Đây là lý do Việt Nam phải cực kỳ cảnh giác với "Vành đai và con đường" của Trung Quốc

12/06/2019 14:03
Bản thân Trung Quốc đã "tẩy chay" điện than trong nước, nhưng lại đầu tư nhiệt điện vào các quốc gia hoàn toàn có tiềm năng về năng lượng mặt trời như Việt Nam.

Kể từ khi công bố vào năm 2013, Sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường" trị giá 1 nghìn tỷ USD của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở các quốc gia đã gặp phải nhiều chỉ trích về sự thiếu minh bạch, tham nhũng, chi tiêu lãng phí, phụ thuộc quá mức vào các nhà thầu Trung Quốc và tiêu chuẩn chất lượng kém.

Nhiều chuyên gia kinh tế gần đây đã tập trung vào các cáo buộc về chiến lược ngoại giao "bẫy nợ" của Trung Quốc. Các khoản vay từ Trung Quốc đang trở thành gánh nặng với các quốc gia tham gia vào sáng kiến "Vành đai và Con đường", một số nước có nguy cơ mất khả năng chi trả. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ buộc họ phải trao quyền kiểm soát các tài sản kinh tế và quân sự chiến lược, như cảng, đường sắt và nhà máy điện, đến Trung Quốc để "gán nợ".

Một số chuyên gia khác lại quan tâm nhiều hơn về các hậu quả môi trường của nó, đặc biệt là xuất phát từ ngành điện. Trong khi Bắc Kinh liên tiếp đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than trong nước và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo sạch hơn, thì các công ty năng lượng của họ lại đang tìm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài. 

Họ hứa hẹn sẽ tài trợ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cho các nước kém phát triển hơn và giúp các chính phủ này xây dựng nhà máy nhiệt điện. Nếu những lời hứa này được thực hiện, các nước nghèo hơn có thể sẽ chiếm khoảng 50% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, theo một báo cáo của Đại học Tsinghua ở Bắc Kinh.

Đây là lý do Việt Nam phải cực kỳ cảnh giác với Vành đai và con đường của Trung Quốc - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhận thức việc các quốc gia vô cùng lo ngại về môi trường xung quanh sáng kiến của ông. Ông Tập đã cố gắng xoa dịu những nỗi lo đó bằng một diễn đàn được tổ chức vào tháng 4, tuyên bố Vành đai và Con đường nhằm mục đích thúc đẩy phát triển bền vững. Bất chấp những ngôn từ ca ngợi rằng Trung Quốc đang là quốc gia đi đầu về năng lượng tái tạo, thì Trung Quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ nguồn điện gây ô nhiễm.

Một báo cáo được phát hành vào tháng 1 bởi Viện phân tích tài chính và kinh tế năng lượng (IEEFA) có trụ sở tại Hoa Kỳ cho thấy các tổ chức tài chính Trung Quốc đã trợ cấp hoặc cam kết trợ cấp 36 tỷ USD cho hơn một phần tư nhà máy điện than hiện đang được phát triển bên ngoài Trung Quốc - giữa thời điểm các tổ chức tài chính quốc tế lớn đang từ chối tài trợ cho điện than.

Hoạt động của Trung Quốc ở nước ngoài trước giờ vẫn đầy tai tiếng về mặt môi trường. Từ năm 2000 đến 2017, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cung cấp khoảng 52 tỷ USD tài chính cho các dự án điện than ở nước ngoài.

Tất nhiên, một số quốc gia sẽ phải đối mặt với rủi ro ô nhiễm cao hơn các quốc gia khác. Việt Nam có thể là quốc gia có nguy cơ cao nhất với số lượng tương đối lớn các nhà máy nhiệt điện than được tài trợ cả bởi Trung Quốc và các quốc gia khác. Với tốc độ tăng trưởng cao được duy trì liên tục, nhu cầu điện của Việt Nam được dự báo sẽ tăng 8% mỗi năm cho đến năm 2025.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Việt Nam sẽ cần đến 96.500 megawatt điện vào năm 2025. Cho đến nay, các ngân hàng Trung Quốc đã cung cấp 9,3 tỷ USD tài trợ cho 14 nhà máy nhiệt điện than từ năm 2000 đến 2018. Mặc dù cảnh giác với Trung Quốc, Việt Nam vẫn đang nhận một khoản tiền lớn từ Bắc Kinh để xây dựng nhà máy nhiệt điện. Với tổng công suất đốt than được đề xuất là 13.380 megawatt, Việt Nam đã thu hút 3,6 tỷ USD vốn đầu tư từ Trung Quốc.

"Rõ ràng là Việt Nam cần điện, nhưng phụ thuộc quá lớn vào điện đốt than sẽ đi ngược lại mọi nỗ lực làm sạch môi trường", đại diện IEEFA cho biết. "Đầu tư vào năng lượng tái tạo là một hướng đi thông minh hơn, thay vì mù quáng chấp thuận các khoản đầu tư vào nhà máy điện than đắt đỏ và lỗi thời".

Không như nhiều quốc gia khác, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời, với khoảng 1.600 đến 2.700 giờ ánh sáng mặt trời mỗi năm và tốc độ gió trung bình 7-11 mét mỗi giây ở Quy Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng năng lượng tái tạo vẫn phải vật lộn để có thể phát triển ở Việt Nam. 

Đây là lý do Việt Nam phải cực kỳ cảnh giác với Vành đai và con đường của Trung Quốc - Ảnh 2.

Mặc dù nhận được sự quan tâm của các nhà phát triển và các dự án điện mặt trời trên quy mô nhỏ đang xây dựng thì năng lượng mặt trời ở Việt Nam vẫn bị tụt hậu nghiêm trọng so với phần lớn khu vực, với công suất lắp đặt chỉ 8 megawatt.

Việt Nam rõ ràng có cơ hội lý tưởng để khai thác tiềm năng năng lượng mặt trời và gió dồi dào, nhưng việc bù đắp vẫn còn tương đối thấp cho các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sản xuất điện thông qua các phương tiện tái tạo khiến các nhà đầu tư vẫn e dè với điện sạch.

Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam giải quyết những vấn đề khó khăn này, nhưng các cơ quan quản lý cần phải tỉnh táo trước lời đề nghị từ Bắc Kinh, nếu không các dự án năng lượng tái tạo sẽ bị lấn át bởi điện "bẩn". 

Tin mới

Tuyến đường sắt cao tốc như 'kiệt tác trên cạn' của Trung Quốc: Mỗi ngày làm xong 1,2km, nhanh phi thường
1 phút trước
Tuyến đường này thường được khen là một biểu tượng của sức mạnh công nghệ hạ tầng Trung Quốc và hình mẫu cho các hệ thống đường sắt cao tốc hiện đại trên thế giới.
Thứ ‘cùi bắp’ vứt đầy ngoài ruộng ở Việt Nam được bán ở siêu thị Hàn Quốc, giá hàng trăm nghìn đồng/kg
26 phút trước
Trước đây, lõi ngô (hay còn gọi là cùi bắp) sau khi tách hạt thường bị vứt bỏ, chất đống ngoài đồng. Nhưng gần đây, nhiều tác dụng của chúng được phát hiện. Lõi ngô làm sạch còn được bán ở siêu thị để nấu trà với giá với giá khoảng 6.000 đồng/chiếc.
Kia Seltos 2026 lộ thêm chi tiết mới: Có chi tiết như 'đàn anh' Sportage, tùy chọn hybrid, ra mắt ngay năm sau
47 phút trước
Kia Seltos đời mới đang gấp rút thử nghiệm công khai để ra mắt ngay đầu năm sau.
Samsung quay trở lại dẫn đầu thị trường smartphone Đông Nam Á: Nhờ dòng máy này tăng trưởng tới 47%
48 phút trước
Tại Việt Nam, Samsung vững vàng ở vị trí số một với 28% thị phần.
Một 'khách ruột của Nga' vừa phát hiện mỏ vàng đen khổng lồ, trữ lượng 6,1 tỷ thùng dầu
59 phút trước
Khách hàng dầu thô của Nga vừa công bố phát hiện dầu lớn tương đương hơn 6 tỷ thùng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.683.311 VNĐ / thùng

64.84 USD / bbl

0.11 %

- 0.07

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.596.837 VNĐ / thùng

61.51 USD / bbl

0.10 %

- 0.06

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.368.584 VNĐ / m3

3.37 USD / mmbtu

0.02 %

- 0.00

Than đá

COAL

2.607.742 VNĐ / tấn

100.45 USD / mt

0.10 %

- 0.10

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh nhập khẩu dầu thô từ một quốc gia không ai ngờ tới, ‘chốt đơn’ gần 2 triệu thùng dầu/ngày
9 giờ trước
Lượng dầu thô Trung Quốc nhập khẩu từ quốc gia châu Á đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
'Cú rơi sốc' của dòng chảy ô tô vào Nga từ Trung Quốc
1 ngày trước
Trong 10 năm này, dòng chảy của ô tô Trung Quốc vào Nga cho thấy một kịch bản rất bất ngờ.
Một dự án từng bị nhiều ‘cá mập’ nước ngoài từ bỏ, sang nhượng cho PVN với giá 1 USD, giờ mang về hàng tỷ USD mỗi năm
18/05/2025 07:23
Giai đoạn 1993-1999, dự án lần lượt được chuyển giao giữa các nhà điều hành nước ngoài và họ cũng lần lượt rút lui. Chỉ đến năm 2003, khi về tay PVEP, dự án này mới bắt đầu khởi sắc.
Bớt hào hứng với dầu Nga, Trung Quốc khai phá mỏ dầu thô mới: Nhập khẩu tăng gần gấp 30 lần, Mỹ cũng là khách hàng ‘ruột’
18/05/2025 06:48
Ngoài Trung Quốc, dầu thô của quốc gia này đang được lòng các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brunei và Đài Loan.