Dòng chảy dầu thế giới đã được vẽ lại

01/06/2022 10:05
Không bán được cho châu Âu, Nga đã "bẻ lái" các chuyến tàu chở dầu của mình sang châu Á trong khi để bù đắp sản lượng nhập khẩu thiếu hụt, châu Âu cũng nhanh chóng "cầu viện" dầu thô từ Tây Phi và Mỹ. Một dòng chảy mới của thị trường dầu thô đang hình thành.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine đã tái cấu trúc thị trường dầu mỏ toàn cầu khi các nhà cung cấp từ châu Phi đang trở thành lựa chọn của châu Âu. Trong khi đó, Moscow – vốn bị ảnh hưởng nặng nề từ các lệnh trừng phạt – lại tăng cường khai thác các chuyến tàu chở dầu đầy rủi ro để đưa sang châu Á.

Việc dòng chảy của dầu thô được định tuyết lại đánh dấu sự rung chuyển lớn nhất về nguồn cung kể từ cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ cách đây một thập kỷ. Nó cũng cho thấy Nga vẫn có thể chống chọi với các lệnh trừng phạt từ EU, miễn là châu Á và Trung Quốc tiếp tục mua dầu thô của họ.

Dầu Nga hướng sang châu Á

Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Moscow bắt đầu vào tháng 2 đã khiến Nga phải "xoay trục" khỏi châu Âu. Các khách hàng mới của họ chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc – những quốc gia tỏ ra "thèm khát" loại dầu thô với chiết khấu cực cao của Nga, theo dữ liệu ngành và thông tin từ các thương nhân.

Xuất khẩu dầu của Nga ở thời điểm tháng 4 đã trở lại mức trước xung đột, theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Giá dầu cũng đã phần nào ổn định ở quanh mức 110 USD trước khi vọt tăng sau thông tin EU đạt thoả thuận cấm vận 90% dầu của Nga vào cuối năm hôm 30/5.

Dòng chảy dầu thế giới đã được vẽ lại - Ảnh 1.

Tuy nhiên, ngay cả khi động thái cứng rắn này được thông qua, các nhà phân tích cho rằng tác động của nó không đáng sợ như dự báo trước đây, chủ yếu nhờ nhu cầu đến từ châu Á.

"Trừ khi phương Tây gây áp lực ngoại giao đối với những người mua dầu ở châu Á, chúng tôi không thấy khoảng cách nguồn cung ngày càng mở rộng và giá dầu tăng vọt", Norbert Rucker đến từ Julius Baer cho biết.

Các lệnh trừng phạt từ Mỹ, EU và Anh được đánh giá là chắp vá và phức tạp. Lệnh trừng phạt này cấm các tàu thuộc sở hữu của Nga hoặc mang cờ Nga ghé cảng, buộc Nga phải thực hiện các cuộc chuyển hàng từ tàu này sang tàu khác để vận chuyển sang châu Á – một quá trình tốn kém và có nguy cơ gây tràn dầu.

Tổng thể, dòng chảy dầu thô của Nga sang châu Á qua đường biển đã tăng ít nhất 50% kể từ đầu năm, theo công ty theo dõi tàu chở dầu Petro-Logistics và các dữ liệu khác.

Việc chuyển dầu từ tàu này qua tàu khác đã chuyển từ khu vực bờ biển Đan Mạch sang biển Địa Trung Hải để tránh sự phản đối và các lệnh trừng phạt, theo Mark Gerber – Chủ tịch Petro-Logistics. Gerber cho biết lượng dầu thô của và các sản phẩm từ dầu của Nga được chuyển giữa các tàu chở dầu ở Địa Trung Hải vào khoảng 400.000 thùng/ngày, trong đó phần lớn được chuyển đến châu Á – đẩy lượng dầu Nga chuyển trực tiếp sang châu Á lên mức 2,3 triệu thùng/ngày. Trước đó vào tháng 1, số lượng chỉ ở mức khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.

Dầu của Nga được chất trên các tàu chở dầu Aframax hoặc Suezmax có sức chở dưới 1 triệu thùng, được chuyển sang các tàu lớn hơn, có thể chở 2 triệu thùng - giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Vận chuyển bằng đường biển chỉ chiếm một phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga. Tính cả việc vận chuyển bằng đường ống, tổng xuất khẩu dầu thô và sản phẩm từ dầu của Nga đạt mức 8 triệu thùng/ngày trong tháng 4.

Tây Phi, Mỹ bù đắp cho lượng dầu thiếu hụt của châu Âu

Để bù đắp cho lượng dầu bị trừng phạt từ Nga, các nhà máy lọc dầu châu Âu đã chuyển sang nhập khẩu dầu thô Tây Phi - tăng 17% trong tháng 4 so với mức trung bình các năm 2018-2021, theo Petro-Logistics.

Dữ liệu của Eikon cũng cho thấy 600.000 thùng dầu, chủ yếu từ Nigeria, Angola và Cameroom đến Tây Bắc châu Âu mỗi ngày vào tháng 5.

Trong khi đó, lượng dầu thô Tây Phi xuất sang Ấn Độ đã giảm gần một nửa, xuống còn 280.000 thùng/ngày được giao trong tháng 4 so với mức 510.000 thùng/ngày trong tháng 3. Đó cũng là thời điểm Delhi bắt đầu tăng nhập khẩu dầu từ Nga.

Theo các nhà giao dịch, với nhu cầu của châu Âu tăng cao, giá dầu thô ngọt nhẹ của Nigeria đang đạt mức cao kỷ lục. Chẳng hạn, loại dầu thô Forcados của họ đang được chào với giá cao hơn ít nhất 7 USD so với dầu Brent.

Dòng chảy dầu thế giới đã được vẽ lại - Ảnh 2.

Nguồn cung từ Bắc Phi sang châu Âu cũng đã tăng 30% kể từ tháng 3, Petro-Logistics cho biết. Dữ liệu của Eilon cho thấy dầu tho đến Tây Bắc châu Âu từ cảng Sidi Kerir (Ai Cập) vào tháng 5 tăng gấp đôi so với tháng 3, lên mức hơn 400.000 thùng/ngày. Các nhà phân tích tin rằng đây là dầu thô của Ả Rập Xê Út.

Mỹ cũng đã tăng cường cung cấp cho châu Âu. Nhập khẩu đầu thô của châu Âu trong tháng 5 từ Mỹ tăng hơn 15% so với tháng 3 – tốc độ giao hàng được xem là nhanh nhất từ trước đến nay theo hồ sơ theo dõi của Kpler. Châu Âu đã nhập khoảng 1,45 triệu thùng/ngày dầu thô từ Mỹ.

https://cafef.vn/dong-chay-dau-the-gioi-da-duoc-ve-lai-20220601102616269.chn

Tin mới

EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
27 phút trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
‘Cai’ dầu, khí đốt chưa xong, châu Âu lại ‘nghiện nặng’ một sản phẩm quan trọng khác từ Nga
2 giờ trước
Nhập khẩu sản phẩm này từ Nga vào châu Âu đã tăng gấp 2 lần kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Giá USD hôm nay 2/5: Đồng bạc xanh giảm ngay sau công bố giữ nguyên lãi suất của Fed
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 2/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 2/5 hiện đang ở mức 24.242 đồng, giảm 22 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.030-25.454 đồng.
Chưa thu phí dịch vụ trên đoạn cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
2 giờ trước
Sáng 2/5, trao đổi với Dân Việt, đại diện đơn vị quản lý cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo cho biết tạm thời chưa thu phí các loại ô tô đi trên đoạn cao tốc này.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
2 giờ trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.739.398 VNĐ / tấn

19.22 UScents / lb

-0.98 %

- -0.19

Cacao

COCOA

203.013.450 VNĐ / tấn

8,010.00 USD / mt

-13.71 %

- -1,273.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

122.916.377 VNĐ / tấn

219.98 UScents / lb

1.59 %

+ 3.44

Đậu nành

SOYBEANS

10.803.746 VNĐ / tấn

1,160.11 UScents / bu

0.42 %

+ 4.87

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.799.282 VNĐ / tấn

350.75 USD / ust

0.42 %

+ 1.45

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.172.027 VNĐ / tấn

43.26 UScents / lb

0.05 %

+ 0.02

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Loại cây sánh ngang lan đột biến của Việt Nam: Đại gia sẵn lòng vác bao tải tiền, gán thêm ô tô để mua
3 giờ trước
Loại cây này có gì đặc biệt mà được mua bán với giá tiền tỷ?
Thị trường ngày 02/5: Giá dầu thấp nhất 7 tuần trong khi vàng tăng hơn 1%
4 giờ trước
Phiên giao dịch 01/5, giá dầu giảm khoảng 3% xuống mức thấp nhất 7 tuần, vàng tăng hơn 1%, đồng, cao su, cà phê, đường đồng loạt giảm.
Xuất khẩu 98% loại 'hạt vàng hạt bạc' này sang Việt Nam, người Campuchia tiếc nuối: 'sản phẩm của chúng ta ngon, chất lượng tốt nhưng thiếu công nghệ chế biến'
5 giờ trước
Lượng nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam đã tăng hơn 400% trong tháng 3.
2 cường quốc của thế giới đua nhau đưa ‘vàng trắng’ đến Việt Nam: Chi hơn 700 triệu USD nhập khẩu, nước ta là ‘cá mập’ đứng thứ 3 thế giới
9 giờ trước
Mỹ và Brazil liên tục đưa báu vật này đến Việt Nam với giá rẻ cực hấp dẫn.