Dòng tiền tìm cơ hội ở nhóm cổ phiếu bất động sản

05/03/2018 08:12
(NDH) Sau nhóm ngân hàng, nhà đầu tư đang tìm đến cổ phiếu bất động sản trong bối cảnh nhiều dự án lớn sẽ hoàn thành và bàn giao trong năm 2018.

Trong phiên ngày 02/03, dòng tiền bất ngờ 'chảy' vào nhóm bất động sản, đẩy nhiều cổ phiếu tăng trần với mức thanh khoản kỷ lục.

Cổ phiếu DXG của CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (HOSE: DXG) đóng cửa tại mức giá trần 35.300 đồng/cp, cao nhất kể từ khi niêm yết với khối lượng giao dịch lên tới gần 6,7 triệu cp, tương đương giá trị gần 229,3 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác như HAR, SII, NBB cũng chốt phiên tăng kịch biên độ.

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu khác mặc dù không chạm trần nhưng cũng tăng mạnh có thể kể tới như DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG), tăng 6,75% dừng ở giá 26.900 đồng/cp với thanh khoản gần 6,8 triệu cp; cổ phiếu VCG của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG) tăng 4,8% lên 26.200 đồng/CP và khớp lệnh hơn 5 triệu cổ phiếu; cổ phiếu PDR của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) cũng tăng hơn 2,6%, dừng ở giá 37.350 đồng/cp với thanh khoản gần 1,4 triệu cp…

Cổ phiếu SCR của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (HOSE: SCR) dẫn đầu thanh khoản khi giao dịch hơn 11,5 triệu cp, trong khi thị giá tăng 5% lên mức 12.500 đồng/cp.

Ngày 02/03, FTSE Vietnam Index cũng đã thông báo về đợt cơ cấu danh mục đầu tiên của năm 2018, trong đó bỏ thêm 1 mã bất động sản vào danh mục là mã PDR. Như vậy, rổ của FTSE Vietnam Index hiện có 5/22 mã thuộc nhóm bất động sản bao gồm VIC, NVL, DXG, PDR…

Diễn biến một số cổ phiếu bất động sản kết phiên 02/03

Chờ đợi sự đột phá lợi nhuận

Đánh giá chung về ngành bất động sản (BĐS), bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) – SSI Research cho rằng sau khi trải qua chu kì “bùng nổ” từ 2015-2017, thị trường BĐS sẽ tiếp tục phát triển theo hướng chủ động và ít đầu cơ hơn, đây là quá trình chuyển đổi mạnh mẽ báo hiệu tích cực cho thị trường.

Tuy nhiên, phân khúc dự án cao cấp sẽ không còn là xu hướng chính của thị trường mà dần chuyển sang phân khúc trung bình, thấp vì các doanh nghiệp cho rằng, đây là phân khúc có nhu cầu bền vững trong thời gian dài. Một số dự án ở phân khúc giá cả ‘phải chăng’ với quy mô lớn như dự án VinCity của CTCP Tập đoàn VINGROUP (HOSE: VIC) và Gem Riverside của Tập đoàn Đất Xanh sẽ được ‘tung ra’ thị trường.

Năm 2018, nhóm các chính sách liên quan đến bất động sản sẽ tiếp tục được cải tiến và sửa đổi. Nghị định 54 trong việc thí điểm đưa cơ chế đặc thù cho TP HCM cũng sẽ có tác động sâu rộng. Ngoài ra, năm 2017, nghị định 42 về xử lý nợ xấu, cũng sẽ là chất xúc tác thúc đẩy xử lý “tồn đọng” của nợ xấu, chủ yếu là các dự án bất động sản, tái khởi động lại nhiều dự án “chết”.

Mặt khác, theo CTCK Rồng Việt (VDSC), các ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp, điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các nhà phát triển bất động sản, hưởng lợi từ nguồn vốn đi vay rẻ.

Ở phía cầu, theo SSI Research, nhu cầu thị trường sẽ tiếp tục ổn định và gia tăng khi xu thế đô thị hóa và người trẻ có xu hướng sống riêng.

Cụ thể, đô thị hoá của Việt Nam, mặc dù bắt kịp với các nước trong khu vực, vẫn còn tương đối thấp ở mức 34,2% vào năm 2016. Xu thế đô thị hóa ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên 45% vào năm 2020 với giả định tốc độ tăng dân số xấp xỉ 3%. Trong 10 năm nhu cầu trung bình hàng năm về nhà ở tại Việt Nam khoảng 374.000 căn hộ/năm, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.

Mặt khác, mức thu nhập gia tăng, mở rộng tầng lớp trung lưu kết hợp với xu hướng ở riêng của người trẻ sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu bất động sản của Việt Nam.

Trong giai đoạn 2015-2017, hiệu suất bán hàng mạnh mẽ của doanh nghiệp được kỳ vọng là chỉ báo về lợi nhuận năm nay khi một số dự án lớn được hoàn thành và giao cho người mua. Những doanh nghiệp như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Đất Xanh, CTCP Đầu tư và Thương mại Nhà Khang Điền đang kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận cao khi giao hàng các sản phẩm và hạch toán vào báo cáo tài chính.

Một số đơn vị đã đặt kế hoạch kinh doanh với mức tăng trưởng cao. Trong đó, DXG đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng 74% và 42% lần lượt đạt 5.000 tỷ đồng và 1.068 tỷ đồng. DXG dự kiến sẽ phân phối hơn 28.000 sản phẩm, tăng đáng kể so với con số hơn 22.000 sản phẩm trong năm 2017.

Các dự án chính dự kiến được bàn giao và mang lại doanh thu, lợi nhuận cho DXG năm 2018 bao gồm Lux Gardern, Opal Garden, Opal Skyview và Lux Riverview. Đặc biệt là dự án Gem Riverside, dự kiến sẽ bắt đầu bàn giao từ năm 2019. Đây là dự án trọng điểm có quy mô đầu tư khá lớn khoảng 3.200 căn hộ với vốn đầu tư 5.240 tỷ đồng.

KDH đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 68% đạt 850 tỷ đồng từ việc hạch toán bán dự án Melosa Garden, Lucasta, một dự án nhà phố và 2 block Jamila Condominium.

Các CTCK cũng đưa ra dự báo về kết quả kinh doanh của một số đơn vị bất động sản trong năm tới. CTCK VCBS dự báo, NLG sẽ đạt doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 12% và 9% đạt 2.800 tỷ đồng và 680 tỷ đồng. Trong khi đó, HDG dự báo doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng và lãi ròng 180 tỷ đồng.

Với VIC, mặc dù kế hoạch chính thức vẫn chưa được xác nhận nhưng CTCK hy vọng rằng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn sẽ tiếp tục đạt được mức tăng trưởng hai con số với hiệu quả tốt trên tất cả các phân khúc, trong đó đóng góp phần lớn doanh thu từ Vinhomes Golden River, Vinhomes Gardenia, và Vinhomes Imperia.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.