Có gì đáng ngại khi khối ngoại "miệt mài" bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

01/10/2021 10:30
Dự báo thời gian sắp tới, ông Sơn kỳ vọng dòng vốn từ khối ngoại sẽ sớm trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào khoảng giữa năm 2022 nhờ việc nền kinh tế Việt Nam dần mở cửa trở lại sau đợt sóng dịch bệnh lần thứ 4 cùng với triển vọng có thể nâng hạng thị trường.

Trong buổi tọa đàm trực tuyến chiều 30/9, ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng Chứng khoán MB (MBS) cho rằng sẽ có hai ý chính cần phải đề cập tới khi bàn về tình hình kinh tế toàn cầu chung. 

Đầu tiền chính là sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đã vô cùng rõ ràng bởi chiến lược tiêm chủng vaccine, do đó tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 hứa hẹn sẽ đột phá. Điều thứ hai chính là các NHTW bắt đầu có những động thái kinh tế giảm bớt quy mô của gói kích thích.

Có gì đáng ngại khi khối ngoại miệt mài bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam? - Ảnh 1.

Ông Hoàng Công Tuấn tại buổi tọa đàm chiều 30/9 (ảnh chụp màn hình)

Hiện, những yếu tố này chưa có tác động quá lớn tới nền kinh tế toàn cầu, song ông Tuấn cho rằng sang đến năm 2022 sẽ ghi nhận 2 xu hướng đối nghịch nhau, đó là việc lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết  gia tăng theo sự phụ hồi của kinh tế vĩ mô, đồng thời mặt bằng lãi suất có có xu hướng dần tăng lên với tốc độ chậm.

Đối với Việt Nam, ông Tuấn tỏ ra lạc quan với tình hình kinh tế vĩ mô nhờ tiền đề là chiến dịch tiêm chủng đang được đẩy mạnh, tạo điều kiện hoàn toàn cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Yếu tố lạm phát – điều nhà đầu tư quan ngại – được chuyên gia đến từ MBS đánh giá là khó có thể tăng cao được. Bởi lẽ cung tiền từ các gói kích thích của Việt Nam đang ở mức tương đối thấp so với quy mô nền kinh tế; đồng thời tăng trưởng tín dụng cũng không quá cao.

Do vậy, ông Tuấn kỳ vọng tích cực với việc thị trường nhìn chung sẽ vẫn có những cơ hội để đầu tư, mặc dù xung lực tăng trưởng sẽ không thể bằng năm 2020 hay đầu năm 2021.

Khối ngoại liên tục bán ròng có đáng quan ngại?

Chia sẻ về diễn biến khối ngoại, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc nghiên cứu KHCN MBS cho rằng áp lực rút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài được duy trì khá mạnh trong các tháng đầu năm 2021 vừa qua, hiện là năm có lượng rút ròng mạnh nhất trong lịch sử. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, khối ngoại đã bán ròng trên toàn thị trường với giá trị lên tới 45 nghìn tỷ đồng thông qua kênh khớp lệnh.

Nguyên nhân được ông Sơn chỉ ra, giai đoạn 2016-2019 thị trường ghi nhận hàng loạt giao dịch mua ròng bởi các tổ chức ngoại trên thị trường với kỳ vọng lớn nhất là việc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng trong năm 2020 hoặc 2021. Tới nay, vấn đề nâng hạng vẫn đang bị bỏ lỡ, điều này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài có các động thái giảm tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam, dẫn tới giá trị ghi nhận bán ròng liên tiếp trong cả năm 2020 và 2021.

Ngược lại, giữa làn sóng bán ròng mạnh, điểm tích cực đến từ các ETFs khi từ đầu năm đến tháng 7 ghi nhận tổng giá trị mua ròng đạt hơn 300 triệu USD, tập trung tại một số quỹ như Fubon FTSE Vietnam ETF hay VFMVN DIAMOND.

Có gì đáng ngại khi khối ngoại miệt mài bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam? - Ảnh 2.

Giao dịch khối ngoại trên TTCK Việt Nam (ảnh chụp màn hình)

Ông Sơn đánh giá, áp lực bán ròng từ dòng vốn ngoại không có tác động nhiều đến xu hướng chung, khi mà tỷ trọng giao dịch chỉ còn chiếm khoảng 6-7% tổng thanh khoản toàn thị trường.

Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò là lực đẩy chính giúp thị trường tăng trưởng lên với tỷ trọng chiếm tới 84%; khối lượng giao dịch từ dòng vốn này "cân" cả lượng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài. "Điều này đồng nghĩa với việc xu hướng thị trường đang được quyết định chủ yếu bởi các động thái từ nhà đầu tư cá nhân", ông Sơn chia sẻ

Dự báo thời gian sắp tới, ông Sơn kỳ vọng dòng vốn từ khối ngoại sẽ sớm trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào khoảng giữa năm 2022 nhờ việc nền kinh tế Việt Nam dần mở cửa trở lại sau đợt sóng dịch bệnh lần thứ 4 cùng với triển vọng có thể nâng hạng thị trường. Do vậy, ác tín hiệu vẫn khá tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong các tháng tiếp theo.

Tin mới

Với Galaxy Z Fold7 và Z Flip7, Samsung đã phá vỡ rào cản cuối cùng của điện thoại gập
6 giờ trước
Với những nâng cấp về thiết kế, hiệu năng, camera và Galaxy AI, Galaxy Z Fold7 và Z Flip7 mở ra chuẩn mực mới cho điện thoại gập - nơi tính linh hoạt không còn đồng nghĩa với sự đánh đổi.
Samsung Galaxy Z Fold7 ra mắt: Mỏng, nhẹ hơn bao giờ hết, giá từ 46,99 triệu đồng
6 giờ trước
Mẫu điện thoại gập của Samsung giờ đây đã thời trang hơn với độ mỏng khi gập lại chỉ 8,9 mm.
Trung Quốc không cho phép dùng sữa hoàn nguyên làm sữa tiệt trùng, ngành sữa Việt Nam cần chú ý
4 giờ trước
Từ ngày 16-9-2025, Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu sữa tiệt trùng làm từ sữa tươi nguyên liệu, không chấp nhận sử dụng sữa hoàn nguyên.
Bất ngờ đột kích kho hàng ở ngoại ô, cảnh sát tịch thu lượng lớn quần áo 'hàng hiệu' Levi's, Polo, Puma, Nike giả trị giá gần 1 tỷ đồng - nghi có một chuỗi cung ứng hàng giả tinh vi đằng sau
4 giờ trước
Cảnh sát tin rằng có một mạng lưới rộng lớn phía sau vụ việc và đang tiếp tục điều tra để triệt phá toàn bộ chuỗi sản xuất – phân phối hàng giả.
Theo dõi một căn hộ cho thuê suốt 7 ngày, công an bắt giữ 'ông bà trùm' livestream, tịch thu hơn 1.400 món đồ nhái
3 giờ trước
Cơ quan chức năng đã thu giữ 1.437 món hàng giả, được buôn bán chủ yếu thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.