Cuối năm khó lường, nguồn điện vô tận tưởng ngon ăn thành nỗi lo

Sự gia tăng của điện mặt trời và điện gió sẽ gia tăng hiện tượng nghẽn mạch, tiết giảm năng lượng tái tạo trên hệ thống điện.

Sự gia tăng của điện mặt trời và điện gió sẽ gia tăng hiện tượng nghẽn mạch, tiết giảm năng lượng tái tạo trên hệ thống điện.

 

Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đang hoàn thiện giải trình các ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 91/TB-VPCP ngày 3/5/2021 của Văn phòng Chính phủ về quy hoạch điện 8.

Tại thông báo này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp để hoàn thiện Quy hoạch điện 8. Trong đó, có việc rà soát, đánh giá kỹ thêm về hiện trạng năng lực hệ thống điện quốc gia hiện nay; khả năng cung ứng điện tối đa trong trường hợp có và không có ràng buộc về truyền tải công suất các nguồn điện hiện hữu trong hệ thống.

Tăng mạnh điện mặt trời, sản lượng vẫn ít

Theo đánh giá của Viện Năng lượng, hệ thống điện Việt Nam là một trong những hệ thống điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất của thế giới. Sản lượng điện thương phẩm toàn quốc năm 2020 đạt 216,83 tỷ kWh, tăng 2,53 lần so với năm 2010 (85,6 tỷ kWh), tương ứng tăng trưởng điện thương phẩm bình quân cả giai đoạn 2011-2020 là 9,7%/năm (giai đoạn 2011-2015 tăng 10,87%/năm và giai đoạn 2016-2020 tăng 8,62%/năm).

Cuối năm khó lường, nguồn điện vô tận tưởng ngon ăn thành nỗi lo
Hệ thống điện Việt Nam là một trong những hệ thống điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất của thế giới.

Riêng năm 2020, tăng trưởng điện thương phẩm chỉ đạt 3,4%, thấp nhất trong thập kỷ vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Bên cạnh các nguồn truyền thống, nguồn điện mặt trời và điện mặt trời áp mái cũng có sự tăng trưởng đột ngột trong các năm 2019-2020. Từ mức không đáng kể đầu năm 2018, công suất điện mặt trời (bao gồm điện mặt trời áp mái) đã đạt 4.700MW cuối 2019 và 16.700MW cuối năm 2020. Hiện tại, cơ cấu của nguồn năng lượng tái tạo biến đổi (gió và mặt trời) đã chiếm gần 26% tổng công suất đặt của nguồn điện. Nhiệt điện khí và dầu hầu như không phát triển mới trong suốt giai đoạn 2011-2020.

Tuy nhiên, điện mặt trời và điện gió mới chỉ đóng góp rất ít vào sản lượng điện (chỉ chiếm khoảng 4% tổng sản lượng toàn hệ thống điện năm 2020).

Tính đến hết tháng 12/2020, tổng công suất điện mặt trời (bao gồm cả điện mặt trời áp mái) là 16.500MW (chiếm 24,1% tổng công suất), tổng công suất điện gió là 567MW (chiếm khoảng 0,86% tổng công suất).

Theo các báo cáo của EVN về tình hình phát triển điện gió và tình hình vận hành hệ thống điện năm 2021 thì tới cuối năm 2021, tổng công suất điện gió có thể đưa vào vận hành thêm khoảng 5.400MW, điện mặt trời tập trung vận hành thêm khoảng 300MW, nhiệt điện than khoảng 3.000MW (Hải Dương 2.600MW, NĐ Sông Hậu 1 1.200MW, NĐ Duyên Hải 2 1.200MW). Tổng công suất đặt của hệ thống điện cuối năm 2021 vào khoảng gần 80 GW.

Các nguồn điện tái tạo có nhiều đặc tính vận hành khác biệt với các nguồn điện truyền thống như tính bất định cao, chế độ vận hành phụ thuộc vào thời tiết, không đóng góp cho quán tính hệ thống và điều tần sơ cấp,... Do vậy, sự gia tăng đột biến của loại hình nguồn điện này dẫn đến nhiều vấn đề trong vận hành hệ thống điện như đầy tải, quá tải cục bộ, sụt giảm quán tính hệ thống, tăng số lần khởi động và yêu cầu điều chỉnh công suất các nhà máy nhiệt điện.

Một trong những hệ quả trực tiếp của các vấn đề này là việc giảm phát các nguồn năng lượng tái tạo. Năm 2020, sản lượng không khai thác được của điện mặt trời vào khoảng 364 triệu kWh.

Năm 2021, theo dự kiến của EVN, sản lượng điện không khai thác được của các nguồn năng lượng tái tạo nói trên tăng lên, đạt khoảng 1,68 tỷ kWh (trong đó, dự kiến tiết giảm 1,25 tỷ kWh ĐMT và 430 triệu kWh điện gió, tương đương khoảng 7-9% sản lượng khả dụng các nguồn điện này).

Trong 3 tháng đầu năm 2021, điều độ quốc gia đã tiết giảm công suất điện mặt trời nối lưới/ ĐMT áp mái lớn nhất đạt 4.750/3.490MW vào thấp điểm trưa ngày Tết và 2400/1250MW thấp điểm trưa ngày thường.

Như vậy, theo Viện Năng lượng, điện gió và điện mặt trời (bao gồm điện mặt trời áp mái) sẽ chiếm lần lượt khoảng 7% và 22% tổng công suất đặt của hệ thống. Sự gia tăng của điện mặt trời và điện gió sẽ gia tăng hiện tượng nghẽn mạch, tiết giảm năng lượng tái tạo trên hệ thống điện. Dự kiến giai đoạn 2021-2025, hệ thống điện Việt Nam sẽ tiếp tục tiết giảm nguồn này.

Cuối năm khó lường, nguồn điện vô tận tưởng ngon ăn thành nỗi lo
Công suất điện mặt trời, điện gió vẫn chiếm tỷ trọng thấp, hệ thống điện chủ yếu vẫn phải dựa vào nhiệt điện và thủy điện

Tiếp tục cắt giảm năng lượng tái tạo

Theo tính toán của cơ quan Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), tổng sản lượng điện cắt giảm 6 tháng cuối năm 2021 có thể lên tới 1,7 tỷ kWh.

Riêng trong tháng 7-9, mức cắt giảm năng lượng tái tạo có thể lên tới 2.800/6.500 MW vào thời điểm thấp điểm trưa của ngày thường/cuối tuần, sản lượng năng lượng tái tạo cắt dự kiến trong mỗi tháng là 210 triệu kWh.

Giai đoạn tháng 10-12/2021 là thời kỳ mùa lũ chính vụ miền Trung và Nam, khai thác cao thủy điện nên mức cắt giảm năng lượng tái tạo do quá giới hạn truyền tải 500 kV cùng với thừa nguồn trên hệ thống trong ngày thường/Chủ nhật có thể lên tới 7.500 MW/11.500 MW. Sản lượng năng lượng tái tạo cắt dự kiến trong mỗi tháng là 378 triệu kWh.

Tổng công suất nguồn năng lượng tái tạo dự kiến vận hành đến cuối năm 2021 là 21.951 MW, bao gồm 8.972 MW điện mặt trời trang trại, 7.630 MW điện mặt trời mái nhà và 5.349 MW điện gió.

Hiện nay, tổng công suất các nguồn năng lượng tái tạo đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch đến năm 2025 khoảng 25.500 MW (chưa bao gồm các dự án điện mặt trời mái nhà). Bao gồm 13.900 MW điện mặt trời trang trại và 11.500 MW điện gió.

Như vậy còn lại khoảng 5.000 MW điện mặt trời và 6.144 MW điện gió đã phê duyệt quy hoạch nhưng không kịp đưa vào vận hành trong năm 2021.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin cụ thể về các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo cho giai đoạn sau tháng 10/2021 nên tiến độ các nguồn này còn nhiều rủi ro.

Trong trường hợp các nguồn điện chậm tiến độ, nguồn năng lượng tái tạo ngừng triển khai sau mốc tháng 10/2021 (hết ưu đãi giá FIT điện gió) thì hệ thống sẽ bị thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh điện năm 2025.

Theo Viện Năng lượng, cắt giảm công suất là không thể tránh khỏi với các hệ thống điện có tỷ lệ tích hợp năng lượng tái tạo cao. Tuy nhiên, tỷ lệ cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo của các nước có sự khác biệt nhất định, do khác nhau về tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn, phân bổ nguồn tải, thị trường điện, độ hoàn thiện của hạ tầng lưới điện truyền tải, phân phối.

Lương Bằng

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.613.936 VNĐ / thùng

62.08 USD / bbl

0.07 %

- 0.05

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.541.043 VNĐ / thùng

59.28 USD / bbl

0.07 %

+ 0.04

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.414.500 VNĐ / m3

3.43 USD / mmbtu

1.47 %

- 0.05

Than đá

COAL

2.534.610 VNĐ / tấn

97.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 ổn định
8 giờ trước
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 tiếp tục giữ ổn định tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
Năm nay có lo thiếu điện?
1 ngày trước
Nhiều dự án điện đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, vậy năm nay có còn mối lo thiếu điện diện rộng?
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
1 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.
Smartphone pin khủng 6.500mAh ra mắt tại Việt Nam, có sạc nhanh 90W và ưu đãi thay pin 5 năm
2 ngày trước
vivo tiếp tục ra mắt sản phẩm mới vivo V50 Lite tại thị trường smartphone Việt Nam. Điểm nhấn ấn tượng nhất của sản phẩm này chính là viên pin dung lượng khủng lên đến 6.500 mAh cùng với khả năng sạc nhanh 90W.