Điều đặc biệt ở ngôi làng hẻo lánh, điện thoại 'cục gạch' qua mặt ngân hàng Mỹ

Với một chiếc điện thoại 'cục gạch', khách hàng khó có thể thanh toán tiền tại Mỹ nhưng ở một quốc gia nghèo châu Phi điều này lại hoàn toàn dễ dàng.

Với một chiếc điện thoại 'cục gạch', khách hàng khó có thể thanh toán tiền tại Mỹ nhưng ở một quốc gia nghèo châu Phi điều này lại hoàn toàn dễ dàng.

 

Tại ngôi làng nhỏ nông thôn ở Kenya, một phụ nữ đi chợ mua đồ ăn hàng ngày. Trong túi cô không còn tiền mặt, trong khi đó ngân hàng gần nhất cũng cách nhà cô tới vài ngày đi bộ. Thay vì phải dùng tiền mặt, cô sử dụng điện thoại, nhắn tin và yêu cầu chuyển tiền. Vài phút sau, cô nhận được tiền mặt từ người một người làm đại lý.

Trước khi điện thoại di động phổ biến, người dân ở vùng nông thôn Kenya có rất ít lựa chọn để quản lý tiền. Họ không thể sử dụng hiệu quả tài khoản ngân hàng do ở rất xa và các ngân hàng hầu như không phục vụ những khách hàng nông thôn do có rất ít tiền.

Giữ tiền mặt lại đi kèm với nguy cơ mất trộm. Các thành viên trong gia đình làm việc ở thành phố muốn gửi tiền về nhà phải qua các đơn vị chuyển phát với mức phí cao hoặc phải mang tiền về nhà qua quãng đường dài và nhiều rủi ro.

Điều đặc biệt ở ngôi làng hẻo lánh, điện thoại 'cục gạch' qua mặt ngân hàng Mỹ
Thanh toán trên điện thoại ở khắp mọi nơi

Trên thế giới, không phải ai cũng có điều kiện sống gần các ngân hàng hay có tài khoản ngân hàng. Tại Senegal, chỉ 8% dân số có tài khoản ngân hàng. Ở Uganda, con số này là 11%. Điều này có nghĩa, người dân nằm ngoài hệ thống tài chính. Họ không thể thực hiện các giao dịch trực tiếp như gửi tiền, tiết kiệm, mua những thứ không dùng tiền mặt hoặc vay tiền.

Tất cả các vấn đề trên đã được giải quyết từ thanh toán trên điện thoại di động - Mobile Money. Mobile Money trở nên phổ biến, ở Kenya - quốc gia dẫn đầu thế giới thanh toán di động. 96% hộ gia đình có Mobile Money, họ có thể tìm thấy các đại lý ở khắp mọi nơi. Còn ở Uganda, 43% người dân có tài khoản Mobile Money.

Với một chiếc điện thoại, khách hàng khó có thể thanh toán tiền tại Mỹ nhưng ở châu Phi điều này hoàn toàn dễ dàng. Những năm 2000, ngân hàng dựa trên điện thoại di động ở Kenya đã vượt mặt các hệ thống thanh toán tại Mỹ.

Hoạt động đơn giản

Mobile Money trên điện thoại di động không yêu cầu ngân hàng, nhưng lại đáp ứng nhu cầu về thanh toán, giao dịch tiền giống như các tài khoản ngân hàng và thẻ ghi nợ tại Mỹ. Những người dân bình thường ở Kenya đều có thể sử dụng Mobile Money.

Có thể hiểu một cách đơn giản, Mobile Money ở các quốc gia châu Phi cũng như một ứng dụng ví điện tử. Tuy nhiên, với các ví điện tử, khách hàng phải liên kết với ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. Còn với Mobile Money, người dùng không cần tài khoản ngân hàng.

Để gửi tiền hoặc nhận tiền, hệ thống Mobile Money sẽ có nhân viên giao dịch, họ có mặt khắp mọi nơi từ nông thôn tới các vùng hẻo lánh. Các đại lý hoạt động giống như một máy ATM, khách hàng có thể gặp họ và đưa tiền mặt, nhận tiền gửi vào tài khoản di động, hoặc chuyển tiền.

Điều đặc biệt ở ngôi làng hẻo lánh, điện thoại 'cục gạch' qua mặt ngân hàng Mỹ
Chỉ cần điện thoại có thể tiếp cận tài chính 

Ở những quốc gia số lượng tài khoản ngân hàng ít ỏi, số lượng phòng giao dịch ngân hàng hạn chế, các đại lý này hỗ trợ đắc lực, họ sẵn sàng có tiền mặt khi khách hàng cần và nơi an toàn để gửi tiền.

Điều đặc biệt, người dân không cần phải có điện thoại thông minh hay mạng Internet, 3G mà chỉ cần tin nhắn văn bản trên điện thoại.

Tại Kenya, thành công nhất phải kể tới M-Pesa (“Pesa” là tiếng Swahili nghĩa là tiền; “M” là viết tắt của “di động”). M-Pesa ban đầu được thiết kế để người dân hoàn trả các khoản vay bằng điện thoại di động, giúp giảm chi phí xử lý tiền mặt, từ đó giảm lãi suất. Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm, M-Pesa đã được mở rộng để trở thành mô hình chuyển tiền phổ biến.

Khách hàng có thể rút tiền bằng cách đến bất kỳ một đại lý nào, hoặc dùng điện thoại di động để chuyển tiền cho người khác. Bằng cách này, tiền mặt được chuyển đi an toàn, nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc mang theo người, hay nhờ người khác đưa giúp.

Điều này đặc biệt hữu ích tại Kenya - đất nước có nhiều lao động ở thành phố muốn gửi tiền về cho gia đình ở nông thôn. Chuyển tiền điện thoại giúp người dùng tiết kiệm thời gian để làm việc quan trọng khác.

Điều đặc biệt ở ngôi làng hẻo lánh, điện thoại 'cục gạch' qua mặt ngân hàng Mỹ
Cách sử dụng dễ dàng không cần tới 3G

M-Pesa thành công nhờ gặp khá nhiều thuận lợi, như chi phí thấp, hiệu quả, kín đáo. Đến cuối năm 2009, M-Pesa đã có hơn 8 triệu người đăng ký tại Kenya. Đến năm 2012, dịch vụ này có 15 triệu và hơn 30.000 đại lý.

Người Kenya có thể mua bất kỳ thứ gì với M-Pesa. "Đây là hệ thống ngân hàng mà không cần ngân hàng", Bob Collymore - CEO Safaricom - cho biết. Từ tài xế taxi, chủ cửa hàng đến bạn bè và hàng xóm đều chấp nhận nó. Tất cả những gì họ cần là một chiếc điện thoại di động.

Không chỉ vậy, M-Pesa được mở rộng sang dịch vụ cung cấp các khoản vay và sản phẩm tiết kiệm. Nó cũng có thể được sử dụng để thanh toán tiền lương, hóa đơn, giúp người dùng tiết kiệm thêm thời gian và tiền bạc.

Tác động thế nào tới người nghèo

Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng, các hộ gia đình nông thôn ở Kenya sử dụng M-Pesa có thu nhập tăng 5-30%. Bên cạnh đó, với sự sẵn có của nền tảng thanh toán di động, một loạt doanh nghiệp mới có mô hình kinh doanh trên cơ sở M-Pesa đã ra đời.Trong nghiên cứu năm 2016, M-Pesa đã đưa 194.000 hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo.

Theo nhà báo Ggombe Kasim Munyegera và Tomoya Matsumoto, các hộ gia đình ở vùng nông thôn Uganda có mức tiêu dùng tăng đáng kể nhờ tiếp cận với Mobile Money. Họ dễ dàng nhận được khoản tài chính như kiều hối, tiền do các thành viên đi làm xa gửi về. Tiền được chuyển về nhanh, an toàn và dễ dàng, đồng thời chi phí thấp hơn nhiều so với chuyển khoản ngân hàng và dịch vụ bưu điện. Vì vậy, họ tiết kiệm được một khoản chi phí, đây là điều mà người dân nông thôn quan tâm.

Điều đặc biệt ở ngôi làng hẻo lánh, điện thoại 'cục gạch' qua mặt ngân hàng Mỹ
Người dân nào cũng có thể sử dụng dịch vụ này

Một nghiên cứu khác ở Uganda vào năm 2019, khi triển khai Mobile Money, lượng tiền di động gửi về đã gia tăng, hoạt động kinh doanh khu vực phi nông nghiệp cũng được thúc đẩy. Còn theo một bài báo năm 2019 của Haseeb Ahmed và Benjamin W. Cowan, Mobile Money giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khi dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính hiệu quả, họ sẽ tiết kiệm hơn và có thêm chi phí chăm lo cho sức khỏe gia đình. Đồng thời, việc chuyển tiền dễ dàng, họ có khả năng nhận sự giúp đỡ tài chính một cách nhanh nhất trong các trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra, Mobile Money được đánh giá như một công cụ xóa đói giảm nghèo. Cộng đồng phát triển toàn cầu đã dành rất nhiều nỗ lực cho các chương trình như tài chính vi mô, nhằm cung cấp cho người nghèo khả năng tiếp cận các công cụ tài chính như các khoản vay kinh doanh dài hạn. Nhờ vào Mobile Money, họ có thể vay các khoản vay nhỏ, chi phí thấp không gánh nặng nần.

Trong thập kỷ qua, M-Pesa và các công ty tương tự đã nhân rộng công thức dẫn đến thành công Kenya tại nhiều quốc gia khác ở châu Á và châu Phi. M-Pesa cho biết, họ có 42 triệu khách hàng đang hoạt động và 400.000 đại lý trên bảy quốc gia.

Tương tự như M-Pesa, Wave đã phát triển tại Senegal. Mặc dù vẫn chiếm thị phần nhỏ nhưng theo báo cáo của đơn vị này, lượng giao dịch chiếm 3% GDP của Senegal.

Tại một số nước, hệ thống ngân hàng phát triển nhưng vẫn đáng suy nghĩ về một hệ thống tài chính dựa trên điện thoại. Với mong muốn giúp người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính, thay vì tập trung vào mở tài khoản ngân hàng, những nước này có thể linh hoạt hơn trong việc tận dụng thanh toán, tiết kiệm tiền và các khoản vay mà không cần tài khoản ngân hàng như Mobile Money.

Có thể nói, từ câu chuyện của M-Pesa cho thấy, sự kết hợp của công nghệ đúng thời điểm, triển khai đúng cách và quyết định dúng từ chính phủ đã giải bài toán về tài chính cho người dân, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Duy Anh

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
8 giờ trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
7 giờ trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
7 giờ trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
7 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
7 giờ trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
2 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.