Đi ngược dòng suy giảm kinh tế trong đại dịch, ngành logistics Việt Nam vẫn tăng trưởng song 80% cuộc chơi lại rơi vào tay nước ngoài!

06/12/2021 07:52
Mỗi năm chi phí logistics (bao gồm chi phí vận tải, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác...) ở Việt Nam khoảng 37-40 tỷ USD. Tuy nhiên, 30-35 tỷ USD trong số đó đã thuộc về các doanh nghiệp ngoại, xem như phần ngon nhất của "miếng bánh" logistics tại Việt Nam đang nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài.

Logistics từ lâu được xem là ngành thương mại "huyết mạch" trong toàn bộ chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, vì đây là ngành đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa nội địa và quốc tế. Bất chấp tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng cao so với chu kỳ năm ngoái. Từ đó, thể hiện rõ được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ logistics.

Tại buổi chia sẻ mới đây, đại diện Sở Công Thương Tp.HCM cho biết hiện nay cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp. Trong số đó, ngành logistics hiện đóng góp khoảng 8,9% trong tổng GRDP của thành phố, tương đương khoảng 117.000 tỷ đồng và có tới 54% doanh nghiệp logistics có trụ sở tại Tp.HCM.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng để phát triển trên, doanh nghiệp logistics tại Việt Nam vẫn còn tồn động một số khó khăn và thách thức nhất định. Đầu tiên phải kể đến việc mất vị thế ngay trên sân nhà.

Dưới góc nhìn người trong cuộc, đa phần doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất như kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển… Ngược lại, các công ty điều phối logistics nước ngoài chỉ có khoảng 25 doanh nghiệp hoạt động nhưng lại chiếm 80% thị phần. Còn lại gần 1.300 doanh nghiệp logistics nội địa của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần.

Ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội VLA, cũng cho biết mỗi năm chi phí logistics (bao gồm chi phí vận tải, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác...) ở Việt Nam khoảng 37-40 tỷ USD. "Tuy nhiên, 30-35 tỷ USD trong số đó đã thuộc về các doanh nghiệp ngoại, xem như phần ngon nhất của "miếng bánh" logistics tại Việt Nam đang nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài", ông Quang nói. Điều này dẫn đến, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các công ty toàn cầu. Đến nay, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và chỉ tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics.

Ngoài ra, hệ thống quy trình làm việc còn hạn chế, kéo theo chi phí vận hành chưa được tối ưu (khi dù là đang hoạt động ở sân nhà, nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn phải bỏ ra vòng vốn khá lớn để vận hành doanh nghiệp).

Điều này đã cho thấy sự hạn chế về lợi thế cạnh tranh của các công ty logistics Việt Nam khi vẫn còn vận hành doanh nghiệp theo kiểu cũ, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đã ứng dụng công nghệ tự động hóa hầu hết quy trình làm việc của họ.

Đi ngược dòng suy giảm kinh tế trong đại dịch, ngành logistics Việt Nam vẫn tăng trưởng song 80% cuộc chơi lại rơi vào tay nước ngoài! - Ảnh 1.

Cần thiết phải được ưu tiên phát triển công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh cho các công ty logistics Việt Nam so với các đối thủ nước ngoài.

Với những hạn chế kể trên, các chuyên gia cho biết điều cần thiết phải được ưu tiên phát triển công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh cho các công ty logistics Việt Nam so với các đối thủ nước ngoài.

Thực tế, nhiều nhà phát triển trong ngành đã nhìn thấy được điểm hạn chế này và thực hiện rất nhiều nỗ lực nhằm lấy lại "miếng bánh tiềm năng" này từ các gã khổng lồ ngoại quốc khác. Là đơn vị hỗ trợ phần mềm quản lý nhằm tối ưu và tự động hóa quy trình làm việc logistics, CEO Nguyễn Thanh Sang của Freightek bày tỏ: "Dù có nhiều ngành nghề ở Việt Nam đã ứng dụng rất tốt công nghệ vào trong quy trình làm việc của họ và tạo ra một kết quả tuyệt vời. Tuy nhiên, cần có giải pháp tối ưu và đồng bộ được lan rộng đến tất cả doanh nghiệp logistics tại Việt Nam, tôi nghĩ rằng nó sẽ mang lại một bước tiến vượt bậc cho ngành".

Được biết, hệ thống Freightek hiện có 250 công ty đang ứng dụng giải pháp, hơn 4.000 người dùng là các nhân sự trong công ty logistics đang làm việc nhờ hệ thống. Thống kê, việc số hoá có thể giúp các doanh nghiệp logistics tự động hoá đến 65% công việc của tất cả phòng bam, từ đó cắt giảm được hơn 60% chi phí dư thừa nhờ tối ưu các công việc lặp lại, gia tăng khả năng bán hàng lên đến 200% và giúp giữ chân khách hàng lâu hơn.

Tựu chung, số hoá được xem là phương pháp tối ưu hiện nay để hỗ trợ việc quản lý và vận hàng công ty của các chủ doanh nghiệp logistics. Đặc biệt, trong bối cảnh dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc, nhu cầu tăng cao khi các quốc gia dần tái thiết sản xuất hậu đại dịch, Việt Nam cần chủ động hơn nữa: song song cải tiến năng lực và đón đầu cơ hội.

Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
4 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
3 giờ trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
2 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
2 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
32 phút trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.