“Cò đất” kiếm 400 triệu đồng mỗi căn nhà xã hội, Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý

18/04/2019 09:06
Trước phản ánh về việc "cò đất" thu chênh hàng trăm triệu đồng ở 2 dự án nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng vừa yêu cầu Hà Nội báo cáo kết quả kiểm tra, biện pháp chấn chỉnh và xử lý.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới, mua bán nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn.

Theo Bộ Xây dựng, căn cứ theo phản ánh, tại một số dự án NƠXH trên địa bàn TP.Hà Nội (như dự án NƠXH Ecohome 3 phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm; dự án NƠXH tại địa chỉ 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân…) có hiện tượng các cá nhân môi giới, sàn giao dịch bất động sản thực hiện môi giới mua bán NƠXH và thu tiền chênh lệch trái quy định.

Cụ thể, chi phí hướng dẫn, hỗ trợ làm hồ sơ và cam kết sẽ được mua NƠXH là hàng chục triệu đồng; chi phí để khách hàng mua được căn góc, vị trí đẹp chênh so với giá bán gốc hàng trăm triệu đồng. Đối với trường hợp mua lại NƠXH thì phải trả tiền chênh khoảng 4 - 6 triệu/m2, tương đương mỗi căn hộ chênh lệch so với giá gốc khoảng 400 triệu đồng.

Các hành vi nêu trên là trái với các quy định hiện hành về đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục mua bán NƠXH, đã được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở 2014, Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH, Thông tư số 21/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Do vậy, Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng địa phương tổ chức kiểm tra hoạt động giao dịch, mua bán NƠXH tại các dự án trên địa bàn để chấn chỉnh các hiện tượng, hoạt động nêu trên đồng thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật (nếu có) theo thẩm quyền. Sau đó, UBND TP.Hà Nội báo cáo kết quả kiểm tra, biện pháp chấn chỉnh và xử lý vi phạm về Bộ Xây dựng trước ngày 30/4/2019.

Theo phản ánh, dù các hoạt động mua, bán nhà ở xã hội ngoài luồng là trái luật và tiềm ẩn không ít rủi ro cho người mua, nhưng các giao dịch ngầm tại phân khúc này vẫn rất sôi động. Tại dự án EcoHome 3 (Hà Nội) do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô làm chủ đầu tư, ngay sau khi có thông tin tiếp nhận hồ sơ, đội ngũ tư vấn đã rầm rộ rao bán trên mạng xã hội.

Theo thông báo của chủ đầu tư, thời gian tiếp nhận hồ sơ mua NOXH NO2, NO3 đợt 1 dự kiến từ 21/3/ đến hết ngày 21/4. Tuy nhiên, suốt nhiều tháng qua, đội ngũ cò môi giới BĐS đã “tung hoành” lôi kéo nhiều người đến nghe họ tư vấn miễn phí làm hồ sơ, nhưng thực chất là “gợi ý” người dân đưa tiền với cam kết chắc chắn sẽ mua được nhà theo yêu cầu của khách.

Nhiều ngày qua, một môi giới khác tên Vượng chia sẻ rằng đang rao bán 5 suất ngoại giao của dự án. Người mua dược chọn diện tích căn và khoảng tầng. “Hiện tại các suất trên còn rất ít vì số lượng nộp hồ sơ nhiều lên theo từng ngày. Người mua cần chuẩn bị một số hồ sơ, như hộ khẩu, chứng nhận chưa sở hữu nhà và nhiều loại giấy tờ khác cần phải gặp trực tiếp để tư vấn thêm”, anh Vượng cho hay. Tùy vị trí và diện tích sẽ có giá cụ thể, dao động từ 50-100 triệu đồng.

Còn tại dự án 282 Nguyễn Huy Tưởng, số tiền chênh lệch khách hàng phải trả thậm chí còn lên tới trên 500 triệu đồng. Khi dự án mới công bố danh sách người đủ điều kiện được mua, nhiều môi giới đã đăng rao bán rầm rộ.

Với căn hộ 70m2, chủ cũ có suất mua theo dạng nhà ở xã hội phải trả là 1,12 tỷ đồng. Người đó thông qua sàn bán lại ra thị trường với giá 1,54 tỷ đồng (22 triệu đồng/m2), chênh khoảng 400 triệu đồng.

Thậm chí có căn hướng đẹp, giá bán lại được đẩy lên 23-24 triệu đồng/m2 (khoảng 1,61-1,68 tỷ đồng/căn hộ, chênh 500-570 triệu đồng/căn). Đáng chú ý có căn 78 m2, chênh lệch lên tới 600 triệu đồng.

Môi giới cho rằng giá bán 22-24 triệu đồng/m2 tại dự án 282 Nguyễn Huy Tưởng còn thấp hơn nhiều so với các dự án nhà ở thương mại ở cùng khu vực khi bán trung bình ở mức 26-30 triệu đồng/m2.

Tin mới

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng
2 giờ trước
Hiệp hội ngành hàng cà phê và gạo vừa có văn bản kiến nghị đưa 2 mặt hàng này ra khỏi danh mục chịu thuế GTGT.
Lô viên sủi quen thuộc vừa bị Bộ Y tế đề nghị tạm dừng lưu thông vì không đạt chất lượng
3 giờ trước
Lô thực phẩm bảo vệ sức khỏe Apiroca-B mới sản xuất vừa bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tạm dừng lưu thông do không đạt chất lượng.
Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?
4 giờ trước
Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
'Thủ phủ' xe máy cũ ở Hà Nội ế ẩm trước thông tin xe xăng sắp bị thay thế
5 giờ trước
Vốn nổi tiếng là nơi rất hút khách nhưng nay chợ xe máy cũ trên phố Chùa Hà (phường Cầu Giấy, Hà Nội) lại rất vắng vẻ trước thông tin sắp cấm xe xăng.
Khách Tây trúng Jackpot 2 Power 6/55 Vietlott hơn 32 tỷ, tiết lộ thói quen suốt 3 năm ở Việt Nam
5 giờ trước
Tấm vé trúng thưởng Jackpot 2 Power 6/55 Vietlott được anh mua tại điểm bán Vietlott số 16 Nguyễn Quý Đức, Phường Bình Trưng, TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Người Indonesia trầm trồ vì thiết kế mạnh mẽ, đậm chất châu Âu của VinFast VF 7
5 giờ trước
“Thể thao”, “phong cách”, “tương lai”, mang đậm màu sắc châu Âu và lý tưởng dành cho gia đình là những gì khách hàng tại Indonesia mô tả về mẫu xe VF 7 ở Triển lãm Ô tô Quốc tế Gaikindo Indonesia 2025.
Ở Việt Nam có chiếc xe đi 1 km 'đánh rơi' hơn 2 triệu đồng, đi chưa tới 5.000 km đã rớt giá gần 40%
18 giờ trước
Người bán khẳng định mua chiếc xe này "tiết kiệm được rất nhiều tiền".
Kỳ tích lại gọi tên Trung Quốc: Dùng UAV chuyển 180 tấn thép, bê tông lên núi ở độ cao 1.600 m - rút ngắn 10 lần thời gian, 60% nhân công xây dựng trạm điện mặt trời
21 giờ trước
Mỗi chiếc UAV có thể vận chuyển tối đa 400 kg cho một lần di chuyển, vận hành tự động theo tuyến đường được lập sẵn với độ chính xác cực kỳ cao.
Thích, chưa thích gì trên Mitsubishi Destinator, đây là 10 câu trả lời kèm giá kỳ vọng của các KOL Việt đầu tiên được trải nghiệm trực tiếp từ Indonesia!
22 giờ trước
Mitsubishi Destinator được các chuyên gia, KOL ngành xe đánh giá cao thiết kế ngoại thất song vật liệu nội thất chưa tương xứng. Ngoài ra, hầu hết đều cho rằng mức giá 700-850 triệu đồng sẽ giúp Destinator “làm nên chuyện”.