toàn cầu trở nên gay gắt, đẩy giá cả lên cao kỷ lục gây ra tình trạng cắt điện.

Các mỏ khai thác đang phải chơi trò đuổi bắt. Theo Synindyo Suryo Herdadi, Giám đốc phụ trách chương trình khoáng sản và than tại Bộ Năng lượng, Tài nguyên và Khoáng sản Indonesia cho biết nước này đã tăng sản lượng và dự kiến đạt mục tiêu hàng năm là 625 triệu tấn.

Tại Trung Quốc, sản lượng hàng tháng đã cao hơn năm ngoái khoảng 18 triệu tấn. Các nhà chức trách cũng đang giải quyết một số rào cản để giúp nhà sản xuất tiếp tục đẩy sản lượng lên. Tổng cộng, Trung Quốc có thể bổ sung 100 triệu tấn trong quý này.

Điều này có thể giúp Trung Quốc giữ cho nền kinh tế vận hành trơn tru, các gia đình được sưởi ấm nhưng các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng sẽ phải cắt giảm điện. Theo UBS Group, sản lượng từ các ngành như thép và xi măng có thể giảm 30% vào cuối năm nay.

Châu Á điên cuồng khai thác than không đồng nghĩa cơn khủng hoảng năng lượng sẽ chấm dứt - Ảnh 2.

"Thiếu hụt năng lượng vẫn là một nguy cơ rõ rệt trong mùa đông ở Trung Quốc", Lara Dong – người đứng đầu bộ phân nghiên cứu năng lượng tái tạo của Trung Quốc tại HIS Markit cho biết. Nhu cầu sưởi ấm dự kiến sẽ tăng với nhiệt độ dự báo giảm từ cuối tuần này ở nhiều khu vực thuộc Trung Quốc.

Tại Ấn Độ, dự trữ than tại các nhà máy điện đang tăng, mặc dù tồn kho vẫn thấp hơn gần 80% so với một năm trước đó. Một số bang chứng kiến tình trạng mất điện kéo dài và giá điện trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm. Công ty Coal India cũng đang tiếp tục chuyển hướng nguồn cung khỏi một số đối tác công nghiệp, khiến các ngành bao gồm cả sản xuất nhôm phàn nàn.

"Chính phủ sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn tình trạng mất điện trên diện rộng, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc cắt giảm nguồn cung cho một số ngành", lãnh đạo Ấn Độ khẳng định.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
24 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
5 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
3 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.936.834 VNĐ / tấn

1,040.30 UScents / bu

0.53 %

+ 5.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.439.100 VNĐ / tấn

294.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.