Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không "nằm trên giấy"

10/03/2023 07:41
Tại TP.HCM, thời gian gần đây loại hình nhà ở xã hội đã vắng bóng trên thị trường. Để thực hiện thành công đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, ngoài ưu đãi về vốn, đất đai, rất cần có chính sách đặc thù cho loại hình này đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia.

Cần nới tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tư

Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về thị trường bất động sản. Trong đó, đề nghị ban hành đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, cả năm 2022, TP.HCM chỉ có 1 trên tổng số 10 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng. Quy mô của dự án duy nhất “thành hình hài” là 260 căn ở TP.Thủ Đức. Nguồn cung của phân khúc nhà ở xã hội tại TP.HCM ngày càng đi vào bế tắc vì không có dự án mới nào được cấp phép.

Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không nằm trên giấy - Ảnh 1.

Thời gian qua, TP.HCM vắng bóng dự án nhà ở xã hội (Ảnh: Duy Phương)

Về chính sách chung của TP.HCM, ông Mai Thanh Tùng, Phó phòng Phát triển nhà, Sở Xây dựng TP cho biết: UBND TP sẽ có văn bản kiến nghị Quốc hội điều chỉnh Nghị quyết 54/2017 về một số chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, trong đó có kiến nghị về các cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà ở xã hội.

“Kiến nghị Quốc hội cho TP.HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư. Có thể được thực hiện các bước song song với nhau. Cũng kiến nghị Quốc hội cho phép UBND TP được chủ động quyết định việc thực hiện nghĩa vụ 20% quỹ đất. Có thể thực hiện bằng tiền hoặc đổi vị trí đất khác”, ông Mai Thanh Tùng nêu ý kiến.

Cho đến nay, các dự án nhà ở xã hội hầu như đều dựa vào doanh nghiệp tư nhân. Con số thống kê khiêm tốn trên cũng phần nào cho thấy các doanh nghiệp không mặn mà với loại hình này.

Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không nằm trên giấy - Ảnh 2.

Mặc dù có quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội nhưng có rất ít doanh nghiệp thực hiện (Ảnh: Duy Phương)

Tập đoàn Hoàng Quân là đơn vị có nhiều dự án nhà ở xã hội rải khắp TP.HCM, với số lượng 4.000 căn hoàn thành. Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Quân cho biết, khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải khi làm nhà ở xã hội là quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất công tại TP.HCM không còn nhiều. Ông Tuấn đề nghị cơ chế chính sách lĩnh vực nhà ở xã hội sớm được tháo gỡ, ban hành và đưa vào thực tiễn. Về phía các doanh nghiệp, ông Tuấn cũng đề nghị phải hạn chế thiếu sót: “Với doanh nghiệp thì có nguồn vốn, có cơ chế thì sẽ làm tốt thôi. Rút kinh nghiệm trước đây chúng ta quản lý còn việc này, việc kia thiếu sót thì giờ tập trung quản lý lại. Bản thân doanh nghiệp phải tự quản lý sao cho tốt”.

Phải chỉ rõ vị trí nào làm nhà ở xã hội

Ông Dương Long Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thắng Lợi đề xuất, với quỹ đất mà doanh nghiệp bỏ tiền mua, khi làm dự án nhà ở xã hội thì nhà nước tính toán đưa vào chi phí thực tế của doanh nghiệp, chứ không thể áp dụng theo bảng giá của nhà nước. Nếu vẫn giữ tỷ suất sinh lời 10% thì nhà nước cần có chính sách thưởng cho doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội sau khi dự án được hoàn thành, ví dụ như thêm 5% lợi nhuận.

Một khó khăn khác cũng được ông Thành đề cập là việc xác định tiêu chí người mua nhà ở xã hội. Theo ông Thành, có nhiều trường hợp lúc đăng ký mua thì thuộc diện theo quy định nhưng khi dự án hoàn thành đến giai đoạn cấp sổ hồng thì người mua lại không nằm trong diện quy định.

Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không nằm trên giấy - Ảnh 3.

Cần có chính sách đặc thù cho loại hình nhà ở xã hội để thực hiện thống nhất, đồng bộ (Ảnh: Duy Phương)

Ông Thành đề xuất quy định cụ thể về các trường hợp mua nhà ở xã hội và sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư để xem xét, rút ngắn thời gian phải xin xác nhận: “Đối tượng thu nhập thấp cứ tra ngay trên thuế, dễ dàng nhất là những người không phải đóng thuế thu nhập cá nhân để lọc những đối tượng đó ra ngay từ đầu. Và làm sao cơ chế phối hợp tra cứu thế nào nhanh nhất, giải quyết thủ tục nhanh gọn hơn với người mua nhà ở xã hội”.

Theo ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, vấn đề quan trọng và là khởi đầu của nhà ở xã hội, đó là các tỉnh, thành phố trong quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở cần định danh khu vực, vị trí cụ thể dành cho phát triển nhà ở xã hội. Hiện nay mới chỉ ghi nhà ở chung chung, đây cũng là nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, ông Khôi cho rằng, các địa phương cần đẩy nhanh hoàn thiện các hạ tầng kết nối, từ đó mới thúc đẩy bất động sản, bao gồm nhà ở xã hội phát triển.

“Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào của dự án phải được đồng bộ. Từ đó tạo nguồn kết nối với hạ tầng bên trong. Không ai khác chính là chính quyền địa phương, trước mắt những vấn đề thuộc địa phương có thể quyết định được thì quyết định sớm”, ông Nguyễn Văn Khôi nhấn mạnh.

Nhà ở xã hội là một phân khúc nhà ở đặc biệt, mang nhiều yếu tố nhân văn, vì cộng đồng. Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội có tính khả thi, ngoài ưu đãi về vốn, đất đai, rất cần có chính sách đặc thù cho loại hình này đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia./.

Tin mới

Thương hiệu Việt đằng sau những chiếc áo đấu của đội huyền thoại Brazil trong chuyến du đấu Việt Nam
9 giờ trước
Chuyến du đấu của đội bóng huyền thoại Brazil đến Việt Nam đã để lại những dư âm cực kỳ tốt đẹp với NHM và có thể là nơi “chắp cánh” cho ước mơ vươn ra quốc tế của một thương hiệu Việt.
Vải thiều mất mùa, doanh nghiệp giảm sản lượng xuất khẩu
9 giờ trước
Trước thực trạng cây vải thiều không ra hoa, đậu quả, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ dám ký nhận cung cấp cho đối tác nước ngoài 20% sản lượng dự kiến trước đó.
Chỉ có thể là Bill Gates: 7 năm trước đã thấy trước một trật tự thế giới mới với các 'đặc vụ AI' kiến thức siêu nhiên như ChatGPT - một tay sau màn đưa Microsoft thành công ty 3.000 tỷ USD
7 giờ trước
Các nguồn tin nội bộ cho hay nếu như CEO Satya Nadella được xem là người lát những viên gạch vàng cho công trình Microsoft trị giá 3.000 tỷ USD thì Bill Gates vẫn liên tục là người xây móng cho công trình đó.
Triệt phá kho hàng Thái Lan giả: Thu hơn 2 tấn hóa chất, tem vỏ, 10.000 can nước giặt, nước rửa bát...
6 giờ trước
Lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng “chuộng” dùng hàng ngoại là hàng Thái Lan, các đối tượng đã thuê nhà xưởng, thành lập công ty để sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả để tiêu thụ.
Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng' về giá vé máy bay
5 giờ trước
Trước phản ánh giá vé máy bay tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không.

Tin cùng chuyên mục

Ủy viên Bộ Chính trị được thuê nhà ở công vụ rộng 500m2
5 giờ trước
Theo dự thảo lần 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, diện tích đất khuôn viên 450 - 500m2.
Chủ khách sạn thắng lớn, người kinh doanh “mở hội” khi du lịch Sầm Sơn bùng nổ dịp 30/4, 1/5
5 giờ trước
Bên cạnh bãi biển đẹp nổi tiếng, Sầm Sơn đem đến chuỗi hoạt động vui chơi - giải trí - lễ hội từ sáng đến đêm khiến nhiều gia đình quyết định dành tới 2/3 thời gian nghỉ lễ tại “thủ phủ du lịch” xứ Thanh.
Chung góc nhìn với VinFast, các 'chiến thần' Trung Quốc đang đổ tiền tấn vào thị trường ‘hàng xóm’ của Việt Nam này
7 giờ trước
Các nhà sản xuất kể trên lên kế hoạch sản xuất xe tại địa phương để phá vỡ thế thống trị của ô tô Nhật Bản tại thị trường này.
Đại lý nhận cọc MG7, báo về Việt Nam tháng 7: Giá dự kiến hơn 700 triệu, cạnh tranh BYD Seal cũng sắp ra mắt
7 giờ trước
MG7 với dáng coupe lạ mắt có thể sắp gia nhập phân khúc sedan hạng D tại Việt Nam trong thời gian tới đây sau nhiều lần bị trì hoãn.