Evergrande: Giấc mơ thời thơ ấu của tỷ phú Hứa Gia Ấn biến thành cơn ác mộng nợ nần, đẩy giới tài chính vào tình thế 'nóng như lửa đốt'

28/09/2021 19:33
Vào một ngày thứ Hai u ám đầu năm 2017, Hứa Gia Ấn chủ trì một cuộc họp với nhân viên ở tỉnh Quảng Châu. Tại đó, ông đặt ra một mục tiêu táo bạo cho China Evergrande - một mục tiêu sẽ đẩy nhà phát triển này trở thành trung tâm của cơn bão "xé toạc" giới tài chính vào 4 năm sau đó.

Những mục tiêu đầy tham vọng

Ngồi trên bục cao cùng các giám đốc điều hành cấp cao nhất, ông Hứa đã vạch ra kế hoạch phát triển và đa dạng hóa cho Evergrande. Ông muốn đạt mức doanh thu 1 nghìn tỷ NDT (154,8 tỷ USD) vào năm 2020, tương đương gấp gần 5 lần doanh thu năm 2016.

Bên ngoài cửa sổ của Evergrande vào một buổi sáng tháng 2, một "cơn bão" quy định đang ập đến. Các giám sát viên ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán do PBOC chỉ đạo đã giáng một đòn mạnh đối với những người mua các loại tài sản lợi suất cao nhất.

Giới chức Trung Quốc lo ngại rằng các khoản vay ngân hàng đang tăng lên quá nhanh, làm dấy lên nguy cơ tháo chạy vốn. Nguyên nhân là do các khoản vay trong nước được sử dụng để mua tài sản ở nước ngoài mà không có hiệu quả đối với nền kinh tế trong nước. Song, điều tồi tệ hơn nữa là một số công ty đã bắt đầu bán các sản phẩm quản lý tài sản cho công chúng, sử dụng hình thức này như "rương chiến" để gọi vốn cho những khoản đầu tư của họ.

Cuộc trấn áp quy định trở nên căng thẳng vào 2 tháng sau bài phát biểu của ông Hứa. Theo đó, 4 tập đoàn tư nhân lớn nhất Trung Quốc dần "ngã ngựa": Anbang Group, Dalian Wanda và HNA Group.

Evergrande: Giấc mơ thời thơ ấu của tỷ phú Hứa Gia Ấn biến thành cơn ác mộng nợ nần, đẩy giới tài chính vào tình thế nóng như lửa đốt - Ảnh 1.

Tuy nhiên, Evergrande vẫn không "hề hấn", ngoại trừ việc bị cảnh báo về thương vụ tiếp quản China Vanke thất bại của đơn vị Evergrande Life. Cho đến nay, tập đoàn này vẫn tiếp tục bán các sản phẩm quản lý tài sản sau khi tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý.

Evergrande đặt trụ sở tại Thâm Quyến từ tháng 8/2017, được mệnh danh là nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới, với tổng nợ phải trả là 300 tỷ USD trong khi tài sản của công ty chỉ là 2,38 nghìn tỷ NDT. Công ty này đang khiến các ngân hàng và thị trường vốn trên toàn cầu chật vật với khoản thanh toán lãi 120 triệu USD đến hạn trong tuần này, 30% trong số đó đã bị lỡ hạn thanh toán.

Mơ ước khi còn nhỏ

Hứa Gia Ấn sinh ra tại một ngôi làng ở Gaoxin - thị trấn với chưa đến 50.000 người sinh sống ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. Thời thơ ấu, ông sống cùng bà nội, sau đó theo học ngành luyện kim tại Học viện Gang thép Vũ Hán và làm việc tại một nhà máy thép ở thành phố này.

Năm 1987, một chính sách mới được ban hành, Thâm Quyến đã bán quyền sử dụng đất cho nhà nước, tạo tiền lệ cho việc đất của đại phương được sử dụng làm nhà ở tư nhân. 1 năm sau, Trung Quốc ban hành luật để chính thức khẳng định khái niệm nhà ở thuộc sở hữu tư nhân.

Tìm thấy điểm hấp dẫn ở những cải cách mới, ông Hứa bỏ việc ở nhà máy thép vào năm 1992 và đến miền nam Trung Quốc. Ban đầu, ông làm việc trong lĩnh vực giao dịch. Tại đây, ông đã tận dụng được nhiều cơ hội từ làn sóng thương mại đang phát triển của Trung Quốc với thế giới và làn sóng khởi nghiệp đang đi lên. 4 năm sau, ông thành lập Evergrande ở Quảng Châu và bắt đầu xây dựng các căn hộ cao tầng và bán cho người mua ở một thị trường bất động sản nhà ở mới có "tuổi đời" 10 năm.

Evergrande: Giấc mơ thời thơ ấu của tỷ phú Hứa Gia Ấn biến thành cơn ác mộng nợ nần, đẩy giới tài chính vào tình thế nóng như lửa đốt - Ảnh 2.

Ông chủ Evergrande và họ hàng tại quê nhà.

Cuối năm những 1990, trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, ngành bất động sản nước này vốn được thống trị bởi những nhà phát triển lớn, thuộc sở hữu nhà nước. Các căn hộ đều có diện tích lớn và giá vượt khả năng chi trả của rất nhiều người, trừ những người giàu có nhất.

Trong khi đó, những dự án của ông Hứa tập trung vào xây dựng những căn hộ có giá phải chăng cho thị trường đại chúng. Mục tiêu này bị ảnh hưởng bởi ký ức của ông khi còn là một đứa trẻ sống ở làng quê, mơ về cuộc sống chốn thành thị. Để thực hiện, ông đã đi vay để xây dựng với chi phí thấp, bán nhà trước khi hoàn thiện và tận dụng doanh thu cao để thu hút vốn từ nhà đầu tư.

Gan Li - giáo sư Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam, cho biết: "Các nhà phát triển như Evergrande đã kiếm được hàng tỷ USD nhờ kế hoạch bán nhà trước khi hoàn thiện và đòn bẩy cao trong những ngày đầu của cải cách kinh tế Trung Quốc. Giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. Điều chính phủ cần không phải là các công ty hay tỷ phú có đòn bẩy tài chính cao, mà hướng lĩnh vực này theo con đường tăng trưởng hợp lý."

Chiến lược của ông Hứa vẫn phát huy hiệu quả. 12 năm sau khi thành lập, Evergrande chính thức niêm yết tại Hong Kong với định giá 6,5 tỷ HKD. Khi tròn 21 năm hoạt động vào năm 2017, tập đoàn này chính thức trở thành nhà phát triển bất động sản lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, vượt qua đối thủ lâu năm là Vanke. Ông Hứa cũng trở thành người giàu nhất Trung Quốc trong bảng xếp hạng của Forbes vào năm 2017, với tài sản ước tính khoảng 42,2 tỷ USD.

Cùng với đó, Evergrande đã bành trướng ra nhiều lĩnh vực khác. Công ty này đã mua một đội bóng vào năm 2020, chi tiêu mạnh tay để ký hợp đồng với các cầu thủ quốc tế. Guangzhou Evergrande FC - câu lạc bộ bóng đá giàu nhất Trung Quốc, đã nhận cúp vô địch trong 7 giải đấu liên tiếp của Chinese Super League.

Ngoài ra, tập đoàn này cũng lấn sân sang mảng xe điện. Hồi tháng 1, China Evergrande New Energy Vehicle Group đã huy động được 3,35 tỷ USD. 7 tháng sau, 75 tỷ USD vốn hóa đã bị "xoá sạch" và đơn vị này vẫn chưa sản xuất được một chiếc ô tô nào.

Evergrande sẽ bị chia tách?

Bất động sản là một trong những ngành được giám sát chặt chẽ nhất tại Trung Quốc, phần lớn được các cơ quan quản lý từ NHTW đến các nhà hoạch định chính sách theo dõi sát sao do lo ngại về tác động với nền kinh tế, hệ thống ngân hàng. Cứ sau vài năm, giới chức Trung Quốc sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và quy tắc hành chính để ngăn chặt dấu hiệu của bong bóng bất động sản và tình trạng đầu cơ.

Gần đây nhất, giới chức nước này đã đặt ra kế hoạch "Ba Lằn ranh đỏ", giới hạn các khoản vay của các nhà phát triển bất động sản cho đến năm 2023. Do đó, theo Warut Promboon - CEO của Bondcritic, việc này buộc Evergrande phải tăng vốn và tiền mặt thông qua việc hạ giá nhà.

Song, đây không phải yếu tố đầu tiên gây rủi ro cho thanh khoản của Evergrande. Khi giá nhà sụt giảm ở khắp các thành phố lớn ở Trung Quốc vào năm 2015, tập đoàn này đã nhận khoản cứu trợ 100 tỷ NDT từ Ngân hàng Trung Quốc (BOC) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (CABC).

Tháng 6, các ngân hàng Trung Quốc được yêu cầu phải kiểm tra bảng cân đối kế toán xem liệu họ có tiếp xúc với Evergrande hay không sau khi công ty này vỡ nợ đối với các hối phiếu thương mại. Ngày 1/7, ông Hứa xuất hiện với tư cách khách mời tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Song, Zhou Chuanyi - nhà phân tích tín dụng tại Lucror Analytics, nhận định tình hình hiện tại khác xa so với hồi tháng 6.

Evergrande: Giấc mơ thời thơ ấu của tỷ phú Hứa Gia Ấn biến thành cơn ác mộng nợ nần, đẩy giới tài chính vào tình thế nóng như lửa đốt - Ảnh 3.

Joseph Lau Luen-hung - ông trùm địa ốc Hong Kong, đối tác lâu năm của Hứa Gia Ấn.

Mỗi lần ông Hứa bán tài sản, thì "ông trùm" Hong Kong Joseph Lau Luen-hung - nhà sáng lập Tập đoàn China Estates Holdings, sẽ là người mua. Tuy nhiên, sự thay đổi đã xảy ra vào cuối tháng 7 khi Evergrande thông báo không trả cổ tức, cổ phiếu và trái phiếu cũng lao dốc. China Estates - một trong những đối tác lâu năm của ông Hứa kể từ năm 2009, đã bán 108,9 triệu cổ phiếu Evergrande từ ngày 30/8 đến 21/9 dù lỗ 1,38 tỷ HKD.

Chưa dừng ở đó, hàng loạt nhà đầu tư hôm 11/9 đã kéo đến trụ sở Thâm Quyến để yêu cầu Evergrande hoàn trả tiền cho các sản phẩm quản lý tài sản mà họ đã mua.

Những khoản nợ chồng chất đang khiến Evergrande bị so sánh với "bộ tứ" vỡ nợ của Trung Quốc là Anbang, CEFC, HNA và Wanda. Họ đều phải thu hẹp quy mô sau khi nợ nần chồng chất. Tuần trước, HNA đã bị chia tách thành 4 công ty riêng biệt sau khi phá sản.

Cũng như HNA, việc tái cơ cấu dưới sự giám sát của nhà nước là điều có thể xảy ra với Evergrande, khi họ chật vật để 15,7 tỷ USD trái phiếu nước ngoài và 56 tỷ NDT trái phiếu trong nước không vỡ nợ.

Một số chuyên gia đã nhận định Evergrande sẽ là "khoảnh khắc Lehman" của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích lại cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không để một doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn sụp đổ. Nhiều nhà đầu tư các ngân hàng quốc tế tin rằng Bắc Kinh sẽ sớm đưa ra kế hoạch hoặc thực hiện bước đi để giảm thiểu tác động.

Tham khảo SCMP

Tin mới

Một con trâu được bán với giá hơn 12 tỷ đồng có gì đặc biệt?
11 phút trước
Con trâu này nặng 1,5 tấn và có nhiều đặc điểm vượt trội hiếm thấy.
Đĩa mọc nhúng lẩu "đính kèm" chất thải chuột trong nhà hàng ở Hà Nội khiến khách kinh hãi, nghe nhân viên giải thích càng thêm "rụng rời"
40 phút trước
"Hai cục màu đen" nằm gọn gàng trên đĩa thức ăn mà nhân viên mang ra phục vụ khách.
Giá ca cao trên thế giới đạt kỷ lục đẩy giá socola tăng cao
4 phút trước
Giá ca cao tăng đột biến trên toàn thế giới đang ảnh hưởng nặng nề đến các cửa hàng socola, đặc biệt là các cửa hàng ở Pháp, vì họ buộc phải đẩy giá lên cao để duy trì hoạt động kinh doanh trong khi vẫn phải đảm bảo chất lượng.
'Xe lạ' Dongfeng Glory 560 xả kho giá chỉ còn 380 triệu đồng: SUV cùng cỡ với CR-V nhưng giá chỉ ngang xe hạng A tiêu chuẩn
11 phút trước
DFSK Glory 560 (Dongfeng Glory 560) đang được rao bán với giá 380 triệu đồng, tức chỉ ngang với Hyundai Grand i10 1.2 MT (370 triệu đồng).
Số chuyến bay "delay" tăng vọt
48 phút trước
Trong tháng 2-2024, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 24.711 chuyến bay, tăng khoảng 3.300 chuyến bay so với các tháng trước đó, theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/3: Thế giới tăng giá chờ tín hiệu từ Fed, trong nước bắt đầu giảm
53 phút trước
Giá USD hôm nay 19/3 trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index tăng nhẹ trong ngưỡng 103, hồi hộp chờ dữ liệu kinh tế mới cùa Fed vào ngày mai. Trong nước, tỷ giá trung tâm và thị trường phi chính thức đều đang cùng xu hướng giảm.
Giá điện, giá vé máy bay "càng tăng càng lỗ", đề nghị thanh tra, kiểm tra
6 giờ trước
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đặt vấn đề việc tính giá có vấn đề chưa ổn, chúng ta đã tính đúng, tính đủ, công khai minh bạch hay chưa?
Vụ Trương Mỹ Lan và ngân hàng SCB: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói gì khi kiểm toán bỏ lọt loạt sai phạm?
22 giờ trước
Đại biểu đặt câu hỏi về trách nhiệm của các công ty kiểm toán khi trong một số vụ án lớn, như xảy ra ở vụ Trương Mỹ Lan và ngân hàng SCB vẫn bỏ lọt sai phạm. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, không loại trừ trường hợp cấu kết, cố tình vi phạm pháp luật để làm sai.
Quản lý doanh thu dễ dàng với tính năng mới: Chia sẻ biến động số dư
22 giờ trước
BIDV vừa ra mắt tính năng mới trên ứng dụng ngân hàng số BIDV SmartBanking cho phép chủ cửa hàng quản lý doanh thu và chia sẻ biến động số dư đến tất cả nhân viên mà vẫn đảm bảo bảo mật số dư tài khoản.