Container phế liệu: "Bom hẹn giờ" tại nhiều cảng biển

28/06/2018 08:12
Một lượng lớn hàng phế liệu nhựa, giấy tiếp tục đổ về các cảng biển Việt Nam sẽ gây ra hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường, chi phí từ ngân sách để tiêu huỷ, ách tắc tại các cảng biển Việt Nam khi hàng hoá không thể giải phóng.

Cảng biển “kêu cứu”

Tháng 7/2017, Trung Quốc thông báo đến Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là nước này sẽ ngưng nhập khẩu 24 loại chất thải rắn, trong đó chủ yếu là các loại nhựa và giấy phế liệu, thông báo này có hiệu lực từ tháng 9/2017. Sau động thái này, lượng hàng phế liệu nhập về Trung Quốc giảm mạnh. Và động thái này của Trung Quốc đã làm các quốc gia xuất khẩu các loại phế liệu, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu không biết nên xử lý như thế nào với lượng phế liệu mà Trung Quốc giảm nhập ước tính lên đến 75.000 TEU/tháng.

Và, Việt Nam đã là một trong các điểm đến mà luồng hàng này dịch chuyển.

Ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, tính đến ngày 31/5/2018, số lượng hàng hóa chậm luân chuyển có nguy cơ tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam là 27.944 container. Trong đó khu vực cảng biển Hải Phòng có 6.753 container; khu vực cảng biển TPHCM có 14.658 container; khu vực cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu có 6.533 container.

Tình trạng này đặc biệt nóng tại những cảng biển thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn. Điển hình là ở Tân cảng Cát Lái, cảng container lớn nhất Việt Nam đang tồn đọng khoảng 7.000 TEU (7.000 conteainer 20 feet) mặt hàng nhựa/giấy phế liệu và trên 3.000 TEU các mặt hàng khác đã lưu bãi trên 90 ngày (chiếm 10% tổng dung lượng bãi).

Để khắc phục tình trạng này, từ 1/6/2018, Tân cảng Sài Gòn sẽ ngưng tiếp nhận các container nhựa/giấy phế liệu chuyển từ các cảng nội địa khác (kể cả các cảng thuộc hệ thống Tân cảng Sài Gòn) về cảng đích Tân Cảng Cát Lái.

Bên cạnh đó, Tân cảng Sài Gòn cũng đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép chuyển các lô hàng nhựa/giấy phế liệu nhập khẩu đã lưu bãi trên 90 ngày tại Tân cảng Cái Lái về lưu trữ tại các cơ sở thuộc hệ thống Tân cảng Sài Gòn như Tân cảng Hiệp Phước, ICD Tân cảng Nhơn Trạch và ICD Tân cảng Long Bình.

Hệ luỵ lớn khi hàng hoá chậm luân chuyển

Trên thực tế, việc nhập các container phế thải, phế liệu… là một khâu quan trọng trong ngành công nghiệp tái chế, một ngành có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ngay cả những nước phát triển như Canada, Australia, Tây Ban Nha… cũng nhập khẩu phế liệu từ Mỹ.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, một lượng lớn hàng phế liệu nhựa, giấy tiếp tục đổ về các cảng biển Việt Nam do hãng tàu, khách hàng đã ký hợp đồng hoặc hàng đã được xếp lên tàu đang trên đường vận chuyển sẽ gây ra hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường, chi phí từ ngân sách để tiêu huỷ, ách tắc tại các cảng biển Việt Nam khi hàng hoá không thể giải phóng.

Đặc biệt, việc hàng hoá chậm luân chuyển có nguy cơ tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam dẫn tới các doanh nghiệp cảng phải luân chuyển nhiều lần vị trí các container trong bãi cảng hoặc có nhu cầu vận chuyển giữa các bến cảng, ICD khác để chứa. Việc này làm gia tăng chi phí cho các cảng, khách hàng, hãng tàu và giảm năng suất, hiệu quả khai thác cảng; ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khác của doanh nghiệp Việt Nam.

Trước tình hình trên, ngày 6/6, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản báo cáo lên Bộ GTVT về việc giải quyết hàng hoá container chậm luân chuyển, đặc biệt là các container phế liệu có nguy cơ tồn đọng tại cảng biển. Ngày 15/6, Bộ GTVT có công văn yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam và các cục, vụ có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam, đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động mua bán, chế biến phế liệu, bảo đảm an toàn và môi trường.

“Tân cảng Sài Gòn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp hạn chế lượng hàng nhựa/phế liệu nhập về Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện về mặt thủ tục để giải phóng nhanh hàng tồn đọng. Đây là vấn đề cấp bách hiện nay của Tân cảng Sài Gòn nói riêng và các doanh nghiệp cảng biển nói chung”, đại diện Tân cảng Sài Gòn kêu cứu.

Tin mới

Nắng nóng kéo dài, giá dừa tươi tăng gần gấp 3 lần
7 giờ trước
Do ảnh hưởng của hạn mặn, nắng nóng kéo dài nên giá dừa tươi (dừa xiêm xanh) uống nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang hút hàng, sốt giá và được thương lái săn lùng thu mua.
Thị trường khan hàng, giá cả neo cao: Cơ hội "vàng" cho gạo Việt bứt phá
6 giờ trước
Thị trường gạo thế giới thời gian qua nhiều biến động và đang mở ra nhiều cơ hội để xuất khẩu gạo Việt bứt phá.
1001 cách người nông dân bảo vệ những trái sầu riêng khỏi kẻ trộm, "hú hồn" nhất là cảnh rắn bò
5 giờ trước
Trong những cách mà người nông dân bảo vệ sầu riêng, cách nào cũng thấy thú vị nhưng không kém phần hài hước.
Người dùng Việt rủ nhau “dậy sớm để đặt cọc VF 3 thành công”
5 giờ trước
Chỉ ít phút sau khi VinFast VF 3 chính thức mở cọc sớm, những hình ảnh chụp màn hình đơn hàng đặt cọc VF 3 thành công đã tràn ngập trên mạng xã hội. Rất nhiều khách hàng hào hứng chờ tới lúc được biết số thứ tự chiếc xe “độc bản” của mình.
Doanh số SUV đô thị cỡ B: ‘Tân binh’ vươn lên thần tốc, xe Hàn bất ngờ thất thế
4 giờ trước
Những cái tên như Kia Seltos, Hyundai Creta đang cho thấy sự đuối sức trong việc cạnh tranh với những cái tên đến từ Nhật Bản.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.561.500 VNĐ / tấn

162.50 JPY / kg

-0.49 %

- -0.80

Đường

SUGAR

10.454.437 VNĐ / tấn

18.63 UScents / lb

-3.47 %

- -0.67

Cacao

COCOA

180.238.742 VNĐ / tấn

7,081.00 USD / mt

-20.36 %

- -1,810.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

110.795.713 VNĐ / tấn

197.44 UScents / lb

-2.77 %

- -5.62

Đậu nành

SOYBEANS

11.222.290 VNĐ / tấn

1,199.90 UScents / bu

-0.34 %

- -4.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.427.783 VNĐ / tấn

371.65 USD / ust

-0.07 %

- -0.25

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.347.662 VNĐ / tấn

45.17 UScents / lb

1.64 %

+ 0.73

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới
3 giờ trước
Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, với lượng nhập khẩu trong năm nay tăng lên 4,1 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức 3,9 triệu tấn vào năm ngoái. Báo cáo cũng nhận định Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu tới Philippines.
Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý
10 giờ trước
Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.
Giá cao su tăng mạnh, dự báo năm 2024 cầu vượt cung: "Mùa vàng" của doanh nghiệp cao su đã đến?
11 giờ trước
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, năm 2024 tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức trên thị trường quốc tế. Thêm vào đó, những thay đổi bất lợi về thời tiết, thị trường sẽ khiến giá cao su thiên nhiên biến động khó lường.
Độc đáo chén, đĩa làm bằng mo cau, xuất khẩu khắp 5 châu
17 giờ trước
Từ những chiếc mo cau tưởng chừng như phế phẩm bỏ đi, một người đàn ông ở xứ Quảng đã "hô biến" thành chén, đĩa và xuất khẩu khắp 5 châu.