Cúm A/H5N6, H5N1 có lây từ người sang người như virus corona không?

12/02/2020 19:00
(Dân Việt) Trong khi dịch viêm phổi cấp do virus corona còn đang diễn biến khó lường thì Trung Quốc lại phát hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Hồ Nam, khả năng lây lan vào nước ta là rất cao. Bên cạnh việc lo đối phó với dịch cúm H5N1 xâm nhập, nhiều địa phương đang dốc sức chặn đứng sự lây lan của ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 vừa bùng phát. Vậy cúm gia cầm H5N6 và H5N1 có điều gì giống và khác nhau?

Cúm H5N6 và H5N1 nguy hiểm đều lây sang người

Bệnh cúm gia cầm H5N6 là bệnh truyền nhiễm cấp tinh do virus H5N6 gây ra. Đây là loại dịch bệnh nguy hiểm bởi nó có thể làm cho gia cầm chết đột ngột, hàng loạt và lây lan nhanh. Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim nuôi, chim hoang dã... đều có thể mắc bệnh.

Virus cúm gia cầm có thể sống trong phân gia cầm, nước, đất... từ 2 - 4 tuần và chết ở nhiệt độ 70 độ C trở lên. Virus có thể sống trong nhiệt độ lạnh (tủ lạnh, tủ đá) hàng tháng.

Gia cầm bị lây nhiễm cúm qua các con đường: Lây trực tiếp thông qua tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh, chết khi nhốt chung một chuồng hay thả cùng sân; tiếp xúc với chim hoang dã đã bị nhiễm bệnh. Lây gián tiếp qua tiếp xúc trực tiếp với phân, chất độn chuồng (rơm, rạ, trấu...) lông gia cầm bị nhiễm vi rút.

Tiếp xúc với giầy dép, quần áo, dụng cụ (cuốc, xẻng, lồng, sọt đựng trứng...), phương tiện (lốp xe máy, ô tô...) bị nhiễm virus do con người sử dụng mang từ nơi có bệnh về.

Những triệu chứng thường gặp khi gia cầm bị cúm: Chết đột ngột, hàng loạt không có biểu hiện triệu chứng. Gia cầm chảy nước mắt, nước dãi, đứng tụm với nhau, lông xù, uể oải, ít đi lại, đầu gật gù, gục xuống đất biếng ăn; khó thở; mào, tích tím tái, phù và có thể có điểm xuất huyết; xuất huyết ở những chỗ da không có lông, đặc biệt là chân...

cum a/h5n6, h5n1 co lay tu nguoi sang nguoi nhu virus corona khong? hinh anh 1

Chốt kiểm dịch tại ổ dịch cúm A/H5N6 tại thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Phan.

Tương tự, virus H5N1 có vật chủ chính là quần thể chim hoang dã (chủ yếu là vịt trời) và gia cầm (vịt, gà tây, gà, ngan, ngỗng). Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với phân của chim hoặc gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc từ dịch tiết ở mũi, miệng hoặc mắt.

Chợ trời và các địa điểm bán trứng và chim trong điều kiện đông đúc và mất vệ sinh, chính là nơi dễ nhiễm bệnh và có thể truyền bệnh sang cộng đồng đông dân cư.

Thịt hoặc trứng từ những con chim hoặc gia cầm bị nhiễm bệnh nếu chưa được chưa nấu chín hoàn toàn cũng có thể truyền bệnh cúm gia cầm. Do đó, để đảm bảo an toàn, thịt gia cầm cần được nấu chín hoàn toàn ở nhiệt độ ở bên trong gia cầm từ 74 độ C trở lên và trứng cần phải chín cả lòng đỏ và lòng trắng.

Điểm chung của hai loại cúm H5N1 và H5N1 là đều có thể lây sang người.

Cúm H5N6 và H5N1 có lây từ người sang người không?

Câu trả lời là không. Theo Forbes, virus H5N1 cư trú trong những tế bào nằm sâu trong phổi, không thể gây nhiễm ở đường hô hấp trên và không lây lan qua động tác ho hoặc hắt hơi như các loại virus cúm khác.

Điều này lý giải tại sao đường lây truyền người - người của loại virus cúm gia cầm này đến nay vẫn chưa xảy ra.

Đường lây truyền của H5N6 và H5N1 sang người là giống nhau

Virus cúm A H5N1 có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, như ăn phải gia cầm và các sản phẩm gia cầm bị bệnh trong quá trình chế biến, nấu nướng không chín, ăn tiết canh. Vệ sinh cá nhân không tốt, bàn tay không sạch cũng tạo điều kiện cho việc mắc cúm A H5N1.

Virus cúm H5N6 lây từ gia cầm sang người có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Người bị lây nhiễm cúm do tiếp xúc với gia cầm và chất thải gia cầm nhiễm bệnh (trong khi chăn nuôi, vận chuyển, làm thịt gia cầm bị bệnh...) hoặc gia cầm khỏe nhưng đã mang vi rút H5N6.

Do ăn tiết canh, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín.

cum a/h5n6, h5n1 co lay tu nguoi sang nguoi nhu virus corona khong? hinh anh 2

Phun tiêu độc khử trùng phòng ngừa virus cúm gia cầm. Ảnh: I.T

Triệu chứng

Các triệu chứng cúm H5N6 ở người rất giống với các triệu chứng của bệnh cúm thông thường như: Sốt cao đột ngột, thường sốt liên tục trên 38 độ C, đôi khi rét run, mặt đỏ.

Đau đầu, đau mỏi cơ ở chân, tay, đau tăng lên khi ho, có thể đau quanh hốc mắt, có thể nổi hạch. Ho hoặc ho khan; khó thở...

Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó phòng bệnh là biện pháp quan trọng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của cúm gia cầm H5N1 bắt đầu trong vòng 2 - 7 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, tùy thuộc vào loại virus cúm gia cầm. Phần lớn các trường hợp, nhìn chung triệu chứng của bệnh cúm gia cầm giống với bệnh cúm thông thường, bao gồm: Ho, sốt, viêm họng, đau cơ, đau đầu, khó thở...

Một số người cũng có thể có triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Và trong một vài trường hợp, nhiễm trùng mắt nhẹ (viêm kết mạc) là dấu hiệu duy nhất của bệnh.

Biện pháp phòng bệnh cúm H5N6 và H5N1 sang người

Chỉ ăn thịt, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm được nấu chín kỹ. Chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị bệnh. Không ăn tiết canh. Không làm thịt và ăn các loại gia cầm ốm, chết.

Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn. Rèn luyện thân thể, giữ ấm cơ thể, để nâng cao khả năng phòng bệnh. Nên thay, giặt quần áo, rửa giầy dép hàng ngày.

Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh; hạn chế tiếp xúc gia cầm kể cả khi chúng còn khỏe; chỉ giết mổ gia cầm khỏe; đeo khẩu trang, găng tay khi giết mổ; rửa dao, thớt bằng nước sôi sau khi giết mổ; nên có hai thớt để thái thịt sống và thái thịt chín.

Đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với gia cầm.

Hãy đến ngay cơ sở y tế khi sốt cao trên 38 độ C, ho, đau ngực, khó thở kèm theo đau đầu, đau cơ mệt mỏi... Khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang. 

Theo Cục Thú y, cúm gia cầm là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng. Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1- 2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vắc xin.

Virus gây bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay thuộc nhánh H5N1 2.3.2.1c (chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và H5N6 2.3.4.4h, 2.3.4.4f, 2.3.4.4g (phân bố tại nhiều vùng trong cả nước). Phân tích các đặc tính sinh học phân tử cho thấy không có sự biến đổi lớn, có tính đặc hiệu với thụ thể bám trên gia cầm.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
17 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
50 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.840.362 VNĐ / tấn

17.17 UScents / lb

0.46 %

- 0.08

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.457.197 VNĐ / tấn

393.39 UScents / lb

3.30 %

- 13.44

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.938.744 VNĐ / tấn

1,040.50 UScents / bu

0.56 %

+ 5.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.234 VNĐ / tấn

294.40 USD / ust

1.21 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
22 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.