Dán nhãn 'Dinh dưỡng lành mạnh', nỗi lo từ 1 mảnh giấy nhỏicon

Hàng loạt mặt hàng thực phẩm sẽ phải đeo nhãn “dinh dưỡng lành mạnh” trong sáng kiến bảo vệ người tiêu dùng của Bộ Y tế, song các doanh nghiệp lại lo lắng với những đề xuất này.

Hàng loạt mặt hàng thực phẩm sẽ phải đeo nhãn “dinh dưỡng lành mạnh” trong sáng kiến bảo vệ người tiêu dùng của Bộ Y tế, song các doanh nghiệp lại lo lắng với những đề xuất này.

 

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đang trong quá trình hoàn tất việc xây dựng dự thảo Quyết định “Tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh đối với một số nhóm thực phẩm phổ biến”, trong đó đưa ra một số tiêu chí áp dụng cho 5 nhóm sản phẩm bao gồm ngũ cốc và các sản phẩm chế biến; thịt; cá và thủy hải sản; sữa và các sản phẩm chế biến; đồ uống.

Cục này cho biết, tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh đối với một số nhóm thực phẩm chế biến nêu trên được khuyến nghị áp dụng cho doanh nghiệp, nhà sản xuất thực phẩm. Bên cạnh đó, các tiêu chí này giúp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm lành mạnh góp phần nâng cao sức khỏe, phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

Cục Y tế Dự phòng nêu rõ, quy định trên là khuyến cáo chứ không phải quy định bắt buộc của cơ quan quản lý và chỉ giới hạn cho một số loại thực phẩm chế biến đóng gói sẵn và nhằm mục đích phòng tránh bệnh không lây nhiễm. Hơn nữa, quy định này không nhằm tác động tiêu cực vào công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Tuy nhiên, dự thảo này đã gây ra lo ngại lớn từ các chuyên gia kinh tế và các hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam và FDI.

Dán nhãn 'Dinh dưỡng lành mạnh', nỗi lo từ 1 mảnh giấy nhỏ
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh phải đầy đủ và cân đối các dưỡng chất

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, chưa nên ban hành bộ tiêu chí vì nó tăng gánh nặng lên doanh nghiệp trong khi lại không bảo vệ được người tiêu dùng.

Ông nói: “Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, 2 năm qua, những doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, đồ uống và nhiều ngành nghề liên quan khác đã và đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. Không nên ban hành thêm thủ tục để bắt họ tuân thủ, trong khi quy định mới chưa chắc đã bảo vệ người tiêu dùng”.

“Chính phủ đang nỗ lực cắt giảm các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để giúp doanh nghiệp đứng dậy sau Covid. Việc dán tem “dinh dưỡng lành mạnh” làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng thêm bao nhiêu cần phải tính toán thêm”, ông nói.

Bà Bùi Kim Thùy, Đại diện cấp cao tại Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) khẳng định: “Chúng tôi nhận thấy một số nội dung còn chưa phù hợp với thực tiễn, gây băn khoăn lo ngại cho các doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có các công ty thành viên của USABC”.

USABC là tổ chức đại diện cho hơn 170 công ty thành viên đang có hoạt động kinh doanh tại ASEAN, trong đó có các công ty hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp, y tế và khoa học đời sống.

Trong dự thảo đưa ra 2-3 tiêu chí về dưỡng chất đa lượng để một thực phẩm được coi là “dinh dưỡng lành mạnh”.

Tuy nhiên, USABC cho rằng, quy định như vậy là “chưa đủ cơ sở khoa học”. Tổ chức này lý giải, về khoa học, chế độ dinh dưỡng lành mạnh phải đầy đủ và cân đối các dưỡng chất, bao gồm rất nhiều loại từ dưỡng chất đa lượng đến dưỡng chất vi lượng như vitamin và khoáng chất.

Hơn nữa, quy định như trong dự thảo sẽ làm người tiêu dùng có thể hiểu lầm rằng thực phẩm lành mạnh thì ăn càng nhiều càng tốt. Điều này không đúng vì thực phẩm gì mà ăn nhiều quá cũng đều có hại.

Ngoài ra, USABC cho rằng, người tiêu dùng có thể hiểu lầm rằng các thực phẩm không ghi nhãn “thực phẩm lành mạnh” là không lành mạnh và không nên ăn.

Điều này không đúng vì chẳng lẽ gạo là “thực phẩm không lành mạnh” vì chỉ chứa chủ yếu tinh bột và có chỉ số đường huyết cao >55, mật ong “không lành mạnh” vì chứa nhiều đường, nước mắm “không lành mạnh” vì có nhiều muối…

Tương tự đối với sữa, dự thảo quy định, hàm lượng canxi phải ≥130mg/100ml, nhưng trên thực tế, hàm lượng canxi trung bình trong sữa tươi là từ 90-120mg/100ml và dao động nhiều theo mùa vụ. Do đó, với tiêu chí này, sữa tươi sẽ bị coi là thực phẩm không lành mạnh, ngược lại với lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là cần tăng cường sữa trong chế độ ăn của người Việt.

Phó chủ tịch VBA Chu Thị Vân Anh đề nghị chưa ban hành Bộ tiêu chí để "tránh tác động không mong muốn đến kinh tế, xã hội nói chung và ảnh hưởng tới tiêu dùng của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện dịch bệnh khó khăn hiện nay”.

Theo VBA, các tiêu chí về dinh dưỡng của Bộ Y tế đưa ra có thể tạo nên những quan niệm sai lầm của xã hội đối với các sản phẩm không theo các tiêu chí dinh dưỡng đặt ra và ảnh hưởng tới tâm lý, định hướng của người tiêu dùng đối với những sản phẩm này.

Hệ lụy là doanh thu của các ngành có thể sụt giảm, người lao động mất việc làm, và nhà nước thất thu thuế, trong khi đó tình trạng dinh dưỡng của người tiêu dùng chưa chắc đã được cải thiện.

Vì thế, VBA kiến nghị Bộ tiêu chí cần được nghiên cứu toàn diện dựa trên Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và thực trạng về dinh dưỡng, thể chất của người dân theo vùng miền cũng như đối với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống và đối với người lao động trong các doanh nghiệp thực phẩm từ đó mới đảm bảo được hiệu quả khi ứng dụng vào thực tiễn.

Lan Anh

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
7 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
22 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
2 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Đắt gấp 5 lần iPhone, điện thoại 160 triệu đồng sắp về tay giới thượng lưu Việt xịn cỡ nào?
2 ngày trước
Ngày càng nhiều đại gia Việt yêu thích dòng điện thoại này.
Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.
Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.