Chuyện gì đây: Dầu thành phẩm của Nga bất ngờ bị "ế" trầm trọng, Moscow "đỏ mắt" tìm khách hàng

20/03/2023 08:25
Khối lượng lớn sản phẩm tinh chế từ dầu thô của Nga đang phải lênh đênh trên biển trong thời gian dài, thậm chí quay đầu về nơi sản xuất, chuyện gì đang xảy ra với Nga?
Chuyện gì đây: Dầu thành phẩm của Nga bất ngờ bị ế trầm trọng, Moscow đỏ mắt tìm khách hàng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trên khắp thế giới, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy dòng chảy dầu thô thông suốt của Nga trong thời gian vừa qua đang bắt đầu bị xáo trộn.

Sau khi Cơ quan dự báo năng lượng của thế giới cho biết sản lượng có thể giảm đến 30%, xuất khẩu dầu của Nga vẫn ổn định trước các lệnh trừng phạt hay áp giá trần từ phương Tây. Tuy nhiên đây không còn là tin mừng đối với Nga vì hàng hóa của họ đang chật vật trong việc tìm khách hàng.

Những con tàu chở đầy nhiên liệu tinh chế đang trôi nổi ngoài khơi bờ biển Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ Latin, làm tăng thêm chi phí vận chuyển và phí chờ đợi quá hạn. Một số tàu chở đang luân chuyển giữa các cảng mà không được dỡ hàng, trong khi những tàu khác tuy dỡ hàng nhưng phải cất giữ tại các địa điểm bất thường.

Tất cả những dấu hiệu này đang chỉ ra rằng mạng lưới hậu cần đang phải vật lộn để theo kịp với Nga - một quốc gia xuất khẩu hơn 7 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế mỗi ngày. Một lượng lớn trong số đó đã chuyển từ châu Âu sang những khách hàng mới và ít quen thuộc hơn, cách xa hàng nghìn dặm so với trước đây.

Ông Giovanni Staunovo, nhà phân tích hàng hóa tại UBS Group cho biết: “Đã có sự chênh lệch giữa những lô hàng rời các cảng của Nga và nhập khẩu bởi những người mua dầu của Nga. Điều này dẫn đến khối lượng dầu lênh đênh ngoài khơi ngày càng cao hơn và xem xét số lượng tàu chở dầu hạn chế có sẵn để vận chuyển dầu. Nếu những tàu chở dầu đó không được dỡ xuống sẽ dẫn đến xuất khẩu và sản xuất thấp hơn vào một thời điểm không xa."

Mặc dù đã thông báo cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày trong tháng này, xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga vẫn duy trì sự ổn định trong tháng trước và gây áp lực lên giá cả trong những tuần gần đây.

Dữ liệu từ Vortexa cho biết 2 tàu chở dầu thô Urals hàng đầu của Nga đến cửa Vịnh Ba Tư đã phải quay đầu trở lại từ khi chúng đến cách đây nhiều tháng. Không chỉ vậy, ít nhất 4 tàu chở dầu thô ESPO của Moscow đã chờ đợi trong nhiều tuần, một số cập cảng này đến cảng khác của Trung Quốc, trong khi khoảng 4,4 triệu thùng nhiên liệu loại diesel từ Nga đã được giữ trên biển vào đầu tháng 3 với lượng tích tụ lớn nhất trong ít nhất bảy năm.

Chuyện gì đây: Dầu thành phẩm của Nga bất ngờ bị ế trầm trọng, Moscow đỏ mắt tìm khách hàng - Ảnh 2.

Khối lượng dầu Nga lênh đênh trên biển cao nhất trong vòng 7 năm. Đồ họa: Bloomberg

Mặc dù châu Á vẫn đang cố gắng tích trữ rất nhiều nguồn cung của Nga, tuy nhiên quốc gia này đang phải chuyển sang tìm kiếm những khách hàng mới để giải cứu cho lượng lớn dầu thô của mình.

Một tàu chở dầu thô của Nga đã chạy không tải ngoài khơi Ghana trong gần ba tuần và một chuyến hàng khác đã được gửi đến các bể chứa ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng trước, chuyến hàng đầu tiên được chuyển đến cảng Dortyol kể từ ít nhất là năm 2018 khi Bloomberg bắt đầu theo dõi các dòng chảy.

Sự tích tụ dầu mỏ tinh chế ngày càng tăng, với hàng triệu thùng dầu diesel được lưu trữ tạm thời. Một trong những con tàu đó - tàu SCF Yenisei chở dầu diesel của Nga đã dỡ hàng sau khi nằm ngoài khơi Ghana trong hơn 10 ngày.

Theo Vortexa, một chiếc tàu khác có tên Adamas I, đã nạp nhiên liệu của Nga vào cuối tháng 1 sau khi đã trôi nổi ngoài khơi Sudan hơn 20 ngày.

Tamas Varga, một nhà phân tích tại công ty môi giới PVM, cho biết: “Mặc dù các lô hàng dầu thô đang tìm được những ngôi nhà mới ở Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng các sản phẩm tinh chế lại đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng tăng”.

Theo Bloomberg, FT

Tin mới

'Nỗi đau' làm xe điện của Ford: Mỗi quý lỗ tới 1,3 tỷ USD, càng bán càng lỗ, là 'con sâu' đánh tụt hiệu suất của cả tập đoàn
10 giờ trước
Cứ mỗi chiếc xe điện được bán ra trong quý vừa qua, Ford lỗ tương đương 132.000 USD/chiếc.
VinFast tung ưu đãi lớn tặng 3 tháng thuê pin cho khách hàng mua xe máy điện
9 giờ trước
Người dùng mua xe máy điện VinFast có cơ hội nhận 3 tháng thuê pin hoặc tiền mặt trị giá 1,05 triệu đồng.
Thái Lan đang mạnh tay săn lùng một báu vật tiền tỷ của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, giá trong nước tăng không ngừng nghỉ
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng gần 50% so với cùng kỳ.
LG đưa TV OLED không dây đầu tiên trên thế giới về Việt Nam
8 giờ trước
Đây là dòng tivi OLED không dây đầu tiên trên thế giới, sở hữu hình ảnh với độ phân giải 4K cùng tần số quét 144Hz.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
8 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

11.096.093 VNĐ / tấn

19.80 UScents / lb

1.64 %

+ 0.32

Cacao

COCOA

275.460.725 VNĐ / tấn

10,836.50 USD / mt

0.30 %

+ 32.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

127.420.138 VNĐ / tấn

227.37 UScents / lb

-1.89 %

- -4.38

Đậu nành

SOYBEANS

10.833.072 VNĐ / tấn

1,159.84 UScents / bu

-0.02 %

- -0.22

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.688.067 VNĐ / tấn

345.75 USD / ust

-0.47 %

- -1.65

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.492.994 VNĐ / tấn

45.49 UScents / lb

0.13 %

+ 0.06

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
16 giờ trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.
Cây giống cà phê “cháy” chợ chưa từng có
1 ngày trước
Giá cà phê nhân cao nhất trong lịch sử đang khiến cây cà phê giống cháy hàng chưa từng có.
Việt Nam nuôi vịt, heo nhiều thứ 2 và thứ 5 thế giới
1 ngày trước
Nhiều lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam có vị thế cao trên thế giới như: đàn thủy cầm (chủ lực là vịt) xếp thứ 2 với 103 triệu con, đàn heo xếp thứ 5 với hơn 30 triệu con
Trung Quốc, Nga là 'ông trùm' xuất khẩu phân bón sang Việt Nam nhưng đây mới là 'mỏ vàng mới nổi': giá siêu rẻ, Việt Nam tăng nhập hơn 81.000%
1 ngày trước
Giá nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam đã giảm mạnh hơn 81% so với cùng kỳ.