Dịch bệnh corona hoành hành, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung liệu có suôn sẻ?

05/02/2020 15:39
Tình hình đang diễn biến ngoài dự đoán của tất cả các bên khi bệnh dịch cúm do virus corona gây ra bùng phát ở Trung Quốc và đã lan ra thế giới...

Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào ngày 15/1 theo đó Mỹ sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu lên hàng hóa của Trung Quốc đổi lấy việc Trung Quốc cam kết mua thêm nông phẩm và hàng chế tạo của Mỹ (mua ít nhất 200 tỷ USD trong 2 năm 2020-21 từ mức 130 tỷ USD năm 20117), dịch vụ (mua thêm 37,6 tỷ USD dịch vụ từ các công ty Mỹ trong 2 năm so với mức năm 2017), năng lượng (mua thêm ít nhất 52,4 tỷ USD năng lượng trong 2 năm từ mức 9,1 tỷ USD năm 2017)

Trung Quốc cũng cam kết xử lý các khiếu nại của Mỹ về vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc sẽ bảo vệ về pháp lý mạnh hơn đối với các sáng chế độc quyền, thương hiệu, bản quyền thông qua các biện pháp hình sự và dân sự để chống lại nạn vi phạm bản quyền online và hàng nhái, hàng giả. Đồng thời, Trung Quốc cam kết thực hiện đúng thỏa thuận trước đây về xóa bỏ mọi áp lực buộc các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Trung Quốc để được tiếp cận thị trường, cấp phép hoạt động.

Đổi lại, Mỹ sẽ cắt giảm một nửa thuế nhập khẩu áp dụng vào ngày 1/9/2019 lên 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ xuống còn 7,5%. Mức thuế 25% đánh lên 250 tỷ USD hàng của Trung Quốc trước đó vẫn được giữ nguyên, nhưng có thể được cắt giảm như một phần thỏa thuận trong giai đoạn 2.

Thuế dự định có hiệu lực ngày 15/12/2019 đánh lên 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc gồm điện thoại di động, máy tính xách tay, đồ chơi và quần áo... sẽ được đình hoãn vô thời hạn. Thuế trả đũa của Trung Quốc gồm 25% đánh lên ô tô Mỹ cũng sẽ được đình hoãn.

Về thực thi, Mỹ và Trung Quốc sẽ giải quyết mọi bất đồng liên quan đến thực thi thỏa thuận bằng thương lượng, bắt đầu từ nhóm làm việc rồi lên đến cấp cao nhất. Nếu thương lượng trên-cơ-sở-thành-ý không giải quyết được bất đồng thì sẽ kích hoạt quá trình áp thuế hay các trừng phạt khác.

Một trong những tác động nhanh và mạnh rõ nét nhất của thỏa thuận được nhìn nhận là nó làm xì hơi căng thẳng tranh chấp thương mại giữa hai nước mà hậu quả là làm chậm lại tăng trưởng toàn cầu, làm tổn thương các nhà chế tạo Mỹ, đồng thời gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc.

Với thuế áp lên 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vẫn được duy trì, Mỹ coi đây là công cụ để tiếp tục đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trong tương lai về các đòi hỏi Trung Quốc phải thay đổi mà Mỹ đã đặt ra. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát hoài nghi Mỹ sẽ đạt được những nhân nhượng mới từ Trung Quốc trước cuộc bầu cử tổng thống diễn ra tháng 11 năm nay. Như vậy, thương lượng cho giai đoạn 2 chỉ có thể diễn ra vào năm 2021.

Trong khi đó, với thuế vẫn áp lên 360 tỷ USD hàng Trung Quốc, người tiêu dùng và nhà sản xuất của cả 2 nước vẫn đang phải gánh chịu hậu quả của thương chiến cho một thời gian không thể xác định tại thời điểm hiện tại. Điều này có nghĩa là kinh tế thế giới và khu vực vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực, dù ở mức độ nhỏ hơn, chừng nào hai bên chưa bắt đầu thương lượng giai đoạn 2 và chưa đạt được thỏa thuận. Liên quan đến thực tế này, có thể nói Việt Nam tiếp tục ở trong tình trạng "ngư ông đắc lợi" như đã được chứng kiến qua sự bùng nổ về FDI vào Việt Nam và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong 2 năm qua, tuy tình trạng này có lẽ không kéo dài quá năm 2021 khi thương chiến Mỹ-Trung sẽ (phải) đi vào hồi kết.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng thỏa thuận giai đoạn 1 không có cơ chế phân định độc lập nên rất dễ dẫn đến việc Mỹ áp thuế trở lại với cáo buộc Trung Quốc không hoàn toàn tuân thủ các cam kết của mình (ví dụ như chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Trung Quốc và bảo vệ sở hữu trí tuệ) như đã từng xảy ra nhiều lần với nhiều hình thức tinh vi. Nếu Trung Quốc không đồng ý với việc áp thuế trừng phạt này của Mỹ thì chỉ còn một lối thoát là phá bỏ thỏa thuận song phương này, đồng nghĩa với thương chiến lại tiếp tục được đun nóng trở lại. Vì vậy, tác động có thể có của thỏa thuận này lên Việt Nam nói riêng và các nước thứ ba nói chung trong khu vực vẫn bỏ ngỏ, tùy thuộc vào triển vọng tồn tại của bản thân thỏa thuận này. Thành thật mà nói thì triển vọng này khá mong manh.

Tình hình thực tế đã diễn biến ngoài dự đoán của tất cả các bên khi bệnh dịch cúm do virus corona gây ra bùng phát ở Trung Quốc và đã lan ra thế giới. Giới quan sát đang đặt câu hỏi, phải chăng nạn nhân tiếp theo của virus corona chính là thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung?

Bloomberg gần đây đưa tin Trung Quốc đang kỳ vọng Mỹ sẽ đồng ý với một sự "linh động" đối với những cam kết của Trung Quốc trong thỏa thuận giai đoạn 1, với lý do Trung Quốc đang bận tâm và dành ưu tiên cho việc kiềm chế virus corona và những hậu quả trực tiếp và nhãn tiền lên nền kinh tế nội địa của Trung Quốc. Cũng theo Bloomberg, trong thỏa thuận có điều khoản rằng hai nước sẽ tham khảo nhau trong trường hợp "thảm họa thiên nhiên hay các sự kiện không lường trước được".

Trên hết, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc có lý do hết sức thuyết phục để nói rằng họ cần phải bảo vệ nền kinh tế của mình (và, do đó, không thực thi đầy đủ cam kết trong thỏa thuận) để không lôi kéo theo sự suy thoái kinh tế trong khu vực và toàn cầu.

Thỏa thuận giai đoạn 1 và (những) giai đoạn sau đó còn gây ra những hệ lụy không lường trước, bắt nguồn từ nỗi ám ảnh vô cớ của Trump với thâm hụt thương mại của Mỹ. Hiện Mỹ có thâm hụt thương mại với trên 100 nước và Trung Quốc chiếm phần lớn trong thâm hụt này. Thỏa thuận mới đây buộc Trung Quốc phải mua thêm hàng hóa từ Mỹ như đã nói ở trên. Để thực hiện việc mua này, Trung Quốc sẽ phải dựa chủ yếu vào doanh nghiệp nhà nước. Đây là một hành vi vi phạm nguyên tắc thương mại được chấp nhận toàn cầu, theo đó xuất khẩu và nhập khẩu phải được tiến hành bởi doanh nghiệp và người tiêu dùng chủ yếu trên cơ sở thị trường.

Đồng thời, nếu tuân thủ theo thỏa thuận với Mỹ thì Trung Quốc lại vi phạm các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương khác. Cụ thể, để mua thêm nông sản từ Mỹ thì Trung Quốc sẽ phải cắt giảm mua nông sản từ các đối tác khác như Brazil. Những hành vi thương mại cố ý như vậy sẽ bóp méo thị trường quốc tế, một mặt tuy làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ nhưng lại làm tăng thâm hụt thương mại của các nước đối tác khác. Sự chuyển hướng thương mại một cách cố ý này là trái với chỉ dẫn của WTO mà cuối cùng sẽ làm nổ ra các vụ kiện cáo, tranh chấp mới có khả năng dẫn đến sự đổ bể của thỏa thuận giai đoạn 1 này. Lúc đó, nếu ông Trump vẫn tại vị (trúng cử nhiệm kỳ 2) thì có lẽ buộc phải thay đổi chiến lược của mình với Trung Quốc, hoặc đơn giản là không còn thấy cần phải sử dụng con bài thương chiến với Trung Quốc (và các nước khác).

Nhưng dù khả năng nào xảy ra chăng nữa đối với thỏa thuận Mỹ-Trung giai đoạn 1, Việt Nam luôn ở tư thế hoặc có lợi hơn hoặc không tổn hại gì thêm đáng kể so với giai đoạn trước thương chiến, nếu các yếu tố khác không thay đổi.

Tin mới

Toyota Vios giảm sốc chỉ còn hơn 400 triệu đồng, rẻ như xe hạng A
49 phút trước
Sau khi cộng dồn hàng loạt khuyến mãi, giá xe Toyota Vios trên thực tế chỉ rơi vào khoảng chưa đến 450 triệu đối với phiên bản thấp nhất, tức là ngang ngửa với nhiều mẫu xe hạng A.
Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
2 giờ trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II
2 giờ trước
UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc (Long An).
Một khu vực có nhu cầu nhập khẩu 1.500 tỷ USD đến TP.HCM tìm nhà cung cấp
3 giờ trước
Khu vực Mỹ Latinh có 33 quốc gia, dân số hơn 670 triệu người, GDP khoảng 6.500 tỷ USD và nhu cầu nhập khẩu lên tới gần 1.500 tỷ USD. Các nhà bán lẻ hàng đầu khu vực sẽ đến TP.HCM tìm nhà cung cấp Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 20/4: Vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi NHNN chốt thông tin đấu thầu
3 giờ trước
Thông tin sẽ đấu thầu vàng miếng vào ngày thứ 2 tuần tới đã khiến mặt hàng này hạ nhiệt. Đối với vàng miếng SJC, giá vàng hôm nay ghi nhận quay đầu giảm trên toàn quốc. Trong khi đó, vàng nhẫn vẫn theo đà vàng thế giới tăng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 20/4: Thị trường tự do và ngân hàng tiếp đà lập đỉnh
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 15/4 đến ngày 19/4 tăng từ 24.096 lên mức 24.260 VND/USD, tăng 164 đồng so với đầu tuần.
Nóng: Giá đặt cọc đấu thầu vàng miếng 81,80 triệu đồng/ lượng, dự kiến 16.800 lượng
17 giờ trước
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu lần này là 16.800 lượng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Giá tham chiếu đặt cọc là 81,80 triệu đồng/ lượng.
ĐHĐCĐ MBBank: Lợi nhuận quý I/2024 ước đạt 5.800 tỷ đồng, tiết lộ hàng loạt vấn đề "nóng"
18 giờ trước
MBBank cho biết: "Báo cáo tài chính quý I/2024 sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Dự kiến doanh thu hợp nhất khoảng 12.000 tỷ, lợi nhuận gần 5.800 tỷ đồng. Doanh thu Ngân hàng mẹ đạt hơn 9.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng".
Giá USD tăng "nóng", Ngân hàng Nhà nước "tung" biện pháp can thiệp mạnh tay ngay hôm nay
19 giờ trước
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ giá USD từ đầu năm đến nay đã tăng tới 4,9%. Đây là một mức tăng rất đáng quan tâm, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.