Cùng Kotex thống lĩnh trị trường, giá trị của Diana đã lên tới cả tỷ đô: ông Đỗ Minh Phú đã bán quá rẻ?

16/05/2019 07:25
Năm 2018, Diana ghi nhận lợi nhuận kỷ lục hơn 1.000 tỷ đồng. Một cách đơn giản, nếu tính P/E Diana ở mức 20 lần (P/E ngành) thì giá trị hợp lý của Diana vào khoảng 23.000 tỷ đồng (1 tỷ USD), cao hơn nhiều lần mức giá 194 triệu USD mà anh em ông Đỗ Minh Phú đã bán đi vào năm 2011.

Ra đời từ năm 1997, Diana là thương hiệu băng vệ sinh do anh em ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú thành lập với tổng số tiền đầu tư ban đầu là 600 nghìn USD. Ông Đỗ Minh Phú là tên tuổi không còn xa lạ trên thương trường khi đảm nhận với vai trò người sáng lập tập đoàn Doji và Chủ tịch TPBank.

Dù ra mắt sau Kotex (thuộc tập đoàn Kimberly-Clark), nhưng Diana đã mau chóng vươn lên mạnh mẽ và là đối thủ cạnh tranh "cân tài cân sức" với tên tuổi lừng lẫy đến từ Mỹ này. Nếu như Kotex ra mắt dòng sản phẩm mới nào thì Diana cũng không chịu thua kém khi sẵn sàng tung ra sản phẩm tương ứng đối đầu, cũng như ngược lại.

Cuộc đối đầu của Diana và Kimberly-Clark diễn ra không chỉ trên phân khúc băng vệ sinh, mà còn diễn ra trên nhiều "mặt trận" như tã bỉm trẻ em (Bobby vs Huggies), tã người cao tuổi, khăn giấy…

Kể từ khi ra đời đến nay, hoạt động kinh doanh của Diana luôn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Theo số liệu chúng tôi có được, năm 2018, doanh thu Diana đạt 7.482 tỷ đồng – tăng 22%; Lợi nhuận sau thuế 1.109 tỷ đồng – tăng 28% so với năm trước đó và đây là con số kỷ lục từ trước tới nay.

Năm 2018 cũng đánh dấu cột mốc quan trọng của Diana khi lần đầu tiên lợi nhuận ròng công ty vượt mốc 1.000 tỷ đồng. Tính trung bình, mỗi ngày trong năm 2018 Diana ghi nhận doanh thu 20,5 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 3,04 tỷ đồng.

Xem thêm: >> Từ một quan sát nhỏ khi đi buôn pha lê đã giúp ông Đỗ Minh Phú gây dựng công ty băng vệ sinh Diana trị giá 200 triệu USD

Cùng Kotex thống lĩnh trị trường, giá trị của Diana đã lên tới cả tỷ đô: ông Đỗ Minh Phú đã bán quá rẻ? - Ảnh 1.

Diana định giá tỷ USD, ông Đỗ Minh Phú đã bán quá "rẻ"?

Trong quá khứ, Việt Nam có khá nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng đình đám, chiếm phần lớn thị phần trong nước như kem đánh răng Dạ Lan, xà bông Cô Ba, dầu gội X-Men…Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển mạnh, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều áp lực từ tài chính cho tới công nghệ, thị trường…Khi đó, quyết định bán doanh nghiệp là lựa chọn của không ít ông chủ doanh nghiệp.

Điều tương tự cũng đến với Diana khi năm 2011, đang trong thời kỳ hoàng kim "ăn nên làm ra", anh em ông Đỗ Minh Phú đã quyết định bán 95% cổ phần Diana cho tập đoàn hàng tiêu dùng Unicharm của Nhật Bản. Khi đó, Unicharm đã chi ra 184 triệu USD, tương ứng định giá công ty ở mức 194 triệu USD (hơn 4.000 tỷ đồng theo tỷ giá thời điểm đó).

Vào thời điểm năm 2011, Diana là một trong những thương vụ M&A có giá trị lớn nhất đối với một doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Mức giá gần 4.000 tỷ đồng cho một doanh nghiệp có doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ 40 tỷ vào năm 2010 khiến khá nhiều người ngạc nhiên.

Tuy nhiên, ngay trong năm 2011, Diana có có sự tăng trưởng mạnh với doanh thu 1.700 tỷ và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng. Như vậy tại thời điểm hoàn tất giao dịch, Unicharm đã định giá Diana ở mức 40 lần lợi nhuận của công ty (P/E 40 lần).

Trong những năm tiếp theo, Diana tiếp tục bứt phá ngoạn mục và đến năm 2018, doanh thu đã lên tới 7.482 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.109 tỷ đồng (lãi gấp 28 lần năm 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) giai đoạn 2011 – 2018 về doanh thu của Diana lên tới 21% và lợi nhuận là 34%.

Cùng Kotex thống lĩnh trị trường, giá trị của Diana đã lên tới cả tỷ đô: ông Đỗ Minh Phú đã bán quá rẻ? - Ảnh 2.

Theo thống kê, các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng tương tự như Diana hiện có P/E từ 20 – 30, riêng công ty mẹ của Diana là tập đoàn Unicharm có P/E lên tới 35.

Một cách đơn giản, nếu tính P/E Diana ở mức 20 lần với lợi nhuận năm 2018 đạt 1.109 tỷ đồng thì giá trị hợp lý của Diana vào khoảng 23.000 tỷ đồng (1 tỷ USD), cao hơn nhiều lần mức giá 194 triệu USD mà anh em ông Phú đã bán đi vào năm 2011.

Có thể thấy, mức giá mà anh em ông Phú đã bán Diana vào năm 2011 là khá "rẻ". Tuy vậy, nếu không có sự xuất hiện của Unicharm, cũng chưa chắc Diana đã có mức tăng trưởng ấn tượng như lúc này.

Ông Đỗ Minh Phú từng chia sẻ trên truyền thông sau quyết định bán Diana: "Quan điểm của chúng tôi là khi một công ty lớn mạnh thì nên chăng không cần soi quá kỹ vào cơ cấu sở hữu. Tôi chỉ nỗ lực làm sao để khi nhắc đến Diana, người tiêu dùng hiểu ngay đó là nhãn hiệu toàn cầu có xuất xứ từ Việt Nam".

Hiện tại, nhóm cổ đông ông Đỗ Minh Phú vẫn còn sở hữu 5% cổ phần tại Diana và ông Đỗ Anh Tú - em trai ông Đỗ Minh Phú vẫn tiếp tục giữ vai trò Tổng giám đốc của Diana.

Sau khi bán Diana, ông Đỗ Minh Phú đã có lượng tiền không nhỏ để đầu tư vào lĩnh vực tài chính với ngân hàng Tiên Phong (TPBank), đầu tư bất động sản hay mới đây nhất là chứng khoán Tiên Phong (mua lại chứng khoán Phương Đông ORS).

Anh em ông Đỗ Minh Phú đã đầu tư vào TPBank đúng lúc ngân hàng này gặp khó khăn nhất với mức lỗ cả nghìn tỷ đồng phải tái cơ cấu, giờ đây đã trở thành một ngân hàng có lợi nhuận lớn với mức định giá gần 20.000 tỷ đồng.

Cùng Kotex thống lĩnh trị trường, giá trị của Diana đã lên tới cả tỷ đô: ông Đỗ Minh Phú đã bán quá rẻ? - Ảnh 3.

Năm 2019, TPBank đặt kế hoạch tăng trưởng khá tham vọng với mục tiêu 3.200 tỷ đồng LNTT, tăng 42% so với năm trước.


Tin mới

Choáng với hóa đơn tiền điện
11 giờ trước
Nhiều người ví von hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng vọt còn hơn giá vàng. Trong khi đó, ngành điện cảnh báo nắng nóng sẽ giảm nhưng nền nhiệt vẫn còn cao, người dân cần tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện trong thời gian tới.
Giá vàng thế giới đi xuống trong tuần thứ hai liên tiếp
10 giờ trước
Thị trường vàng trồi sụt thất thường trong tuần giao dịch vừa qua, khi sự chú ý dồn vào báo cáo việc làm tháng Tư của Mỹ, manh mối quan trọng để định hướng lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Phí trước bạ ô tô chưa giảm, khách đã dừng mua xe chờ chính sách
9 giờ trước
Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất phương án gia hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ đối với các loại xe sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 5.
Mẫu sedan hạng B duy nhất tăng giá bán, mặc Hyundai Accent, Toyota Vios giảm đậm gần trăm triệu đồng
8 giờ trước
Trên trang chủ của hãng, giá bán của mẫu sedan Mazda 2 ghi nhận mức tăng dao động 5-10 triệu đồng so với giá niêm yết trước đó.
Dưa hấu được mùa được giá, nông dân Quảng Nam "trúng lớn"
8 giờ trước
Thời tiết thuận lợi, người trồng dưa hấu ở tỉnh Quảng Nam có vụ mùa bội thu, bán được giá tốt, thu lãi lớn.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.