Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 'Nếu không có hạ tầng, đừng có nói mời ai vào’

02/05/2019 21:37
Đây là nhận định của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại tọa đàm chủ động khai thác có hiệu quả CPTPP để phát triển bứt phá trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam.

CPTPP là ‘xương sống’ của ngành dệt may Việt Nam

Ông Giang cho rằng, quy hoạch ngành dệt may hiện đã lỗi thời và không được ai đả động đến dù cho hiệp hội kiến nghị rất nhiều tới Bộ Công Thương và Chính phủ trong thời gian qua. Do đó, vai trò của của Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên Môi trường là rất quan trọng vì nếu không thống nhất, cán cân trong quy hoạch ngành là hiệp định sẽ không mang lại lợi ích. Bởi những nước thành viên như Singapore, Malaysia không phải những nước dệt may.

"Nếu không có hạ tầng, đừng có nói mời ai vào", ông Giang thẳng thắn và cho rằng, các giải pháp của Chính phủ, định hướng chiến lược trong tầm nhìn của dệt may nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung phải đáp ứng yêu cầu nước, điện, lao động...

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Nếu không có hạ tầng, đừng có nói mời ai vào’ - Ảnh 1.

Ông Vũ Đức Giang (giữa), Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

“Chính phủ phải hoạch định, không để các địa phương tự cho các nhà đầu tư vào mở. Một số địa phương dị ứng với các ngành dệt may, đặc biệt là hóa nhuộm. Các địa phương đang có cái nhìn không được cởi mở, cho rằng dệt may là ô nhiễm. Kiểm soát nó phải đưa ra các giải pháp quy hoạch, nền tảng cho sự phát triển”, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định.

Ngành dệt may đang thiếu trầm trọng lực lượng kỹ sư ngành hoá nhuộm. Đây là vấn đề sống còn, nếu không có đội ngũ kỹ sư ngành hoá nhuộm thì ngành dệt may nói chung không có điều kiện phát triển. Vì vậy, ông Giang đề xuất về giải pháp tháo gỡ vướng mắc chuỗi cung ứng trong toàn ngành. "Phải có những định hướng của Chính phủ, Bộ Công thương để tạo dựng nền tảng", ông Giang nói.

Là người đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Giang đề xuất 3 kiến nghị cho ngành này phát triển. Cụ thể, xây dựng quy hoạch, phát triển ngành dệt may tầm nhìn 2035-2040, đặt vai trò của Chính phủ với các địa phương, các khu công nghiệp, đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm.

Bộ Công thương phải là trụ cột trong chiến lược xây dựng nền tảng phụ trợ với ngành cônng nghiệp dệt may da giày. Cần sự minh bạch để tạo ra nền tảng pháp lý nhưng khi triển khai hiệp định các cơ quan quản lý, địa phương cần thực sự thấm nhuần để ngành phát triển bền vững.

Nhà đầu tư trong nước cần làm chủ tình hình

Cũng chia sẻ về ngành dệt may, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cho biết, trong 18 năm qua ngành dệt may đạt tốc độ phát triển 15%. Đối với doanh nghiệp , nhiệm vụ sống còn là phải tăng giá trị, phải có vải, chứ không thể mãi dừng lại ở bước gia công.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Nếu không có hạ tầng, đừng có nói mời ai vào’ - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam.

Nếu không có CPTPP thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không thể vào Việt Nam vì quy mô dệt may của Trung Quốc quá lớn. Nhưng hiệp định này vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Vì vậy, nhà đầu tư trong nước cần làm chủ tình hình. Bởi hiện nay, ngành dệt may tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm 70%. Ngành dệt may Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ tạo công ăn việc làm mà thúc đẩy xuất khẩu lớn, tạo ra nhiều doanh nhân .

"Chúng ta cần quy hoạch cụ thể, cần đất, nhà máy công suất lớn tại các vùng miền. Chúng ta cũng cần thống nhất từ Trung ương tới địa phương các thủ tục pháp lý cho đầu tư, thúc đẩy đầu tư. Ban hành chính sách cụ thể, thống nhất xử lý nước thải, chất thải rắn. Bộ Công thương cần hỗ trợ kéo sợi, nhà phát triển khu công nghiệp đầu tư nước thải....", ông Tuấn cho biết.

Chia sẻ thêm về ngành dệt may khi Việt Nam tham gia CPTPP, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết cần đầu tư cơ sở đầu nguồn để tạo thị trường lớn. CPTPP đưa ra quy tắc xuất xứ chặt nhưng về lâu dài lại gia tăng giá trị nội địa cho hàng xuất khẩu.

"Trong thời gian dài chúng ta phải đi nhập khẩu sợi, vải. Ngành dệt may xuất khẩu nhiều nhưng chưa đủ lớn đầu tư vào dệt, cần vài trăm triệu USD. Nếu đầu tư như thế mà không có đầu ra, không bán được vải thì sẽ phá sản. Đây là khó khăn lớn. Chúng ta cần thị trường lớn để các nhà đầu tư nhìn ra tiềm năng. Cần có mối liên hệ với những người mua hàng ở nước ngoài để họ chỉ định mua hàng của chúng ta", ông Khánh nói.

Đại diện Bộ Công thương cũng cho biết, thị trường lớn sắp tới của ngành là Liên minh châu Âu. Nếu có được hiệp định từ Liên minh châu Âu, không cần Nhà nước khuyến khích, ngành dệt may vẫn sẽ nhận được những sự đầu tư lớn.

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
17 giờ trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
17 giờ trước
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
17 giờ trước
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
18 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
18 giờ trước
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Mazda CX-5 2025 ra mắt: Nội thất mới hoàn toàn, màn hình lớn, ít phím bấm, 'úp mở' bản hybrid gây bất ngờ
1 ngày trước
Mazda CX-5 thế hệ mới có sự tăng tiến về kích thước xe và cấu hình bên trong. Trong khi đó, phần ngoại thất được thay đổi nhẹ nhưng vẫn giữ lại phong cách kodo đã làm nên tên tuổi của hãng xe Nhật Bản.
Tân binh xe điện mini chính thức mở bán tại Việt Nam: sạc một lần chạy 170 km, giá 199 triệu đồng cạnh tranh Wuling Mini EV
2 ngày trước
Đây là mẫu xe điện mini có giá bán rẻ nhất thị trường Việt.
Kia Sorento giảm giá còn từ 879 triệu đồng tại đại lý, đua giá với Santa Fe nhưng VIN 2025
2 ngày trước
Mặc dù những chiếc Kia Sorento được giảm giá không phải lô sản xuất năm ngoái nhưng đây vẫn có thể là động thái dọn nốt hàng bản cũ, chờ bản nâng cấp mới có thể ra mắt ngay năm nay.
Ngỡ ngàng kỷ lục độc đắc 127 tỷ đồng Vietlott: Khách luận số từ 1 tờ voucher, đánh đi đánh lại nhiều lần
2 ngày trước
Đây là cách chủ nhân giải Jackpot Mega 6/45 đã luận 1 bộ số để chơi Vietlott và trúng 127 tỷ đồng.