Có 5 hãng hàng không vào diện nợ xấu của ACV, có thể bị khởi kiện

29/02/2024 18:51
Hiện nay, ACV đã trích lập dự phòng đối với các khoảng nợ xấu đối với 5 hãng hàng không và 2 doanh nghiệp lữ hành khách.

Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về một số công tác cần triển khai thực hiện nhằm thu hồi công nợ của các hãng hàng không trong nước đang vi phạm nghĩa vụ thanh toán với đơn vị.

Cụ thể, ACV đang xây dựng 5 tiêu chí khởi kiện, dừng cung cấp dịch vụ đối với hãng bay vi phạm để xin ý kiến của các cơ quan quản lý có thẩm quyền gồm không có kế hoạch trả nợ cho ACV; không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ đã cam kết; kết quả kinh doanh không bị lỗ nhưng không trả nợ; có phát sinh công nợ mới trong năm 2023; có số dư nợ lớn hơn các hãng hàng không khác.

Theo báo cáo tài chính của ACV cho biết, tính đến cuối quý IV của năm 2023, ACV có các khoản nợ phải thu rất lớn từ các hãng hàng không Việt Nam đang hoạt động tại nhiều sân bay do ACV quản lý khai thác.

Các hãng hàng không và các doanh nghiệp bị ACV đưa vào diện nợ xấu gồm có: Vietjet; Bamboo Airways; Vietnam Airlines; Pacific Airlines; Công ty CP Hàng không lữ hành Việt Nam; Công ty CP Hàng không Mê Kông và Công ty CP Hoàng Long Yến.

Phần thuyết minh báo cáo tài chính của ACV cho thấy, đến cuối quý IV/2023, ACV phải thu khoản nợ ngắn hạn từ hãng hàng không Vietnam Airlines là hơn 1.831 tỷ đồng; Hãng hàng không Vietjet là hơn 2.981 tỷ đồng; Hãng hàng không Bamboo Airways là hơn 2.132 tỷ đồng; Hãng hàng không Pacific Airlines là hơn 874 tỷ đồng và các khách hàng khác là hơn 1.103 tỷ đồng. Cùng với đó là khoản phải thu dài hạn từ Công ty CP Hoàng Long Yến là hơn 2,8 tỷ đồng.

Hiện nay, ACV cũng đã trích lập dự phòng đối với các khoảng nợ xấu này. Cụ thể, với Vietjet là hơn 552 tỷ đồng; Bamboo Airways là hơn 1.907 tỷ đồng; Vietnam airlines là hơn 141 tỷ đồng; Pacific Airlines là hơn 760 tỷ đồng; Công ty CP Hàng không lữ hành Việt Nam hơn 246 tỷ đồng; Công ty CP Hàng không Mê Kông hơn 25 tỷ đồng; Công ty CP Hoàng Long Yến là hơn 2,8 tỷ đồng.

Theo ACV, đến cuối năm 2023, ACV đã phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi gần 3.600 tỷ đồng từ các Hãng hàng không trong nước chiếm 40% các khoản phải thu khách hàng. Trong đó, phần lớn khoản nợ từ các Hãng hàng không phát sinh trong giai đoạn Covid-19.

Khẳng định trong năm 2023, mặc dù đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, tuy nhiên, phía ACV thừa nhận kết quả thu hồi nợ và kế hoạch trả nợ của các hãng hàng không vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi đơn vị cung cấp dịch vụ phải áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn để tiến tới thực hiện chế tài xử lý các hãng hàng không vi phạm hợp đồng.

ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 9 Cảng hàng không Quốc tế gồm Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 cảng hàng không nội địa đó là Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện Biên và Thọ Xuân.

Trong năm 2023,  ACV có tổng doanh thu ước đạt hơn 20.000 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch năm và tăng 26% so với năm 2022. Con số này, giúp ACV có được lợi nhuận trước thuế đạt 8.646 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch năm và tăng 14% so với năm 2022.

Cũng trong năm 2023, ACV phục vụ 113,5 triệu lượt hành khách, tăng 15% so với năm 2022, trong đó khách quốc tế đạt 32,6 triệu lượt khách, tăng 173% so với năm 2022. Tổng hàng hóa bưu kiện thông qua đạt 1.207 ngàn tấn, tổng hạ cất cánh đạt 710 ngàn lượt chuyến.

Nói về hoạt động hàng không trong năm 2023, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Giám đốc ACV cho biết, năm 2023, ACV đối mặt nhiều khó khăn, thách thức khi kinh tế thế giới tiếp tục ảm đạm, tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, cùng với các xung đột kinh tế chính trị thế giới.

Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế trong nước chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh lương thực, năng lượng…

Ông Phiệt cho biết, ngành hàng không, thị trường vận tải hàng không quốc tế có phục hồi nhưng chưa đạt mức kỳ vọng.

Tin mới

'Cuộc chiến sinh tồn' trên thị trường xe điện Trung Quốc
7 giờ trước
Một “cuộc đua sinh tử” đã bắt đầu diễn ra trên thị trường xe điện (EV) lớn nhất thế giới.
BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
6 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
6 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
6 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
5 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia nhận định nước ion kiềm tươi chính là chiến lược "đại dương xanh"
5 giờ trước
Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Vũ - Trưởng khoa Tài Chính, Trường ĐH Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, giữa thời buổi kinh tế khó khăn, dự đoán sản phẩm chăm sóc sức khỏe tiếp tục lên ngôi, trong đó máy lọc nước ion kiềm tươi sẽ sớm thay thế máy lọc nước RO vì nó giải quyết được nhu cầu của xã hội.
Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
16 giờ trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.
Giá USD hôm nay 27/4: Đồng bạc xanh bất ngờ tăng vọt trở lại
17 giờ trước
Giá USD hôm nay 27/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 22/4 đến ngày 26/4 giảm từ 24.272 xuống mức 24.246 VND/USD, giảm 26 đồng so với đầu tuần.
Finviet đồng hành cùng các nhãn hàng số hóa ngành bán lẻ Việt Nam
18 giờ trước
Khoảng 10 năm trước, sự xâm nhập của các đại gia bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam qua các thương vụ M&A đình đám khiến nhiều người lo ngại hàng Việt sẽ nhanh chóng bị lép vế ngay trên chính sân nhà. Bởi lẽ kênh phân phối nội địa đi tới đâu, hàng Việt "ăn sâu bám rễ" tới đó.