Có cần thiết phải "tuýt còi" cuộc "đua" lãi suất ngân hàng?

31/08/2019 08:59
Ngân hàng Nhà nước đã ra văn bản cảnh báo các ngân hàng về cuộc đua lãi suất huy động. Liệu việc tăng lãi suất huy động này có thực sự đang tạo nên rủi ro cho hệ thống ngân hàng?

Ngân hàng nào đang dẫn đầu cuộc đua lãi suất?

Nếu như mức lãi suất trên 8%/năm trước đây chỉ được một số ngân hàng áp dụng và với kỳ hạn dài thì trong những tháng gần đây đã khá phổ biến.

Trong đó, Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) vốn đang là ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất huy động cao nhất trong một thời gian dài thì mới đây lại tiếp tục “củng cố” vị trí dẫn đầu này khi tung ra sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất lên đến 10,2% năm.

Theo đó, chỉ cần 10 triệu đồng trở lên đối với khách hàng cá nhân và từ 100 triệu đồng với khách hàng tổ chức, khách hàng đã có thể mua chứng chỉ tiền gửi với 4 kỳ hạn cố định: 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng, mức lãi suất tương ứng là: 9,5%/năm, 9,8%/năm, 10,0%/năm và 10,2%/năm.

Hiện nay, lãi suất tiết kiệm cao nhất của ngân hàng này đang là 8,6%/năm với tiết kiệm thường và 8,7%/năm với tiết kiệm online.

Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng đang phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất lên tới 9,1%/năm, kỳ hạn 61 tháng, trả lãi 12 tháng một lần. 9,1% cũng là mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi mà Ngân hàng Việt Á (VietABank) đang phát hành.

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng áp dụng lãi suất chứng chỉ tiền gửi lên tới 8,9%/năm.

Trong khi đó, với lãi suất tiết kiệm, Ngân hàng An Bình (ABBank) đang áp dụng mức lãi suất cao nhất 8,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Ngân hàng SHB cũng đẩy lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 7% lên đến 7,8%/năm; kỳ hạn 9 tháng, 12 tháng lần lượt là 8%/năm, 8,1%/năm; kỳ hạn 13 tháng là 8,2%.

Có cần thiết phải tuýt còi cuộc đua lãi suất ngân hàng? - Ảnh 1.

Cuộc đua lãi suất đang ngày càng được đẩy cao

Ngân hàng Phương Đông (OCB) tăng mạnh lãi suất kỳ hạn dài. Theo đó, kỳ hạn 18 tháng tăng từ 7,45%/năm lên 7,8%/năm; kỳ hạn 24 tháng tăng từ 7,55 lên 7,9%/năm; 36 tháng tăng từ 7,6%/năm lên 8,0%/năm. Đối với tiền gửi online, OCB cộng thêm 0,1% lãi suất…

Theo các ngân hàng, việc điều chỉnh lãi suất thời gian gần đây nhằm thu hút nguồn tiền gửi dân cư, nhất là tiền gửi trung và dài hạn để gia tăng nguồn lực đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thời điểm cuối năm, đồng thời đáp ứng lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Nên “tuýt còi”, hay để thị trường quyết định

Trước tình trạng các ngân hàng đua tăng lãi suất huy động, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã có văn bản cảnh báo. Theo đó, NHNN cho rằng động thái tăng lãi suất này tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tạo ra diễn biến tâm lý tiêu cực trên thị trường, có nguy cơ dẫn đến cuộc đua về lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng, gây bất ổn thị trường tiền tệ.

Vì vậy, NHNN yêu cầu các ngân hàng phải duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro; không làm ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường…

Đồng thời, NHNN cho biết sẽ theo dõi sát tình hình triển khai giải pháp về lãi suất, tín dụng của các tổ chức tín dụng và có biện pháp nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và chỉ đạo của NHNN, trong đó bao gồm cả các biện pháp thu hẹp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của tổ chức tín dụng vi phạm.

Tuy nhiên, nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng việc NHNN đưa ra một mệnh lệnh như vậy là không hợp lý. Bởi vì, trừ tiền gửi cho đến 6 tháng hiện nay bị khống chế trần là 5,5%/năm, còn lại NHNN đang cho phép các ngân hàng thỏa thuận lãi suất với khách hàng.

“Nhiều người cho rằng việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động là cạnh tranh không lành mạnh, nhưng tôi không đồng tình mà theo tôi là họ đang đi vào cạnh tranh một cách rất khốc liệt. Mức lãi suất của họ đưa ra là cái điểm mà hai đường biểu diễn cung và cầu gặp nhau, thì đó là cái giá của thị trường, được thị trường chấp nhận thì tôi không nghĩ là nó đang hoạt động không lành mạnh” – TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

Cũng theo vị chuyên gia, nếu các ngân hàng huy động vốn cao thì người hưởng lợi chính là người dân. Còn nếu các ngân hàng đó mà dùng vốn đó kinh doanh không có lời, thì chính là họ đang tự "bắn" vào chân họ.

“Thành ra, NHNN hãy để họ tự hạch toán bài toán kinh doanh, thực hiện cơ chế thị trường của họ. Trừ trường hợp chứng minh được việc huy động lãi suất cao như vậy làm thiệt hại cho nền tài chính, ngân hàng, thì lúc đó có thể xử lý theo Luật Các tổ chức tín dụng” – TS Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm.

Xem bài gốc tại đây

Tin mới

Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?
8 giờ trước
Biến động chưa từng thấy trên thị trường vàng thế giới đã trở thành tâm điểm thảo luận của các thị trường trong nhiều ngày nay. Dù vậy, đâu là nguyên nhân thực sự và giá sẽ tăng đến đâu vẫn là một ẩn số lớn.
Cận lễ 30/4 – 1/5, Cục Hàng không yêu cầu kiểm soát hoạt động ghi âm, ghi hình tại các sân bay
4 giờ trước
Cục Hàng không đánh giá thời gian qua, công tác quản lý, kiểm soát của các đơn vị đối với hoạt động ghi âm, ghi hình trong khu vực hạn chế tại các sân bay của các tổ chức, cá nhân chưa thật sự được chú trọng.
Vì đâu các ngân hàng đồng loạt nâng dự báo giá dầu - Brent có thể sớm vượt 100 USD/thùng?
5 giờ trước
Các chuyên gia dự báo giá dầu có thể sớm vượt mốc 100 USD/thùng nếu căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục leo thang.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Số tiền bồi thường có thể gấp tới 2.727 lần phí bảo hiểm
5 giờ trước
Với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, số tiền bồi thường tối đa cho một người là 150 triệu đồng, gấp 2.727 lần so với số phí bảo hiểm với dòng xe máy dưới 50cc, gấp 437 lần và 198 lần với dòng xe không kinh doanh vận tải 4 chỗ và dòng xe khách dưới 6 chỗ.
Vietjet tăng chuyến tới Điện Biên dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
5 giờ trước
Để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách đến với Điện Biên trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Vietjet tăng tần suất bay giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với Điện Biên lên 28 chuyến bay/ tuần.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 18/4: Thế giới giảm, trong nước tiếp tục "đu đỉnh"
7 giờ trước
Giá USD hôm nay 18/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 18/4 ở mức 24.231 VND/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 22.920-25.442 đồng.
ĐHĐCĐ LPBank: Tăng vốn điều lệ lên hơn 33.576 tỷ đồng, đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát
23 giờ trước
Chiều nay 17/4, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận năm, tăng vốn điều lệ lên hơn 33.576 tỷ đồng và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam.
Tín dụng hồi phục, ngân hàng rộn ràng báo lãi
23 giờ trước
Kết thúc Quý I, một số ngân hàng rục rịch công bố kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm 2024. Theo số liệu được LPBank công bố, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đạt 2.886 tỷ đồng, tăng tới 84,36% so với cùng kỳ.
Tuân thủ quy định về đấu thầu, Bộ GTVT nghiêm cấm dàn xếp, thông thầu
1 ngày trước
Bộ GTVT cho biết, các chủ đầu tư đã tổ chức thực hiện tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan, không phát sinh kiến nghị, khiếu nại phức tạp về đấu thầu.