Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán 2019: Bỏ quy định cho phép công ty tự quy định room ngoại

17/06/2020 18:41
Nghị định mới bỏ quy định cho phép công ty quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Trong trường hợp doanh nghiệp bị hạn chế room ngoại 49% thì nhà đầu tư nước ngoài có thể bị hạn chế đầu tư theo nhiều danh mục.

7 tháng kể từ sau khi Luật chứng khoán 2019 được ban hành, dự thảo đầu tiên của Nghị định hướng dẫn một số điều trong Luật được đưa ra lấy ý kiến. Bên cạnh các vấn đề đã được làm rõ trong Luật, quy định về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được quan tâm do đây là nội dung Quốc hội giao cho Chính phủ hướng dẫn.

Theo Dự thảo Nghị định mới, công ty đại chúng không thuộc trường hợp có ngành nghề tỷ lệ sở hữu nước ngoài do điều ước quốc tế quy định, ngành kinh doanh có điều kiện thì không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Như vậy, Nghị định mới bỏ quy định cho phép công ty quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài, hạn chế các trường hợp công ty đại chúng quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp hơn mức pháp luật cho phép.

Hiện chỉ số ít các doanh nghiệp niêm yết có tỷ lệ sở hữu nước ngoài 100%, có thể kể đến như Chứng khoán SSI , Dược Hậu Giang ( DHG ), Domesco ( DMC ), Công ty PVI , Nhựa An Phát Xanh ( AAA )...Đa số doanh nghiệp không muốn mở cửa hoàn toàn và thiết lập tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 49% trong điều lệ. Điều này sẽ không còn được cho phép theo quy định mới có hiệu lực từ năm tới.

Tuy nhiên, với các trường hợp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 49%, quy định mới siết chặt hơn khi bổ sung thêm danh mục ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong khi vẫn giữ nguyên danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (cả 2 danh mục này đều có trong Luật đầu tư sắp được Quốc hội thông qua trong tuần này). Điều này được hiểu là nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế đầu tư theo nhiều danh mục, và mâu thuẫn với quy định tại Luật đầu tư sắp được thông qua.

Luật Đầu tư bao gồm danh sách các lĩnh vực tiếp cận thị trường có điều kiện với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, 37 lĩnh vực có điều kiện hạn chế như viễn thông, tài chính, quảng cáo, xuất bản, giáo dục, vận tải, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, sòng bạc, an ninh, khai thác cảng (sông, biển, bầu trời), bất động sản, phân phối, du lịch, thể thao và giải trí, vận hành chợ truyền thống, trao đổi hàng hóa, định giá, thuốc lá, ...). Ngoài ra, quan trọng hơn, danh sách này bao gồm hai nhóm ngành khác là 38 và 39.

Nhóm ngành 38 là nhóm các ngành, lĩnh vực kinh doanh mới chưa tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam tại thời điểm Luật này có hiệu lực. Nhóm ngành 38 được giải thích là “Những hoạt động kinh tế không thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam”, hay đơn giản là các ngành chưa được liệt kê trong VSIC 2018 (Vietnam Standard Industrial Classification 2018). Như vậy, đây là một cách để hạn chế các ngành nghề kinh doanh mới phát sinh.

Về nhóm ngành 39 phân thành 2 phương án. Phương án 1 là các ngành, lĩnh vực khác mà Việt Nam chưa cam kết đối xử quốc gia với nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết của Việt Nam theo Hiệp định GATS-WTO và pháp luật trong nước có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng riêng với nhà đầu tư nước ngoài. Phương án 2 quy định là các ngành, lĩnh vực khác mà Việt Nam chưa cam kết đối xử quốc gia với nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết của Việt Nam theo Hiệp định GATS-WTO trừ một số ngành cụ thể (nhưng chưa được ghi rõ trong Nghị định).

Vì vậy, nhóm ngành 39 nếu không liệt kê cụ thể sẽ dẫn tới gồm tất cả các trường hợp còn lại trong các cam kết quốc tế của Việt Nam nên nếu chỉ với Nghị định hướng dẫn này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể xác định được ngành nghề kinh doanh đầu tư có thuộc danh mục hạn chế hay không.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
11 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
26 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
2 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.