Đầu tư hàng chục tỷ USD cũng sẽ lỗi thời sau 5 năm, 1 hạt bụi làm "bay màu" cả triệu USD – căn nguyên khiến cả thế giới lao đao trong cơn khủng hoảng chip

06/05/2021 15:07
"Sản xuất chip còn khó hơn sản xuất tên lửa" là câu nói đùa trong ngành này nhưng nó cho thấy một sự thật là việc nâng cao sản lượng chip không hề dễ dàng.

Việc thiếu các vật liệu bán dẫn đang đe doạ ngành công nghiệp ô tô cũng như các ông lớn công nghệ, dóng lên hồi chuông cảnh báo từ Washington, Brussels cho đến Bắc Kinh. Tình trạng này làm dấy lên một câu hỏi lớn cho các nhà làm chính sách, khách hàng và nhà đầu tư: tại sao chúng ta không sản xuất nhiều chip hơn?

Có một câu trả lời đơn giản và một câu trả lời phức tạp. Một cách đơn giản thì sản xuất chip cực kỳ khó, và đang ngày càng trở nên khó hơn. "Nó không phải là khoa học tên lửa, nó còn khó hơn nhiều" là câu nói vẫn thường tồn tại trong ngành này.

Đầu tư chục tỷ USD cũng sẽ lỗi thời sau 5 năm, 1 hạt bụi làm bay màu cả triệu USD – căn nguyên khiến cả thế giới lao đao trong cơn khủng hoảng chip - Ảnh 1.

Bên trong nhà máy sản xuất chip của GlobalFoundries tại Mỹ.

Câu trả lời phức tạp sẽ là phải tốn nhiều năm để xây dựng một nhà máy bán dẫn và nhiều tỷ USD. Cựu lãnh đạo Intel là Craig Barrett gọi con chip xử lý của họ là "thiết bị phức tạp nhất" con người từng sản xuất.

Đó cũng là lý do các quốc gia gặp khó trong việc tự chủ công nghệ bán dẫn. Trung Quốc coi việc tự chủ về chip là ưu tiên quốc gia trong kế hoạch 5 năm gần nhất, trong khi Mỹ kêu gọi xây dựng một chuỗi cung ứng sản xuất nội địa. Ngay cả EU cũng cân nhắc việc tự sản xuất chip. Tất nhiên, thành công vẫn là thứ gì đó chưa xác định.

Sản xuất một con chip thường phải mất hơn 3 tháng, yêu cầu những nhà máy khổng lồ, phòng chống bụi, các cỗ máy nhiều triệu USD, thiếc nóng chảy và tia laser. Mục tiêu cuối cùng là biến đổi các tấm silicon – yếu tố chiết xuất từ cát trơn – thành một mạng lưới hàng tỉ các công tắc nhỏ gọi là bóng bán dẫn để tạo thành nền tảng của mạch điện mà cuối cùng sẽ cung cấp tính năng cho điện thoại, máy tính, ô tô, máy giặt hoặc vệ tinh.

Hầu hết các con chip là nhóm các mạch điện để chạy phần mềm, thao tác dữ liệu và điều khiển chức năng của thiết bị điện tử. Sự sắp xếp các mạch khác nhau mang đến mục đích khác nhau. Các công ty chip cố gắng đóng gói nhiều bóng bán dẫn hơn vào chip, nâng cao hiệu suất và làm cho các thiết bị tiết kiệm điện năng hơn. Bộ vi xử lý đầu tiên của Intel – 4004 – ra đời năm 1971 chỉ chứa 2.300 bóng bán dẫn với kích thước là 10 micromet (10 phần triệu mét). Ngày nay, những công ty như TSMC, Samsung sản xuất các con chip với bóng bán dẫn tốt hơn, kích thước giảm xuống còn 5 nanomet (5 phần tỷ mét). Để so sánh, trung bình một sợi tóc của con người có kích thước 100.000 nanomet.

Trước khi đưa các tấm silicon vào máy sản xuất chip, bạn cần một căn phòng rất sạch sẽ. Các bóng bán dẫn riêng lẻ nhỏ hơn nhiều lần so với virus. Chỉ một hạt bụi có thể gây ra tàn phá và hàng triệu USD công sức bị lãng phí. Để giảm thiểu rủi ro này, các nhà sản xuất chip đặt máy của họ trong những căn phòng miễn nhiễm với bụi. Để duy trì môi trường đó, không khí được lọc liên tục và rất ít người được phép vào. Nếu có nhiều hơn 1 hoặc 2 công nhân xuất hiện trong dây chuyền sản xuất chip – dù họ mặc thiết bị bảo hộ từ đầu đến chân, đó vẫn là dấu hiệu của sự bất ổn. Tất cả phải được điều khiển từ xa. Các tấm silicon không thể bị con người chạm vào hoặc tiếp xúc với không khí. Chúng di chuyển trong nhà máy nhờ robot.

Đầu tư chục tỷ USD cũng sẽ lỗi thời sau 5 năm, 1 hạt bụi làm bay màu cả triệu USD – căn nguyên khiến cả thế giới lao đao trong cơn khủng hoảng chip - Ảnh 2.

Intel, Samsung, TSMC chiếm một nửa doanh thu ngành sản xuất chip trong năm 2020.

Một con chip bao gồm 100 lớp vật liệu. Chúng được lắng đọng, sau đó loại bỏ một phần để tạo thành cấu trúc 3 chiều phức tạp, kết nối tất cả các bóng bán dẫn nhỏ. Một số lớp này chỉ mỏng bằng một lớp nguyên tử.

Các nhà máy chip luôn làm việc 24h/ngày, 7 ngày/tuần. Họ làm điều đó vì 1 lý do: chi phí. Xây dựng một nhà máy sản xuất được khoảng 50.000 tấm silicon tiêu tốn 15 tỷ USD mỗi tháng. Phần lớn số tiền này được chi cho các thiết bị chuyên dụng. 3 công ty lớn – Intel, Samsung, TSMC chiếm phần lớn khoản đầu tư này. Các nhà máy của họ hiện đại hơn và có giá trên 20 tỷ USD mỗi nhà máy. Trong năm nay, TSMC sẽ chi 28 tỷ USD cho các nhà máy và thiết bị mới. Mặc dù dành số tiền rất lớn xây dựng các nhà máy khổng lồ, chúng sẽ trở nên lỗi thời sau 5 năm hoặc ít hơn. Đẻ tránh thua lỗ, các nhà sản xuất chip phải tạo ra 3 tỷ USD lợi nhuận từ mỗi nhà máy. Nhưng giờ đây, chỉ những công ty lớn nhất, đặc biệt là 3 công ty hàng đầu cộng lại, đã tạo ra doanh thu 188 tỷ USD. Họ cũng là đơn vị duy nhất đủ khả năng xây dựng nhiều nhà máy.

Để có lợi nhuận tốt, tỷ lệ chip không bị loại bỏ là thước đo quan trọng. Bất cứ dây chuyền sản xuất nào có tỷ lệ này thấp hơn 90% sẽ tạo ra vấn đề. Các nhà sản xuất chip vượt qua thách thức này bằng cách học đi học lại những bài học đắt giá và phát triển công nghệ dựa trên các kiến thức đó. Sự "tàn bạo" của ngành công nghiệp này khiến cho rất ít công ty có khả năng theo kịp. Hầu hết trong số 1,4 tỷ bộ vi xử lý điện thoại thông minh xuất xưởng mỗi năm là do TSMC sản xuất. Intel chiếm 80% thị phần vi xử lý máy tính. Samsung chiếm ưu thế trong lĩnh vực chip nhớ.

Tham khảo nguồn: Bloomberg

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
4 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
5 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
5 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
5 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
6 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.857.138 VNĐ / tấn

17.20 UScents / lb

0.23 %

+ 0.04

Cacao

COCOA

230.756.727 VNĐ / tấn

8,877.00 USD / mt

1.53 %

+ 134.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

223.625.233 VNĐ / tấn

390.21 UScents / lb

0.85 %

- 3.36

Gạo

RICE

14.914 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

1.53 %

- 0.20

Đậu nành

SOYBEANS

10.017.601 VNĐ / tấn

1,048.80 UScents / bu

0.82 %

+ 8.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.507.513 VNĐ / tấn

296.90 USD / ust

0.88 %

+ 2.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Một đặc sản của Việt Nam tự tin "tốt nhất từ trước đến nay", rộng đường "bay" khắp toàn cầu
7 giờ trước
Đặc sản này của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng.
Thay đổi trong team Quang Linh Vlogs gây tranh cãi, người khởi xướng phải làm gấp 1 việc xoa dịu?
22 giờ trước
Người được cho là khởi xướng sự thay đổi này cũng đã lên tiếng.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
23 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
1 ngày trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.