Đại gia châu Phi đổ tỷ đô vào trồng lúa, Nigeria sẽ dừng nhập gạo?

18/01/2018 19:49
Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari, trong bài phát biểu về chương trình hành động năm 2018 đánh dấu chào mừng năm mới, cho biết Nigeria sẽ dừng nhập khẩu gạo từ năm 2018 để khuyến khích sản xuất lúa gạo nội địa.

dai gia chau phi do ty do vao trong lua, nigeria se dung nhap gao? hinh anh 1

Các nước châu Phi, trong đó có Nigeria chủ yếu nhập khẩu gạo đồ. Ảnh: I.T

Theo ông, nhiều người hưởng ứng lời kêu gọi của ông, quay trở lại hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, sản xuất gạo và các nông sản khác của Nigeria đã tăng mạnh.

Đại gia Nigeria đổ tiền vào trồng lúa

Số liệu thống kê từ Liên bộ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp Nigeria (FMARD) cho thấy chính phủ đã cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu gạo cấp các nhà nhập khẩu để chuẩn bị thị trường cho nguồn cung lúa gạo nội địa được dự báo đạt mức cao trong năm nay.

Tại châu Phi, Nigeria vừa là nước sản xuất gạo lớn nhất, đồng thời là nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu lục. Từ mấy năm nay, Chính phủ nước này rất nỗ lực để tự cung tự cấp lúa gạo.

Chính phủ triển khai một số chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, như chương trình cho vay Anchor trị giá 300 triệu USD của CBN, triển khai năm 2015, cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và hỗ trợ đầu vào cho hàng trăm ngàn nông dân sản xuất nhỏ.

Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đang hỗ trợ chiến lược chuyển đổi nông nghiệp của chính phủ Nigeria với khoản vay 200 triệu USD để hỗ trợ sản xuất gạo quy mô nhỏ và vừa.

Mục tiêu của Chính phủ cũng được ủng hộ bởi một số cá nhân/tổ chức giàu quyền lực.

Năm 2016, người giàu nhất châu Phi Aliko Dangote tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất gạo tại Nigeria để sản xuất 1 triệu tấn gạo đồ trong 5 năm tới, tương đương 16% nhu cầu tiêu thụ nội địa. Sáng kiến đầu tư ngành gạo của ông Dangote bao gồm cung cấp các vật tư đầu vào như giống và phân bón, kèm theo tập huấn cho gần 50.000 nông dân quy mô nhỏ và vừa, đổi lại, nông dân sẽ cung cấp đất và lao động cho dự án.

dai gia chau phi do ty do vao trong lua, nigeria se dung nhap gao? hinh anh 2

Các nước khu vực châu Phi đang thúc đẩy an ninh lương thực và dinh dưỡng, tiến đến nông nghiệp bền vững qua vai trò của đổi mới sáng tạo, trong đó có Nigeria. Ảnh: TL.

Một tổ chức lớn khác trong chuỗi sản xuất là tập đoàn TGI có trụ sở tại Lagos, hiện đang vận hành một nhà máy chế biến gạo có công suất 120.000 tấn và Olam Nigeria, công ty con của Olam International có trụ sở tại Singapore, cũng có kế hoạch tăng sản xuất gạo.

Nước nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu Nigeria tự cung lúa gạo

Thông điệp về ngừng nhập khẩu gạo của Nigeria có thể gây lo lắng cho thị trường gạo thế giới do nước này hiện là một nguồn nhập khẩu gạo lớn.

Một số thông tin ước tính giá trị nhập khẩu gạo của Nigeria hàng năm lên đến 8 triệu USD.

Các chuyên gia ước tính, Thái Lan và Ấn Độ, các nhà cung cấp gạo lớn nhất của Nigeria, có thể mất hơn 8 triệu USD mỗi ngày khi Nigeria lên kế hoạch cấm nhập khẩu gạo trong năm 2018.

Từ kế hoạch đến hiệu quả

Phản hồi lại tuyên bố cấm nhập khẩu gạo trong năm 2018 của Tổng thống, Giám đốc điều hành Cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn Mahmoud Daneji cho rằng, chính phủ có thể có kế hoạch đầy tham vọng nhưng nhiều nông dân sản xuất nhỏ - đang sản xuất đến hơn 90% nguồn cung thực phẩm của Nigeria - lại đang đối diện với nhiều khó khăn để duy trì nguồn cung như hiện nay. Thậm chí một số nhà quan sát nhận định rằng các chương trình chính sách của chính phủ chỉ nhằm các mục tiêu chính trị.

dai gia chau phi do ty do vao trong lua, nigeria se dung nhap gao? hinh anh 3

Các chuyên gia cho rằng, để duy trì nguồn cung lúa gạo ổn định, Nigeria sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: I.T

Những khó khăn lớn nhất bao gồm tiếp cận giống lúa chất lượng cao, phân bón, hệ thống khuyến nông hoạt động hiệu quả và tiếp cận tín dụng. Ông cho biết thêm, bất chấp hàng loạt sáng kiến đang triển khai nhằm tăng sản lượng, nông dân vẫn đang phải làm việc tay chân trên đồng ruộng thiếu hệ thống thủy lợi, sống tại những khu vực đi lại khó khăn, hạn chế tiếp cận thị trường và tự mình đối mặt với mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng tăng.

“Trong khảo sát thực hiện năm 2016, nông dân cho biết phân bón là vấn đề lớn nhất của họ hiện nay, bất chấp chương trình hỗ trợ vật tư đầu vào của chính phủ diễn ra từ lâu. Gần 74% nông dân cho biết họ không biết đến các chính sách của chính phủ đang triển khai hỗ trợ họ”.

Một yếu tố nữa cho thấy Nigeria sẽ chưa sớm trở thành nước thực sự tự cung lúa gạo, bởi việc Chính phủ không khuyến khích nhập khẩu gạo đã làm gia tăng hoạt động buôn lậu gạo vào nước này. Một số chuyên gia nhận định, Nigeria sẽ không thể ngừng nhập khẩu gạo nếu không có hoạt động buôn lậu vào thị trường này. Và việc ngừng nhập khẩu nếu xảy ra sẽ gây mất cân bằng cung – cầu sẽ dẫn đến rủi ro tăng giá gạo nội địa.

Gappingworld dẫn nguồn Pulse cho biết, theo thống kê của Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo sang Nigeria giảm từ 56.790 tấn năm 2016 xuống còn 23.192 tấn năm 2017, tương đương giảm 59%, và thấp hơn tới 96,4% so với mức xuất khẩu 644.131 tấn trong năm 2015. Trong cùng kỳ, xuất khẩu gạo sang Benin tăng 19,9% và hơn 90% lượng gạo này được cho là để xuất khẩu sang Nigeria. Suy diễn này xuất phát từ thực tế dân số Benin chưa bao giờ tăng đến mức có thể hấp thụ mức gạo nhập khẩu này.

Tin mới

Peugeot 408 Legend Edition ra mắt tại Việt Nam: Giới hạn 215 chiếc, giá từ 1,04 tỷ đồng
31 phút trước
Phiên bản giới hạn chỉ 215 chiếc của mẫu xe Peugeot 408 chính thức trình làng, mang đậm dấu ấn lịch sử và được cá nhân hóa riêng cho thị trường Việt Nam.
BLACKPINK bán bao nylon giá nửa triệu, fan ngỡ ngàng
36 phút trước
Bạn có thấy chiếc túi này thời trang không?
SUV VinFast mới giống VF 9 có bản thiết kế rõ nét mọi góc cạnh: Mặt khác hoàn toàn 'xe gốc', người Việt tham gia 'tạo hình'
36 phút trước
Mẫu SUV mới có kiểu dáng giống VinFast VF 9 được đăng ký bảo hộ kiểu dáng tại Indonesia.
Giá rẻ cùng thuế nhập khẩu 0%, ô tô từ Đông Nam Á ồ ạt đổ bộ Việt Nam
2 giờ trước
5 tháng đầu năm, người Việt đã chi hơn 1,8 tỷ USD để nhập khẩu ô tô vào Việt Nam.
Hàng chục nghìn tấn "vàng đen" của Việt Nam ồ ạt tràn vào Mỹ, Đức, là mặt hàng VN xuất đi hơn 125 nước
3 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam hiện xuất khẩu hàng chục nghìn tấn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.867.876 VNĐ / tấn

163.90 JPY / kg

0.85 %

- 1.40

Đường

SUGAR

9.454.048 VNĐ / tấn

16.38 UScents / lb

5.13 %

+ 0.80

Cacao

COCOA

212.084.180 VNĐ / tấn

8,101.00 USD / mt

1.51 %

- 124.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.686.754 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.024 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.148.573 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.432.457 VNĐ / tấn

292.20 USD / ust

0.22 %

+ 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
20 giờ trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
20 giờ trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Loại quả đắt đỏ bậc nhất thế giới, từng có giá 15 triệu đồng/kg, ở Việt Nam có người trồng thành công
21 giờ trước
Có một loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới mùi thơm đặc trưng và giá khá "chát" 15 triệu/kg nhưng vẫn có người mua. Tại Việt Nam cũng có anh nông dân trồng thành công. Mỗi khi nói đến tên loại cây này ai cũng tò mò.
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến
1 ngày trước
Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.