Đông Nam Á và những thách thức về năng lượng sạch

26/08/2020 10:12
ASEAN đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là đảm bảo 23% năng lượng sơ cấp từ các nguồn tái tạo vào năm 2025 vì nhu cầu năng lượng trong khu vực dự kiến sẽ tăng 50%. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), mục tiêu này kéo theo “tỷ trọng năng lượng tái tạo hiện đại tăng gấp hai lần rưỡi so với năm 2014”.

Với việc giảm nhanh chóng chi phí sản xuất năng lượng tái tạo thông qua các phương pháp như gió và quang điện mặt trời (PV), khu vực Đông Nam Á đang đang có cơ hội vàng để đáp ứng nhu cầu điện khổng lồ một cách hiệu quả và bền vững.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á cho biết thông qua đó, các ngành sản xuất địa phương cũng sẽ có cơ hội phát triển. Điển hình như Malaysia đã trở thành nhà sản xuất tế bào quang điện lớn thứ ba thế giới, một ví dụ khác là việc Thái Lan đầu tư vào ngành sản xuất năng lượng mặt trời giúp tăng sản lượng PV cho các thị trường toàn cầu. Bằng cách triển khai nhiều năng lượng tái tạo hơn trong khu vực, nền kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN có thể được thúc đẩy hơn nữa.

Nhu cầu năng lượng gia tăng và động lực cung - cầu thay đổi đang tạo ra những thách thức mới và khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách của Đông Nam Á. Bất chấp những cơ hội hiện có được tạo ra bởi các chính sách phù hợp, một số thách thức đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn khu vực.

Những thách thức chính

Việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực là một bài toán rất tốn kém đối với hầu hết các nước Đông Nam Á. Trong một bản tóm tắt được công bố bởi tổ chức phi chính phủ Indonesia (NGO), Trung tâm Habibie, tiếp cận tài chính được coi là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các dự án năng lượng tái tạo do tính chất thâm dụng vốn của chúng. Hiện tại, một số quốc gia thành viên ASEAN còn thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong việc đánh giá rủi ro của đầu tư năng lượng tái tạo.

Tóm tắt kết luận: "Nhìn một cách tổng thể, việc thiếu hỗ trợ tài chính và các kênh, bao gồm cả hỗ trợ tài chính công, đã làm cho lĩnh vực năng lượng tái tạo trở thành một lĩnh vực tương đối kém thu hút đầu tư".

Việc thiếu khung pháp lý cũng là một trở ngại lớn đối với việc giới thiệu và phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân như trường hợp ở CHDCND Lào là một yếu tố khác cản trở việc thực hiện các chính sách và ưu tiên năng lượng tái tạo của đất nước.

Ngoài ra, điều kiện địa lý và kỹ thuật là một số thách thức mà các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo trong khu vực phải đối mặt. Việc thiếu các chính sách để điều chỉnh việc sử dụng đất hợp lý và tác động đến môi trường sau đó là ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng khi các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn được thực hiện trong khu vực.

Cụ thể với Indonesia và Philippines, tồn tại thách thức về năng lực cơ sở hạ tầng hạn chế cản trở việc triển khai năng lượng tái tạo hiệu quả, liên quan đến truyền tải điện. Điều này là do bản chất của cả hai quốc gia đều là quần đảo, dẫn đến lưới điện bị chia cắt.

Một trở ngại khác sẽ là vấn đề quan liêu phức tạp như trường hợp ở Indonesia. Công ty Điện lực Nhà nước - Perusahaan Listrik Negara (PLN) - độc quyền truyền tải, phân phối và vận hành hệ thống điện, và thống trị thị trường phát điện địa phương, điều này làm hạn chế lợi ích của các nhà đầu tư tiềm năng.

Cuối cùng, việc thiếu nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng cũng gia tăng những thách thức mà các quốc gia thành viên ASEAN phải đối mặt khi phát triển ngành năng lượng tái tạo trong khu vực. Dễ dàng nhận thấy, các chủ sở hữu đất đai và tòa nhà cũng như các công ty sản xuất công nghiệp thường tối thiểu hoá việc sử dụng năng lượng tái tạo. Điều này có thể là do chưa nhận thức một cách đầy đủ về những lợi ích tiềm năng của năng lượng tái tạo đối với việc bảo tồn môi trường vì một tương lai xanh và sạch hơn.

Adnan Z Amin, Tổng giám đốc IRENA, cho biết: "Việc áp dụng nhanh chóng năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội, bao gồm tạo việc làm, giảm ô nhiễm không khí và giải quyết biến đổi khí hậu.

Ông nói thêm: "Các nhà hoạch định chính sách và các bên phát triển khác nên ưu tiên đầu tư vào năng lượng sạch, đáng tin cậy và chi phí phải chăng như một trụ cột phát triển trong toàn khu vực.

Do đó, sự hợp tác kịp thời giữa khu vực công và tư nhân là rất cần thiết để làm cầu nối và giải quyết các thách thức hiện tại.

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
7 giờ trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
6 giờ trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
6 giờ trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
6 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
6 giờ trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.584.071 VNĐ / thùng

61.00 USD / bbl

1.86 %

- 1.16

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.507.068 VNĐ / thùng

58.03 USD / bbl

1.79 %

- 1.06

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.539.923 VNĐ / m3

3.61 USD / mmbtu

4.23 %

+ 0.15

Than đá

COAL

2.581.468 VNĐ / tấn

99.40 USD / mt

0.91 %

+ 0.90

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Mỹ vừa chốt đơn hơn 1 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 25%, nước ta là ông lớn thứ 3 thế giới
35 phút trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này sau khi vượt qua Nhật Bản.
Chưa từng có: Vừa tìm ra cách khai thác kim loại tỷ đô cực dễ, "làm thay đổi cuộc chơi" toàn cầu
17 giờ trước
Đột phá này đến từ người Đức.
Châu Âu công bố thời gian 'cai' khí đốt Nga, nhà cung cấp thay thế là ‘ông trùm’ quen thuộc
19 giờ trước
Trước đó châu Âu vẫn ‘chốt đơn’ 17 chuyến hàng LNG từ Nga trong tháng 4.
Subaru Crosstrek giảm tới 139 triệu đồng tại đại lý: Bản hybrid giảm nhiều nhất nhưng vẫn đắt ngang Santa Fe tầm trung
21 giờ trước
Tuy có mức giảm sâu nhất kể từ khi ra mắt nhưng giá thực tế của Subaru Crosstrek vẫn cao hơn đáng kể so với những mẫu xe cùng phân khúc.