Điều gì sẽ xảy ra nếu dầu và khí đốt từ Nga ngừng chảy vào EU?

26/03/2022 15:30
Nga và EU là những nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường năng lượng trên thế giới. Những gì xảy ra giữa các quốc gia này đều có khả năng tạo ra những ảnh hưởng lớn đến các quốc gia khác trên thế giới.

Trung bình mỗi ngày, Nga xuất khẩu 6 triệu thùng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ, riêng đối với thị trường EU là khoảng 4 triệu thùng/ngày.

Nếu như Nga ban hành lệnh cấm vận dầu mỏ đối với EU, hoặc EU cấm nhập khẩu dầu từ Nga, EU sẽ phải nhập khẩu từ các nhà cung cấp dầu khác. Điều này có thể dẫn đến việc giá dầu sẽ bị đẩy lên mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử, lên ngưỡng 300-350 USD mỗi thùng hoặc thậm chí cao hơn nữa. Các mặt hàng xăng cũng sẽ tăng gấp nhiều lần giá hiện tại. Thế giới có thể bước vào cuộc suy thoái sâu sắc nhất từ trước đến nay.

EU và Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA gần đây đã công bố kế hoạch cắt giảm đáng kể nhu cầu dầu mỏ. Ngay cả vậy thì các nguồn cung thay thế nguồn cung từ Nga vẫn là rất cần thiết, tuy nhiên ở mức độ thấp hơn. Câu hỏi đặt ra là nguồn cung cấp mới này sẽ đến từ đâu? Nhiều ý kiến cho rằng GCC (Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh) sẽ là nguồn cung cấp lượng dầu cần thiết đó, tuy nhiên năng lực cung ứng hiện tại của GCC cũng như thông qua các tổ chức của các nước xuất khẩu dầu mỏ dường như không đáp ứng được. Mỹ, Canada và một số quốc gia khác có thể xuất khẩu nhiều hơn sang EU với điều kiện họ có thể tăng năng suất đủ để đáp ứng.

Mặt khác, nếu thoải thuận với Iran được thông qua, EU có thể cân nhắc việc thay thế nguồn cung dầu từ Nga bằng Iran. Tuy nhiên đó lại là một sai lầm lớn, bởi việc chuyển hàng tỷ USD đến một quốc gia như Iran là điều EU không mong muốn. Một sự lựa chọn khác bên cạnh Iran đó chính là Venezuela, nhưng đây là là một đất nước được cho là "quốc gia ma túy".

Tiếp đó là các vấn đề về cảng, đường ống, kho chứa cũng như công suất tàu chở dầu ở cả phía nhà cung cấp và người mua. Thêm vào đó, khả năng vận chuyển, lưu trữ, lọc dầu và các năng lực khác cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết bất kỳ cú sốc nào về dầu và các sản phẩm từ dầu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu dầu và khí đốt từ Nga ngừng chảy vào EU? - Ảnh 1.

Dầu mỏ của Nga đang là đề tài nóng hổi gây chú ý trên thị trường hàng hoá thời gian qua.

Những thay đổi về cơ sở hạ tầng biển đối với dầu sẽ ít hơn so với dầu đi qua các đường ống dẫn khí đốt đến các nhà máy lọc dầu. Có thể sẽ mất rất nhiều năm nữa để xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để vận chuyển lưu trữ và lọc dầu thô. Việc kinh doanh dầu và những sản phẩm từ dầu cần có thời gian. Dầu đá phiến có thể di chuyển nhanh hơn so với dầu thông thường ở ngoài khơi và trên đất liền, nhưng lại rất ít nơi ngoài Mỹ có nhu cầu mạnh mẽ đối với mặt hàng này. Bởi vậy, việc tăng công suất không thể xảy ra trong một sớm một chiều.

Các quốc gia khác nhập khẩu dầu từ Nga như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu không thuộc EU có thể bị ảnh hưởng bởi việc EU tác động đến nguồn cung của họ. Các tàu chở dầu, cảng, việc trao đổi năng lượng và hơn thế nữa đều sẽ phải nỗ lực chuyển hướng theo nhiều cách. Ấn Độ và Trung Quốc có thể nhập khẩu thêm dầu của Nga vì nguồn cung dư thừa từ việc EU giảm nhu cầu dầu. Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ không.

Hơn 60% dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Nga được chuyển đến EU. Khoảng 60% doanh thu xuất khẩu của Nga và 30% ngân sách chính phủ của nước này đến từ xuất khẩu năng lượng và doanh thu từ dầu mỏ là một phần rất lớn trong số đó. Nền kinh tế Nga sẽ còn bị ảnh hưởng nhiều hơn nữa nếu như việc xuất khẩu dầu bị cấm vận.

Dần dần, người tiêu dùng sẽ tìm cách thay đổi từ dầu sang các nguồn nhiên liệu khác. Khả năng chi trả của họ đối với mặt hàng dầu cũng sẽ giảm đi. Đây là điều mà người tiêu dùng cũng như các nhà lãnh đạo cần phải lưu tâm.

Đối với GCC và tổ chức các xuất khẩu dầu mỏ OPEC, điều này có nghĩa là sự khởi đầu của sự kết thúc đối với dầu mỏ và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng ở nhiều nơi. Thời gian đầu, doanh thu của OPEC có thể tăng lên. Nhưng về lâu dài, với những tác động thay thế, doanh thu của OPEC có thể giảm nhanh hơn những gì đã xảy ra nếu không có cú sốc dầu mỏ của Nga. Sự suy thoái nói chung cũng như suy thoái do khủng hoảng dầu mỏ đều hoàn toàn có thể phá hủy nhu cầu.

Thêm vào đó với lệnh cấm vận xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang EU sẽ khiến 175 tỷ mét khối khí đốt của khối này ngừng hoạt động. EU có thể tìm kiếm nguồn cung thay thế ở các nước như Algeria, Na Uy, Azerbaijan và một số rất ít khác cũng như tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Qatar, Mỹ, Australia, và thậm chí cả Trinidad và Tobago.

Tuy nhiên, liệu công suất dư thừa trong quá trình hóa lỏng các nguồn cung từ khí thiên nhiên, hay còn gọi là LNG có thể thay thế toàn bộ khí đốt của Nga bằng LNG không? Câu trả lời là chưa. Vậy liệu có đủ các hãng vận chuyển LNG để chuyển tất cả LNG đó vào Châu Âu không? Câu trả lời cũng là chưa.

Khủng hoảng về khí đốt sẽ gây ra xáo trộn rất lớn về hậu cần cũng như chuỗi cung ứng, từ đó dẫn đến việc giá cả sẽ tăng vọt một cách nhanh chóng. Các nhà nhập khẩu LNG lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và thậm chí một số nhà nhập khẩu LNG nhỏ hơn như Ấn Độ và Pakistan sẽ gặp phải những cú sốc về giá năng lượng và nguồn cung.

Nếu IEA và EU có kế hoạch giảm nhu cầu về khí đốt tự nhiên và kế hoạch đó của EU thực sự thành công thì những khủng hoảng ở cấp độ toàn cầu sẽ được hạnh chế rất nhiều. Các vấn đề về năng lượng của EU sẽ trở nên an toàn hơn rất nhiều so với hiện tại.

Mỹ có thể tăng cường các mỏ khí đá phiến để tăng sản lượng khí có thể biến thành LNG, từ đó xuất khẩu và vận chuyển sang EU. Nhưng để bù đắp lượng khí đốt của Nga cung cấp cho EU sẽ cần rất nhiều thời gian, ngay cả khi Mỹ đưa ra các biện pháp khuyến khích phù hợp đối với sản lượng khí đá phiến và sự gia tăng cơ sở hạ tầng cần thiết. Và nói một cách thẳng thắn, liệu Mỹ có thể lấp đầy khoảng trống về nguồn cung thay thế cho Nga hay không vẫn còn là một điều mơ hồ, tuy nhiên sẽ giảm bớt gánh nặng phần nào cho EU.

Nhìn về lâu dài, EU và các thị trường khí đốt tự nhiên khác có thể chuyển sang các nguồn năng lượng khác để thay thế khí đốt đắt giá hiện nay. Điều này cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và cuối cùng làm tổn hại đến các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên. Ở Mỹ, nếu nhu cầu về LNG của EU tăng lên sẽ làm tăng giá khí đốt, tuy nhiên, nếu giá cả tăng lên, năng lực sản xuất cũng sẽ tăng theo và ngành công nghiệp này sẽ phát triển mạnh mẽ. Quatar cũng sẽ có thể được hưởng lợi tương tự, cũng như Na Uy, Algeria, Azerbaijan, Ai Cập, Australia và các nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên khác, những quốc gia có thể tham gia cung cấp khí đốt cho EU trong ngắn hạn và trung hạn.

Nếu trong tương lai, các nhà sản xuất khí đốt nhận thấy thị trường của họ đang bị thu hẹp một cách nhanh chóng bởi những tác động từ sự thay thế nguồn cung cùng với việc người tiêu dùng chuyển sang các loại nhiên liệu khác và ảnh hưởng của suy thoái, khủng hoảng năng lượng tác động đến thu nhập. Điều này cũng có thể thúc đầy người tiêu dùng và các quốc gia tăng tốc quá trình chuyển đổi năng lượng của họ. OPEC có thể sẽ trở thành kẻ thua cuộc lớn từ tất cả những điều trên khi nhu cầu đối với nguồn thu nhập chính của tổ chức này đang giảm nhanh hơn so với kế hoạch.


https://cafef.vn/dieu-gi-se-xay-ra-neu-dau-va-khi-dot-tu-nga-ngung-chay-vao-eu-20220326152936177.chn

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
1 ngày trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
1 ngày trước
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
1 ngày trước
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
1 ngày trước
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.393.092 VNĐ / tấn

166.30 JPY / kg

2.21 %

+ 3.60

Đường

SUGAR

9.538.577 VNĐ / tấn

16.57 UScents / lb

1.91 %

+ 0.31

Cacao

COCOA

213.511.282 VNĐ / tấn

8,177.00 USD / mt

1.46 %

+ 118.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.196.899 VNĐ / tấn

288.71 UScents / lb

0.41 %

- 1.19

Gạo

RICE

14.827 VNĐ / tấn

12.48 USD / CWT

0.80 %

- 0.10

Đậu nành

SOYBEANS

9.742.931 VNĐ / tấn

1,015.50 UScents / bu

0.30 %

+ 3.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.162.766 VNĐ / tấn

283.60 USD / ust

0.60 %

- 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vụ vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu
1 ngày trước
Tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt hơn 105% kế hoạch.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
2 ngày trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
2 ngày trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
2 ngày trước
Thú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.